Đường lỏng và nguy cơ không lường với sức khỏe

Đường lỏng và nguy cơ không lường với sức khỏe

Hiện nay đường lỏng đang được nhập tràn lan vào Việt Nam, được sử dụng rất nhiều trong các nhà máy chế biến thực phẩm dưới dạng chất phụ gia tạo ngọt. Nhưng đường lỏng lại được đánh giá là sản phẩm gây nhiều tác hại cho sức khỏe như béo phì, gan nhiễm mỡ, thậm chí là ung thư.

Bạn đang đọc: Đường lỏng và nguy cơ không lường với sức khỏe

Theo các chuyên gia thực phẩm, loại đường lỏng đang tràn lan trên thị trường chính là siro bắp rất giàu fructose. Qua khảo sát, đường lỏng có nhiều nguy cơ không lường với sức khỏe người tiêu dùng.

Đường lỏng là gì?

Đường lỏng có thành phần chủ yếu là đường đơn như glucoza, fructoza nên khó kết tinh thành hạt và chỉ tồn tại được ở dạng lỏng. Đường lỏng hiện nay có 2 loại, một loại từ mật mía, một loại là từ ngô.

Với đường lỏng từ mật mía thì không độc hại, chúng còn là nguyên liệu chính trong sản xuất dược phẩm, thuốc bổ, các loại nước uống cao cấp hay rượu cồn cao cấp. Với loại đường lỏng từ ngô hay tinh bột sắn, chúng được tạo ra bằng cách dùng các chất xúc tác cắt mạch liên kết hóa học để tạo thành. Loại đường lỏng này gọi là đường lỏng nhân tạo nên rất độc hại.

Hiện nay trên thị trường, đường lỏng nhân tạo đang được bày bán tràn lan vì giá rẻ, độ ngọt cao cấp 1,5 – 2 lần so với đường bình thường. Nhiều nhà máy chế biến thực phẩm bất chấp những rủi ro, nguy cơ của loại đường lỏng này mà nhập về để sản xuất thức ăn.

Đường lỏng và nguy cơ không lường với sức khỏe 1

Đường lỏng nhân tạo được bày bán tràn lan trên thị trường

Đường lỏng khác gì đường ăn hằng ngày?

Loại đường mà cơ thể nạp vào thông qua ăn các thực phẩm từ bột như bánh mì, cơm, khoai,… sau khi vào cơ thể sẽ được tiêu hóa và chuyển hóa thành glucose. Đường ở dạng glucose thì ruột mới hấp thu được và tạo thành năng lượng để nuôi dưỡng cơ thể. Bên cạnh đó, đường glucose khi đi vào cơ thể sẽ khiến tuyến tụy sản xuất insulin giúp giảm cảm giác thèm ăn và khiến hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Lượng đường glucose dư thừa sẽ được dự trữ trong gan và tạo thành nguồn năng lượng dự phòng cho cơ thể. Năng lượng này sẽ được sử dụng khi cơ thể bị thiếu hụt năng lượng.

Với đường lỏng, thành phần của chúng bao gồm glucose và fructose, chúng sẽ đi thẳng vào trong cơ thể mà không cần chuyển hóa. Lúc này, glucose sẽ đi vào máu còn fructose sẽ đi vào gan và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Nhiều chuyên gia còn cho rằng fructose là chất độc đối với gan.

Đường lỏng và nguy cơ không lường với sức khỏe 2

Đường khi nạp vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành glucose

Những ảnh hưởng tiêu cực của đường lỏng với sức khỏe

Nguy cơ béo phì

Loại đường lỏng làm từ siro ngô có hàm lượng fructose rất cao và có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe nếu ăn quá nhiều. Fructose sẽ được đưa đến gan rồi chuyển hóa thành glycogen dự trữ năng lượng cho cơ thể. Lâu dần sẽ gây ra tình trạng béo phì và tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe.

Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra những nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn ở người bị béo phì. Trong đó các bệnh lý như tim mạch, rối loạn chuyển hóa, bệnh về đường hô hấp, bệnh xương khớp, các vấn đề về thị giác hay thậm chí là cả ung thư,… đều có tỷ lệ gặp cao hơn ở người béo phì.

Gây chứng nghiện đường

Đường lỏng sẽ kích thích não bộ của chúng ta sản xuất ra dopamine, một loại hormone “sảng khoái”. Vì vậy, người nghiện đường thường thích và phải ăn đường mỗi ngày để cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Nếu không có đường, họ sẽ cảm thấy khó chịu, không thích ứng và cần ăn đồ ngọt để giải tỏa cảm xúc đó.

Tìm hiểu thêm: Nổi mụn trên cánh tay có làm sao không?

Đường lỏng và nguy cơ không lường với sức khỏe 3
Nghiện đường gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Đường lỏng là thực phẩm không tốt cho hệ tim mạch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và đột quỵ. Khi lượng đường nạp vào cơ thể không được kiểm soát có thể gây ra tình trạng huyết áp cao và gây căng thẳng cho hệ thống tim mạch. Đường cũng có thể làm hỏng niêm mạc mạch máu, khiến độ đàn hồi của mạch máu giảm và thu hẹp diện tích, khiến lưu lượng máu qua thành mạch không đảm bảo lượng máu đến não và có thể gây ra đột quỵ.

Gây sâu răng

Tiêu thụ một lượng lớn đường lỏng có thể dẫn đến sâu răng. Sau khi ăn đường, vi khuẩn có thể tích tụ trong miệng và tạo thành một lớp mảng bám mỏng trên bề mặt răng. Chúng phản ứng với đường trong thức ăn và đồ uống, giải phóng axit làm hỏng men răng.

Cơ thể có thể tự chữa lành một số vết thương. Tuy nhiên, theo thời gian, chế độ ăn nhiều đường có thể gây ra tổn thương lâu dài, dẫn đến hình thành các lỗ trên răng và gây sâu răng. Các chuyên gia cho rằng hạn chế ăn thực phẩm có đường là một cách để ngăn chặn điều này. Để hạn chế lượng đường lỏng tiêu thụ mỗi ngày, bạn nên hạn chế nước trái cây và đồ uống có đường. Thay vào đó, hãy thay thế bằng nước lọc, trà không đường hoặc cà phê không đường.

Đường lỏng và nguy cơ không lường với sức khỏe 4

>>>>>Xem thêm: Dụi mắt nhiều có sao không? Để lại hậu quả gì?

Nguyên nhân chủ yếu gây sâu răng là do ăn nhiều đồ ăn chứa đường

Lượng đường trong máu tăng

Bên cạnh việc ăn nhiều thực phẩm chứa đường lỏng dễ gây tăng cân thì lượng calo trong đường có thể gây tăng lượng đường trong máu. Điều này sẽ khiến độ nhạy của insulin giảm đi và tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.

Khi lượng đường trong máu tăng do ăn quá nhiều đường lỏng, người bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Căn bệnh này gây ra nhiều tổn thương và biến chứng nguy hiểm như các tổn thương về mắt, thận, biến chứng thần kinh, tăng nguy cơ đột quỵ, ngưng thở khi ngủ,…

Cách hạn chế ăn đường lỏng

Hiện nay đường lỏng được sử dụng rất nhiều trong chế biến thực phẩm, nhất là trong sản xuất đồ uống, bánh kẹo. Mặc dù đường lỏng đã được khuyến cáo không tốt cho sức khỏe nhưng một số nhà sản xuất vẫn sử dụng bởi giá thành rẻ, tối ưu chi phí sản xuất. Vậy phải làm sao để hạn chế ăn đường lỏng?

  • Đầu tiên, bạn nên tìm mua các loại thực phẩm được sản xuất bởi cơ sở chất lượng, uy tín, có bảng thành phần rõ ràng in trên bao bì.
  • Không nên uống các loại nước ngọt, nước có ga, nước trái cây quá nhiều và thường xuyên. Tốt nhất bạn nên uống điều độ hoặc thay bằng nước lọc hoặc các loại nước không đường.
  • Hạn chế ăn quá nhiều bánh kẹo không rõ nguồn gốc sản xuất, không có thông tin cụ thể trên bao bì.

Đường lỏng ăn vào cơ thể sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một điều đáng buồn là hiện nay trên thị trường loại đường này được bán tràn lan. Không những thế rất nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm cũng sử dụng loại đường này trong sản xuất. Hy vọng những thông tin về đường lỏng trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về ảnh hưởng của chúng với sức khỏe của chúng ta.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Dinh dưỡngăn uống lành mạnh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *