Cám mì là lớp ngoài cùng của hạt lúa mì, nó sẽ được tách ra thông qua quá trình xay xát. Ngày trước, cám mì được xem như một loại phế phẩm và đem bỏ đi. Tuy nhiên theo các nhà khoa học đánh giá, cám mì là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu những lợi ích từ việc sử dụng cám mì bạn nhé!
Bạn đang đọc: Dinh dưỡng và lợi ích từ cám mì bạn nên biết
Cám mì là một trong số qua lớp giúp cấu tạo nên hạt lúa mì. Cám mì thường sẽ được thu hoạch thông qua quá trình xay xát hạt lúa mì. Ở thời gian trước đó chưa có thông tin về lợi ích của hạt cám mì nên người dân sẽ thường xem cám mì như một loại phế phẩm, đem đi bỏ. Tuy nhiên ngày nay, các chuyên gia đã nghiên cứu và phân tích các chất dinh dưỡng cũng như những lợi ích mà cám mì đem lại cho sức khỏe con người.
Cám mì là gì?
Cám mì là phần ngoài cứng của hạt lúa mì, được hình thành qua quá trình xay hạt để thu được bột mì trắng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ được các công dụng của cám mì nên thường đem phần này đi bỏ.
Theo các nhà khoa học nhận định, cám mì có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao cho cơ thể. Nên ngày nay chúng được áp dụng với nhiều món ăn nhằm gia tăng hương vị và chất xơ. Do cám lúa mì có vị ngọt bùi có thể tạo ra cảm giác đậm vị cho món bánh mì hay các loại bánh nướng. Điều này giúp làm cho cám mì trở thành một thành phần quan trọng trong việc gia tăng các dinh dưỡng trong các món ăn.
Các thành phần dinh dưỡng chính có trong 30g cám mì là:
- Chất xơ: 12,5 gam;
- Protein: 4,5 gam;
- Chất béo: 1,3 gam;
- Calo: 63;
- Vitamin B6: 0,4 gam;
- Sắt: 3.05 gam;
- Photpho: 294 mg…
Các chất này có thể giúp cơ thể cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng phù hợp cho hoạt động sống thường ngày.
Những lợi ích từ cám mì bạn nên biết
Tốt cho đường tiêu hóa
Cám lúa mì mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là đường tiêu hóa. Với chất xơ không hòa tan cô đặc cám lúa mì giúp tăng khối lượng phân có trong cơ thể và thúc đẩy nó di chuyển qua ruột kết. Việc này có thể giúp ngăn chặn táo bón hay duy trì tốt khả năng hoạt động của đường ruột. Hơn nữa, cám lúa mì cũng là một nguồn giàu prebiotic hỗ trợ thúc đẩy cho sự phát triển của các vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Theo các chuyên gia, cám mì còn giúp giảm các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua cực kỳ hiệu quả. Có tác dụng tương tự như khi dùng các loại thực phẩm khác như yến mạch, trái cây và rau củ.
Tìm hiểu thêm: Khủng hoảng ngủ ở trẻ nhỏ và cách để vượt qua
Ngăn ngừa ung thư
Dinh dưỡng có trong cám mì giúp ngăn ngừa một số loại bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư ruột kết… Điều này có thể giải thích thông qua việc hàm lượng chất xơ có trong lúa mì cao giúp ngăn chặn khả năng các khối u ruột kết phát triển. Một yếu tố khác giúp duy trì tốt chức năng đường ruột chính là khả năng sản sinh các axit béo có lợi, hạn chế các tế bào ung thư phát triển.
Riêng đối với ung thư vú, thì vai trò của axit phytic và lignan trong lúa mì là khá quan trọng. Nó giúp ngăn chặn sự phát triển của ung thư qua việc các chất xơ có thể ức chế khả năng hấp thụ estrogen trong ruột giúp giảm nồng độ estrogen trong cơ thể.
Có thể thấy qua nhiều cơ chế khác nhau, cám mì có tiềm năng đặc biệt trong việc giảm nguy cơ mắc ung thư khá hiệu quả. Tuy nhiên để đạt kết quả tốt nhất cho quá trình trị bệnh bạn cần cân bằng tốt các hormone trong cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ về các thực phẩm nên dùng khi mắc bệnh.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Với việc bổ sung cám lúa mì vào chế độ ăn hằng ngày, có thể giúp bạn duy trì sức khỏe tim mạch ở mức độ tốt nhất. Theo các chuyên gia cho thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ chất xơ có thể giúp giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Một nghiên cứu khác được thực hiện đã chỉ ra rằng việc ăn cám mì hay các loại ngũ cốc hằng ngày có thể giảm đáng kể lượng cholesterol toàn phần trong máu mà không hề gây ảnh hưởng đến HDL tốt. Cùng với đó, lượng chất xơ dồi dào có thể giúp làm nhẹ lượng chất béo trung bình có trong máu và các nguy cơ khác mắc bệnh tim.
>>>>>Xem thêm: Quan hệ nhiều có bị vô sinh không? Quan hệ tần suất như thế nào là hợp lý?
Ăn cám mì thế nào cho tốt?
Có rất nhiều cách để bạn có thể kết hợp cám mì vào chế độ ăn hằng ngày của mình. Nếu là một món bánh nướng, bạn có thể thêm một ít cám mì để thay thế bột thông thường, hoặc rắc lên bề mặt của món sinh tố mà bạn yêu thích để gia tăng hương vị và lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên nếu bổ sung quá nhiều chất xơ từ cám mì vào cơ thể có thể làm cho bạn dễ tăng cân và gây nên các cản trở tiêu hóa. Hãy tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng việc hấp thụ cám mì được thực hiện tốt và an toàn nhất đối với bạn.
Có thể thấy những lợi ích từ cám mì đem lại cho cơ thể của mỗi chúng ta là cực kì tốt. Nó không chỉ giúp hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa mà còn giúp hạn chế các bệnh nguy hiểm như tim mạch hay ung thư.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm