Đường và rượu đường có gì khác nhau?

Đường và rượu đường có gì khác nhau?

Rượu đường được dán nhãn là thân thiện với bệnh tiểu đường, không chứa calo và có thể sử dụng thay thế đường ở người bệnh tiểu đường. Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ đưa ra một số thông tin về đường và rượu đường, cũng như sự khác nhau của chúng để bạn có thể sử dụng hiệu quả.

Bạn đang đọc: Đường và rượu đường có gì khác nhau?

Đường và rượu đường là gì? Liệu rượu đường có thể thay thế hoàn toàn đường trong ăn uống hay không? Cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn.

Rượu đường là gì?

Rượu đường là thuật ngữ rất dễ gây hiểu nhầm cho người nghe. Rượu đường là một loại carbohydrate và có cấu trúc hóa học tương tự như đường, hoàn toàn không có cồn. Mặc dù chúng xuất hiện tự nhiên trong một số loại thực phẩm, nhưng hầu hết rượu đường có trong thực phẩm đóng gói đều được sản xuất công nghiệp. Các nhà sản xuất thực phẩm sử dụng các loại rượu đường này để làm chất tạo ngọt cho sản phẩm của họ đồng thời giảm lượng calo so với việc dùng đường thông thường.

Rượu đường có tác dụng kích thích vị giác ngọt của lưỡi, giúp tăng thêm hương vị mà không cần thêm đường hoặc calo. Các công ty thực phẩm sử dụng chúng để tiếp thị thực phẩm của mình là ít calo, không đường hoặc thân thiện với bệnh tiểu đường mà không làm mất đi hương vị ngọt ngào của món ăn.

Vì lý do này, rượu đường thường được tìm thấy trong các sản phẩm được dán nhãn “thân thiện với bệnh tiểu đường” hoặc “thân thiện với người đang ăn kiêng”. Các loại rượu đường phổ biến bao gồm:

  • Xylitol;
  • Erythritol;
  • Sorbitol;
  • Maltitol.

Đường và rượu đường có gì khác nhau?

Maltitol là một dạng rượu đường được sử dụng phổ biến

Đường và rượu đường khác gì nhau?

Đường và rượu đường khác gì nhau? Đường là 100% tự nhiên, được lấy từ trái cây, thực vật hoặc sữa. Mặc dù một số loại rượu đường có nguồn gốc từ trái cây và rau quả nhưng hầu hết đều là nhân tạo. Rượu đường có một số lợi ích so với đường thông thường, bao gồm:

  • Ít calo hơn: Không giống như đường có khoảng 4 calo mỗi gram, rượu đường chỉ có hơn 2 calo mỗi gram. Đường và rượu đường có vị ngọt tương tự nhau nhưng lượng calo của đường gấp đôi rượu đường.
  • Quản lý lượng đường trong máu dễ dàng hơn: Không giống như đường thông thường, rượu đường không gây tăng đột biến lượng đường trong máu. Chính vì vậy rượu đường được ưu tiên sử dụng với người bệnh tiểu đường.
  • Ít nguy cơ về răng miệng hơn: Rượu đường không phản ứng với mảng bám trên răng như đường, có nghĩa là chúng không góp phần gây sâu răng.
  • Ít carbs hơn: Rượu đường có thể phù hợp với chế độ ăn kiêng low-carb vì chúng có lượng carbs thấp hơn nhiều và có chỉ số đường huyết thấp hơn so với các dạng đường thông thường.

Đường và rượu đường có gì khác nhau?

Sự khác nhau của đường và rượu đường

Khi so sánh đường và rượu đường thì có vẻ như rượu đường có nhiều lợi ích hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng rượu đường thay thế hoàn toàn cho đường là điều không được khuyến khích. Có một sự khác biệt chính khác giữa đường và rượu đường. Đó là cơ thể chúng ta có thể dễ dàng tiêu hóa đường và sử dụng nó làm năng lượng. Nhưng cơ thể không thể hấp thụ hoặc tiêu hóa hoàn toàn rượu đường. Vì việc việc thay thế rượu đường hoàn toàn trong chế độ ăn có thể gây ra một số vấn đề với sức khỏe.

Rượu đường có hại cho sức khỏe không?

Rượu đường từ lâu đã được coi là một sự bổ sung an toàn cho chế độ ăn uống của bạn – với lượng vừa phải. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng 10 đến 15 gram rượu đường mỗi ngày là an toàn. Song, hiện nay vẫn có nhiều ý kiến về tác dụng của rượu đường đối với sức khỏe con người.

Vấn đề về tim mạch

Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng một loại rượu đường là erythritol có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta nhiều hơn những gì mọi người nhận ra. Người ta phát hiện ra rằng erythritol có liên quan chặt chẽ với việc tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch bao gồm đau tim và đột quỵ.

Mặc dù mức độ an toàn tổng thể của rượu đường vẫn chưa được xác định nhưng vẫn có một số tác dụng phụ đã được chứng minh. Dùng quá nhiều rượu đường trong chế độ ăn uống của bạn có thể gây ra những kết quả không tốt với sức khỏe.

Tìm hiểu thêm: Cơ chế tái tạo máu là gì? Những điều bạn cần biết để nâng cao sức khỏe

Đường và rượu đường có gì khác nhau?
Ăn nhiều đường có thể gây đau tim

Các vấn đề về đường tiêu hóa

Cơ thể chúng ta không thể tiêu hóa hoàn toàn rượu đường, điều này có thể dẫn đến một số triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa và chúng thường xảy ra khá sớm sau khi bạn ăn chúng. Nhiều người sau khi sử dụng thực phẩm chứa rượu đường thường có các biểu hiện như đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu. Một số người còn gặp các triệu chứng như buồn nôn hoặc tiêu chảy khi ăn lượng lớn rượu đường.

Gặp một số vấn đề về trực tràng

Do dạ dày của chúng ta không thể hấp thụ hoàn toàn rượu đường, điều này có thể khiến chúng tồn tại trong ruột và lên men và gây ra một số vấn đề về trực tràng. Các vấn đề này phổ biến nhất ở trẻ em và người lớn:

  • Mắc hội chứng ruột kích thích;
  • Bệnh Crohn;
  • Có độ nhạy cảm với FODMAP.

Tăng cân

Rượu đường chỉ có ít calo và carbs chứ không phải hoàn toàn không có. Vì vậy, chúng ta vẫn có thể tăng cân khi ăn nhiều thực phẩm có chứa rượu đường. Tuy nhiên đây sẽ là điều mà các công ty sản xuất thực phẩm ăn kiêng không bao giờ tiết lộ cho bạn. Nhìn chung việc dùng thực phẩm chứa đường và rượu đường đều có thể gây tăng cân nếu ăn quá nhiều.

Đường và rượu đường có gì khác nhau?

>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu nên sàng lọc quý 2 vào tuần thứ mấy?

Tăng cân là vấn đề thường gặp khi nạp quá nhiều đường

Làm thế nào có thể biết liệu thực phẩm có chứa rượu đường?

Giống như đường thường ẩn sau các thuật ngữ khác nhau trên nhãn thực phẩm, rượu đường cũng có nhiều tên gọi khác nhau mà không phải ai cũng biết. Khi bạn nhìn thấy một trong những thành phần sau trên nhãn thực phẩm, nó chính là rượu đường:

  • Xylitol: Thường được sử dụng trong kẹo cao su và có vị ngọt như đường. Nó có nguồn gốc từ rơm lúa mì và một số loại ngũ cốc và lõi ngô.
  • Erythritol: Có độ ngọt từ 60% đến 80% như đường. Nó đến từ những loại quả như lê, dưa hấu.
  • Isomalt: Có độ ngọt khoảng 45% đến 65% như đường, thường có trong củ cải.
  • Lactitol: Cung cấp khoảng 40% vị ngọt của đường, được sản xuất từ sữa.
  • Maltitol: Có độ ngọt khoảng 75% so với đường và được làm từ siro ngô.
  • Mannitol: Có độ ngọt từ 50% đến 70% như đường. Thường gặp trong cà rốt, ô liu, rong biển và măng tây.
  • Sorbitol: Có độ ngọt bằng một nửa đường. Đương nhiên, nó được tìm thấy trong táo và lê, nhưng các nhà sản xuất thực phẩm lại chế biến nó từ siro ngô.
  • Tinh bột thủy phân đã hydro hóa có độ ngọt như đường từ 40% đến 90%. Các nhà sản xuất chúng bằng cách trộn các loại rượu đường khác nhau.

Đường và rượu đường đều có vị ngọt nhưng lại có công dụng và tác dụng khác nhau với người dùng. Với rượu đường, các nhà khoa học chưa biết tác động đầy đủ của chúng đối với sức khỏe của chúng ta. Giống như hầu hết các loại thực phẩm, tốt nhất bạn chỉ nên tiêu thụ các sản phẩm có chứa rượu đường ở mức độ vừa phải và thay vào đó hãy tập trung vào thực phẩm nguyên chất.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *