Melanin là hắc sắc tố quan trọng quyết định màu da và màu tóc của con người. Bất cứ rối loạn hoặc bất thường nào diễn ra trong quá trình sản xuất, tổng hợp melanin đều có thể làm tóc chuyển sang màu bạc hoặc trắng. Trong số các loại melanin thì Eumelanin và Pheomelanin và 2 loại quan trọng nhất đối với màu tóc.
Bạn đang đọc: Eumelanin và Pheomelanin: Yếu tố quan trọng tạo nên màu sắc của tóc
Eumelanin và Pheomelanin là 2 melanin quan trọng, gần như quyết định màu tóc của chúng ta. Để hiểu rõ hơn về màu tóc, yếu tố ảnh hưởng đến màu tóc cũng như giúp tóc đen mượt hơn, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Eumelanin và Pheomelanin ảnh hưởng như thế nào đến màu tóc?
Melanin được tạo nên từ những tế bào nằm bên trong nang tóc của con người, được gọi là Melanocytes. Những tế bào này có khả năng chuyển hóa các axit amin mà cơ thể cung cấp thành nhiều loại melanin khác nhau để tạo nên màu tóc tự nhiên ở người, trong số các loại melanin đó thì Eumelanin và Pheomelanin là 2 loại quan trọng hàng đầu, có nhiệm vụ gần như quyết định màu sắc tự nhiên của tóc.
Eumelanin: Đây là một loại sắc tố có màu nâu sẫm hoặc màu đen chịu trách nhiệm chủ yếu về độ tối màu của tóc. Với những người có số lượng lớn hắc sắc tố Eumelanin trong cơ thể thì thường màu tóc sẽ là màu nâu hoặc màu đen.
Pheomelanin: Đây là loại sắc tố có màu vàng hoặc đỏ, chịu trách nhiệm chính về sắc ấm và tạo màu sáng cho mái tóc. Với những người có số lượng lớn Pheomelanin trong có thể thường sẽ có màu tóc là màu vàng, vàng óng hoặc màu đỏ, ánh đỏ tự nhiên. Nhìn chung, sắc tố Pheomelanin thường có cấu trúc nhỏ hơn, mịn hơn và có độ khuếch tán màu cao hơn nhiều so với sắc tố Eumelanin.
Tùy theo lượng Eumelanin và Pheomelanin trong cơ thể mà mỗi người có màu tóc khác nhau. Bảng màu tóc tự nhiên dựa trên Eumelanin và Pheomelanin gồm có các màu:
- Tóc màu đen: Lượng lớn Eumelanin.
- Tóc màu nâu: Lượng Eumelanin vừa phải.
- Tóc màu vàng: Có rất ít sắc tố Eumelanin.
- Tóc màu hung đỏ: Kết hợp cả 2 loại Eumelanin và Pheomelanin.
- Tóc màu đỏ: Sắc tố Pheomelanin chiếm chủ yếu và chỉ có một ít Eumelanin.
Vai trò của sắc tố melanin đối với tóc
Theo các nhà khoa học cho biết, melanin hay cụ thể là Eumelanin và Pheomelanin giữ vai trò rất quan trọng đối với mái tóc mỗi người. Thực tế, những sắc tố melanin này có chức năng bảo vệ mái tóc khỏi sự tác động xấu từ ánh nắng mặt trời và tia UV.
Bên cạnh đó, các loại tóc sẫm màu thường có khả năng chống lại tác hại của tia UV tốt hơn so với những người sở hữu mái tóc màu sáng. Ngoài ra, tóc sẫm màu cũng có tốc độ phân hủy nhanh hơn tóc sáng màu vì khả năng quang hợp của sắc tố Eumelanin cao hơn so với sắc tố Pheomelanin.
Sắc tố melanin nói chung và Eumelanin và Pheomelanin nói riêng sẽ cần trải qua các thay đổi sắc tố đáng kể trong suốt cuộc đời của một người. Nói một cách dễ hiểu thì màu tóc của bạn sẽ liên tục thay đổi theo thời gian và không thể giữ nguyên màu tóc như ban đầu.
Đây cũng chính là lý do vì sao một số đứa trẻ khi sinh ra sở hữu mái tóc màu vàng nhưng khi lớn lên lại chuyển sang tóc màu nâu hoặc đen. Mặt khác, màu tự nhiên của tóc cũng có thể chịu ảnh hưởng từ những yếu tố bên ngoài khác như môi trường, chăm sóc tóc đúng cách, hóa chất nhuộm tóc, chất ô nhiễm, sự thay đổi môi trường, khí hậu,…
Thực tế, cơ thể sản sinh chậm lại và ít melanin hơn cũng là một phần của quá trình lão hóa, đây cũng là nguyên nhân khiến người lớn tuổi xuất hiện tóc bạc. Một số cuộc nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người đều bắt đầu phát triển tóc bạc hoặc tóc trắng trước tuổi 50.
Việc cơ thể sản xuất ít melanin hơn và chậm hơn không những ảnh hưởng đến màu tóc tự nhiên mà còn tác động khá nhiều đến sức sống của mái tóc bởi melanin chính là yếu tố bảo vệ mái tóc trước tác động của ánh nắng mặt trời và tia UV. Số lượng Eumelanin và Pheomelanin chính là yếu tố quan trọng nhất trong vai trò này của melanin với tóc.
Cụ thể là Eumelanin càng nhiều thì tóc càng có khả năng chống lại tia UV tốt hơn, giảm thiểu các hậu quả không mong muốn như tóc khô xơ, gãy rụng, tóc bị cháy nắng,… Chính vì vậy mà những người có mái tóc bạc thường không có melanin trong cấu tạo tóc và tóc dễ bị khô cứng, gãy rụng.
Tìm hiểu thêm: Thai lưu 7 tuần nên hút hay uống thuốc?
Nguyên nhân khiến tóc bị bạc
Eumelanin và Pheomelanin cũng có liên quan nhất định đến tình trạng tóc bạc. Màu tóc bạc của con người có thể do sự kết hợp giữa các hạt sắc tố và phi sắc tố trên mỗi sợi tóc. Điều này cũng phần nào chứng minh rằng 1 sợi tóc không đột ngột thay đổi màu sắc mà sẽ chuyển màu một các từ từ theo thời gian.
Nguyên nhân gây tóc bạc được cho là do cơ thể người không sản sinh ra đủ lượng tyrosine axit amin – chất rất cần thiết trong quá trình tạo nên melanin, Eumelanin và Pheomelanin quyết định màu sắc của tóc. Đôi lúc tóc bạc cũng xuất hiện do yếu tố lão hóa tự nhiên hoặc một số bệnh lý nhất định.
Bên cạnh đó màu tóc bạc cũng có thể bắt nguồn từ chính những tế bào gốc bên trong nang tóc đã chết đi. Những tế bào gốc melanocyte có sự tích lũy DNA liên quan đến tuổi tác có thể kích hoạt nhanh hơn quá trình chết rụng tế bào và gây ra tóc bạc.
Thông thường một sợi tóc bạc ở người có thể tồn tại trong 3 – 7 năm sau đó rụng đi và được thay thế bởi một sợi tóc mới mọc lên sau đó. Theo thời gian tỷ lệ tóc bạc sẽ ngày một nhiều, đặc biệt là phần tóc mọc ở gần thái dương sẽ có xu hướng tuổi thọ thấp hơn tóc ở những vùng khác nên nhanh rụng và nhanh chuyển sang màu bạc hơn. Đây cũng là lý do khiến tóc ở vùng này luôn là một trong những nơi xuất hiện tóc bạc đầu tiên.
Một khi tóc đã bị bạc thì việc bạn bổ sung thêm melanin từ bên ngoài, thông qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm chức năng đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ vì nếu dùng sai cách có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Nhọt trong tai: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa
Mong rằng những chia sẻ từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu hơn về Eumelanin và Pheomelanin cũng như mái tóc của mình. Để giúp tóc bóng khỏe tự nhiên hơn bạn có thể sử dụng dầu dưỡng, massage đầu và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học hơn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm