Ung thư là căn bệnh ai ai cũng lo sợ mắc phải. Những loại virus gây ung thư thường gặp có thể kể đến như virus u nhú ở người; virus viêm gan B, C; Epstein-Barr; HIV;… đều có chung cơ chế hoạt động là làm suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến tế bào đột biến, dẫn đến ung thư.
Bạn đang đọc: Điểm danh các loại virus gây ung thư thường gặp nhất
Thống kê trên toàn thế giới cho thấy, có khoảng 10% các trường hợp ung thư có nguyên nhân là do virus gây ra. Khi một người bị nhiễm virus, phần lớn trường hợp chỉ bị ảnh hưởng trong thời gian ngắn với triệu chứng tương đối nhẹ giống như cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, không ít trường hợp những virus này gây ra tác động xấu và có ảnh hưởng lâu dài, trong số đó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng điển hình là ung thư.
Tổng quan về virus gây ung thư
Mọi virus đều có cấu tạo từ vật chất di truyền (ADN hoặc ARN) được bao bọc trong lớp vỏ protein, có sức mạnh xâm chiếm vật chủ, bao gồm cả con người và động vật. Hậu quả của quá trình xâm lấn này có thể dẫn đến ung thư thông qua cơ chế hình thành.
Về cơ bản, quá trình gây ung thư là một quá trình nhiều mặt, trong đó các tế bào khỏe mạnh trải qua các đột biến gen cụ thể. Những đột biến này đẩy các tế bào vào tình trạng phân chia không thể kiểm soát, cuối cùng hình thành các khối u ung thư. Virus gây ung thư thông qua cơ chế sau:
- Gây thiệt hại DNA trực tiếp: Virus có thể làm hỏng trực tiếp DNA trong tế bào chủ, tạo tiền đề cho các biến đổi ung thư.
- Tác động đến hệ thống miễn dịch: Một số loại virus làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm giảm khả năng chống lại các tế bào ung thư. Điều này ban đầu có thể được kích hoạt bởi các tác nhân không phải là virus.
- Viêm mãn tính: Virus có thể kích hoạt tình trạng viêm mãn tính hoặc tổn thương mô, khiến các tế bào phải trải qua quá trình phân chia gia tăng và làm tăng nguy cơ đột biến gen.
- Quá trình phân chia tế bào bình thường là một cơ chế được diễn ra chặt chẽ trong cơ thể. Tuy nhiên, virus có thể phá vỡ sự cân bằng mong manh này, dẫn đến sự phân chia tế bào bất thường và tăng khả năng đột biến gen sau mỗi chu kỳ phân chia tế bào. Mỗi khi tế bào phân chia, luôn tồn tại nguy cơ đột biến gen. Một số loại virus làm trầm trọng thêm nguy cơ này bằng cách gây viêm hoặc tổn thương mô, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ung thư theo thời gian.
Các loại virus gây ung thư thường gặp
Một số loại virus có thể gây ra ung thư khi chúng làm tổn thương, đột biến, phá vỡ sự phát triển hay sự phân chia tế bào. Tùy theo cách virus gây ung thư tương tác với cơ thể người bệnh mà chúng có thể gây ra một hoặc nhiều loại ung thư. Do virus có khả năng gây viêm hoặc khiến hệ thống miễn dịch thay đổi nên việc chống lại các tế bào ung thư càng khó khăn hơn.
Dưới đây là một số loại virus gây ung thư thường gặp:
Virus u nhú ở người
HPV là loại virus u nhú ở người, thường lây truyền phổ biến nhất là qua đường tình dục. Hiện nay, HPV có đến hàng trăm chủng nhưng trong số này chỉ một phần nhỏ là có thể gây ra bệnh ung thư. Đáng chú ý, hai chủng HPV 16 và 18 là thường gặp nhất có liên quan đến bệnh ung thư.
DNA của HPV được phát hiện ở nhiều bộ phận cơ thể khác nhau (hậu môn, cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, dương vật, miệng, vòm họng,…), và việc tiêm vắc-xin được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở nữ giới.
Virus viêm gan B
Loại virus gây ra bệnh viêm gan siêu vi B (HBV) dễ dàng lây truyền qua máu, tinh dịch và các chất dịch cơ thể khác. Các đường lây truyền bao gồm quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung kim tiêm và lây truyền từ mẹ sang con.
Nhiễm HBV mạn tính làm tăng nguy cơ ung thư gan, điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm phòng ngừa viêm gan B ở cả trẻ em và người lớn.
Virus viêm gan C
Trường hợp một người bị nhiễm virus viêm gan C (HCV) thì người này có nguy cơ cao phát triển thành bệnh ung thư gan và ung thư hạch không hodgkin. Thông thường, virus gây ung thư này sẽ lây lan qua máu và dịch cơ thể bị nhiễm bệnh thông qua việc dùng chung kim tiêm hoặc quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, người mẹ cũng có thể lây truyền cho thai nhi.
Tìm hiểu thêm: Tình trạng mắt lồi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa mắt lồi
Giai đoạn đầu bệnh thường không có triệu chứng. Về lâu dài thì xuất hiện một số triệu chứng phổ biến như thường xuyên đau bụng, phân có màu đất sét, nước tiểu màu đậm, sốt, người mệt mỏi, đau khớp, vàng da, buồn nôn, nôn mửa, ăn ít,… Khi gan bị xơ hóa trong thời gian dài sẽ dẫn đến đến ung thư gan. Đáng chú ý là hiện tại vẫn chưa có vắc xin ngừa HCV.
Virus Epstein-Barr
Virus Epstein-Barr thường gây ra bệnh bạch cầu đơn nhân và liên quan đến ung thư biểu mô vòm họng, ung thư biểu mô dạ dày và các loại u lympho khác nhau.
Ngoài ra, loại virus này cũng được đánh giá là có liên quan đến sự phát triển của các loại ung thư hạch bạch huyết khác nhau.
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) ức chế hệ thống miễn dịch và có liên quan đến các bệnh ung thư như ung thư hạch không Hodgkin, ung thư hạch Hodgkin, ung thư cổ tử cung, phổi, hậu môn, gan,…
Virus HIV gây ức chế miễn dịch, từ đó cho phép các tế bào ung thư phát triển mạnh, gây bệnh ung thư. Ngoài ra, khi cơ thể bị nhiễm virus HIV sẽ khiến một số tế bào miễn dịch (tế bào B) tăng sinh nhanh chóng, từ đó dẫn đến tăng nguy cơ sản xuất quá mức và đột biến, dẫn đến ung thư tế bào B.
Phòng ngừa bệnh ung thư như thế nào?
Để phòng ngừa bệnh ung thư, việc tuân thủ và áp dụng các biện pháp đơn giản sau đây là rất hiệu quả, có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng truyền từ người sang người gây ra.
Thực hành an toàn để phòng ngừa nhiễm trùng
Tình dục an toàn
Luôn tuân thủ biện pháp tình dục an toàn sẽ bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục vốn là nguồn lây virus gây ung thư phổ biến.
Tránh dùng chung kim tiêm
Không dùng chung kim tiêm giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng qua đường máu.
Thực hành lối sống lành mạnh
Chế độ ăn uống khoa học
Cung cấp năng lượng cho cơ thể bằng chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại những tác nhân gây hại từ bên ngoài.
>>>>>Xem thêm: Cách dùng strava đo khoảng cách chạy bộ
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục đều đặn là biện pháp tăng cường sức khỏe tổng thể và khả năng phục hồi trước các bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn.
Phòng chống ung thư do virus
Luôn cập nhật và tuân thủ lịch tiêm chủng chính là nền tảng trong việc ngăn ngừa các bệnh nhiễm virus cụ thể liên quan đến ung thư.
Tóm lại, ung thư là căn bệnh luôn rình rập cuộc sống chúng ta. Các loại virus gây ung thư thường gặp đều khiến hệ miễn dịch của chúng ta suy yếu, tổn thương, tàn phá cơ thể chúng ta từ bên trong. Do đó, hãy chủ động phòng ngừa ung thư bằng nhiều biện pháp, bao gồm quan hệ tình dục an toàn, không dùng kim tiêm, tiêm phòng vắc xin đầy đủ, ăn uống khoa học và xây dựng lối sống lành mạnh.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Nguyên nhân gây ung thưUng thưSức khỏeThông tin sức khỏe