Gan nhiễm mỡ ăn khoai lang được không? Cần tránh ăn thực phẩm gì?

Gan nhiễm mỡ ăn khoai lang được không? Cần tránh ăn thực phẩm gì?

Khoai lang là thực phẩm tốt cho cơ thể con người. Đặc biệt, khoai lang còn chữa được táo bón, tiểu đường, loãng xương. Khoai lang còn có tác dụng giảm cân và thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt cho cơ thể. Vậy gan nhiễm mỡ ăn khoai lang được không?

Bạn đang đọc: Gan nhiễm mỡ ăn khoai lang được không? Cần tránh ăn thực phẩm gì?

Khoai lang là món ăn bình dân, được nhiều người chọn làm bữa sáng, bữa ăn phụ khi ăn kiêng, giảm cân. Tuy nhiên, gần đây có tin đồn rằng những người có chức năng gan kém không nên ăn khoai lang vì làm bệnh nặng hơn. Điều này khiến nhiều người mắc bệnh liên quan gan lo lắng như gan nhiễm mỡ ăn khoai lang được không?

Tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe

Khoai lang là món ăn quen thuộc và tốt cho sức khỏe của người Việt. Đông y coi loại củ này là vị thuốc bồi bổ cơ thể, giúp bổ huyết, giảm viêm, nhuận tràng,… Khoai lang còn rất được ưa chuộng trong việc chữa các bệnh vàng da, kinh nguyệt không đều, kiết lỵ, xơ vữa động mạch,…

Có nhiều loại khoai lang như khoai lang trắng, khoai lang đỏ, khoai lang tím, khoai lang vàng,… Trong số đó, khoai lang vàng, khoai lang đỏ được đánh giá là chứa nhiều vi chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A (ở dạng beta-carotene), vitamin C, canxi, mangan, kali,… mang đến những lợi ích đối với sức khoẻ như:

  • Tăng cường hệ tiêu hóa.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Quản lý cân nặng.
  • Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
  • Chống viêm hiệu quả, hỗ trợ các bệnh về xương khớp.
  • Điều hòa huyết áp, cholesterol,…

Gan nhiễm mỡ ăn khoai lang được không?

Nhìn chung, khoai lang rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khoai lang cung cấp nhiều vitamin A và kali nên không tốt cho người có chức năng gan kém như người gan nhiễm mỡ hay xơ gan. Nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều vitamin A và kali, thận không thể thanh lọc hoàn toàn dẫn đến phù nề và tổn thương gan, thận.

Ngoài ra, khoai lang còn cung cấp nhiều calo và carbohydrate (tinh bột tiêu hóa nhanh) nên nếu người có chức năng gan kém ăn nhiều khoai lang sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Riêng với người mắc bệnh tiểu đường sẽ khó kiểm soát lượng đường trong máu.

Vậy tóm lại gan nhiễm mỡ ăn khoai lang được không? Câu trả lời là hạn chế ăn càng ít càng tốt.

Gan nhiễm mỡ ăn khoai lang được không? Cần tránh ăn thực phẩm gì?

Gan nhiễm mỡ ăn khoai lang được không? Nên hạn chế tiêu thụ khoai lang vì tăng áp lực cho gan

Gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì?

Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên hạn chế thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ hoặc góp phần phát triển các biến chứng như viêm gan, xơ gan và ung thư gan. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh gan nhiễm mỡ nên hạn chế:

Mỡ động vật

Mỡ động vật chứa nhiều axit béo không bão hòa, có khả năng kháng insulin từ đó ảnh hưởng đến tình trạng tích tụ mỡ ở gan. Vì vậy, theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên tránh ăn thực phẩm chứa nhiều mỡ động vật như thịt ba chỉ, xúc xích, thịt gia cầm có da, thịt gia súc có mỡ, sữa tươi, kem, bơ,… Tốt nhất, bạn nên thay thế mỡ động vật bằng chất béo từ thực vật như dầu ô liu, dầu đậu nành, bơ, mỡ từ cá béo, các loại hạt và đậu.

Những thực phẩm giàu cholesterol

Nghiên cứu cho thấy lượng cholesterol dư thừa trong gan làm tăng tác động xâm lấn và gây tổn hại tế bào của bệnh gan nhiễm mỡ. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong. Vì vậy, để giảm thiểu tổn thương gan trong quá trình điều trị gan nhiễm mỡ, bạn nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều cholesterol như thịt ba chỉ, thịt đỏ, gia cầm có da, mỡ lợn, đồ chiên rán,…

Thịt đỏ

Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên tránh ăn thịt đỏ (thịt bò, thịt bê, thịt cừu…) vì loại thịt này chứa nhiều chất béo bão hòa và nhiều cholesterol. Nghiên cứu cho thấy cholesterol khi kết hợp với axit béo bão hòa sẽ kích thích quá trình oxy hóa chất béo không kiểm soát được trong gan, phá vỡ màng tế bào gan và gây chết tế bào. Ngoài ra, thịt đỏ còn chứa nhiều purin, khi tiêu hóa sẽ tạo ra axit uric làm tăng nguy cơ xơ gan và tăng men gan. Do đó, hạn chế ăn thịt đỏ giúp giảm lượng mỡ trong gan, giảm viêm, phục hồi chức năng gan và giảm nguy cơ mắc các biến chứng như tiểu đường, máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch.

Kiêng đồ uống có cồn

Gan là cơ quan chịu tổn thương mô nhiều nhất khi uống rượu bia vì đây là cơ quan chuyển hóa trực tiếp rượu (etanol). Mỗi lần gan lọc rượu sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde, một hợp chất có tác dụng ức chế chuyển hóa chất béo và kích thích hoại tử một số tế bào gan. Mặc dù gan có thể tái tạo và phát triển tế bào mới nhưng việc lạm dụng rượu ở bệnh gan nhiễm mỡ có thể khiến bệnh nhanh chóng tiến triển thành viêm gan, xơ gan và ung thư gan.

Vì vậy, người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nhất định nên tránh uống rượu bia để giúp gan phục hồi nhanh hơn.

Tìm hiểu thêm: Lạm dụng tình dục gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý như thế nào?

Gan nhiễm mỡ ăn khoai lang được không? Cần tránh ăn thực phẩm gì?
Khi bị gan nhiễm mỡ phải kiêng đồ uống có cồn

Trái cây nhiều đường

Hàm lượng đường chính trong trái cây là fructose và sucrose. Theo nghiên cứu, việc tiêu thụ fructose và sucrose dù chỉ với lượng nhỏ cũng làm tăng gấp đôi lượng mỡ tích tụ ở gan so với tiêu thụ glucose sau 7 tuần. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chế độ ăn uống lành mạnh khi tiêu thụ 25g đường mỗi ngày. Vì vậy, người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không nên ăn nhiều trái cây có nhiều đường như chuối chín, xoài, nho, nhãn, vải,…

Hạn chế thực phẩm tinh bột nhanh

Tinh bột nhanh là một loại tinh bột được phân hủy, chuyển hóa và hấp thu rất nhanh ở ruột. Vì vậy, loại tinh bột này sẽ nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu, đẩy nhanh quá trình tích tụ mỡ trong gan và khiến bệnh gan nhiễm mỡ trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là các loại trái cây, rau củ chứa nhiều tinh bột nhanh mà người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên chú ý:

  • Rau quả: Các loại đậu (đậu đen, đậu nành, đậu lăng), bí đỏ, sắn, đậu xanh, bắp, đậu hà lan, khoai lang, khoai tây trắng, khoai mỡ,…
  • Hoa quả: Chuối, xoài, đu đủ, dứa, các loại trái cây sấy khô.
  • Ngũ cốc tinh chế: Bún, phở, mì, gạo trắng, các sản phẩm bánh mì trắng.
  • Kẹo ngọt, thạch, các loại nước sốt nướng thịt, tương ớt,…

Hạn chế thực phẩm nhiều muối

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chế độ ăn uống lành mạnh nên tiêu thụ ít hơn 5g muối mỗi ngày. Ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu lên 60% và khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, việc hạn chế muối có thể giúp người mắc bệnh gan nhiễm mỡ giảm tổn thương gan, giảm tích trữ nước và phù nề, ngăn ngừa cao huyết áp,…

Thực phẩm nhiều đường

Thực phẩm chứa nhiều đường như nước ngọt, nước tăng lực, kẹo, bánh ngọt,… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên tránh tiêu thụ nhóm thực phẩm này vì giảm áp lực lên gan và giảm nguy cơ tích mỡ tại gan.

Gan nhiễm mỡ ăn khoai lang được không? Cần tránh ăn thực phẩm gì?

>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Nong hàm có đau không?

Hạn chế thực phẩm nhiều đường để tránh áp lực cho gan

Thực phẩm đóng hộp

Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên tránh ăn thực phẩm đóng hộp vì loại thực phẩm này thường chứa nhiều chất bảo quản, chất béo bão hòa, cholesterol, muối và đường,… có thể gây hại cho gan như tăng áp lực chuyển hoá cho gan, tăng đường huyết, tích trữ mỡ tại gan, tăng tình trạng kháng insulin, gây tổn thương gan, ngăn chặn gan đốt cháy mỡ thừa,…

Bài viết trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ gan nhiễm mỡ ăn khoai lang được không và những loại thực phẩm cần phòng tránh. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn thực hiện chế độ ăn uống khoa học, nhanh chóng giảm gan nhiễm mỡ và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *