Đau sườn phải dưới nách có nguy hiểm không?

Đau sườn phải dưới nách có nguy hiểm không?

Đau sườn phải dưới nách có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh gan, thận, túi mật, thần kinh liên sườn,… Các bệnh lý này có thể được phân biệt qua các triệu chứng đi kèm. Vì vậy, chúng ta cần xác định rõ nguyên nhân để có phác đồ điều trị phù hợp.

Bạn đang đọc: Đau sườn phải dưới nách có nguy hiểm không?

Hiện tượng đau sườn phải dưới nách thường khiến nhiều người lo lắng bởi những cơn đau ảnh hưởng đáng kể đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, liệu tình trạng đau sườn phải dưới nách có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây đau sườn phải dưới nách là gì?

Hiện tượng đau sườn phải dưới nách là một tình trạng thường gặp và nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, quan trọng nhất là chúng ta cần xác định đúng nguyên nhân để có phương pháp điều trị hiệu quả. Bạn không nên xem thường vấn đề này, nếu sử dụng thuốc giảm đau mà không xác định nguyên nhân cụ thể có thể làm tăng nguy cơ bệnh trở nên nặng hơn, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Đau sườn phải dưới nách có nguy hiểm không? 1

Đau sườn phải dưới nách có nhiều nguyên nhân

Dưới đây là mổ số nguyên nhân của đau sườn phải dưới nách:

Bệnh túi mật

Túi mật nằm ở vị trí dưới gan và đóng vai trò quan trọng trong việc dự trữ dịch mật. Khi có sự rối loạn trong các hoạt động của cơ thể, quá trình trao đổi chất sẽ bị suy yếu, dẫn đến hình thành sỏi mật. Các hạt sỏi này làm cản trở dòng chảy của mật từ túi mật và gây tắc nghẽn, từ đó tạo ra những cơn đau nhức ở phần sườn bên phải. Các triệu chứng bao gồm đau nhức, đầy hơi, khó tiêu và sẽ đau nặng hơn sau khi ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.

Các bệnh về gan

Người mắc các bệnh về gan như viêm gan B, viêm gan C, xơ gan hay ung thư gan có thể sẽ bị đau ở phần sườn phải dưới nách, đi kèm với mệt mỏi, buồn nôn và sụt cân. Trong trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể gặp thêm các triệu chứng rõ rệt như da vàng, nước tiểu màu vàng đậm, mắt màu vàng, chảy máu chân răng,…

Đối với trường hợp bệnh đã phát triển thành mức độ nặng, bệnh nhân cần ngay lập tức đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị.

Đau sườn phải dưới nách có nguy hiểm không? 2

Những người mắc bệnh về gan có thể sẽ bị đau ở sườn phải dưới nách

Rối loạn đường ruột

Các bệnh như viêm loét đại tràng, nhiễm khuẩn đường ruột, viêm ruột thừa có thể dẫn đến đau ở phần sườn phải dưới nách, thường đi kèm với đau bụng, tiêu chảy hay thậm chí là đau bụng lan sang cả hạ sườn.

Bệnh liên quan đến thận

Khi mắc các bệnh liên quan đến thận, người bệnh cũng có thể trải qua cảm giác đau ở vùng dưới nách phải. Mặc dù thận nằm ở phía sau bụng, gần xương sống lưng nhưng những cơn đau do các bệnh như nhiễm trùng thận, sỏi thận, viêm đường tiết niệu sẽ xuất phát từ khu vực lưng, lan ra cơ thể và tạo ra những cơn đau ở vùng hạ sườn bên phải.

Đặc biệt, bệnh sỏi thận cũng khiến cho nước tiểu bị tắc nghẽn và tạo thành các ổ viêm, từ đó dẫn đến hiện tượng đau sườn phải dưới nách.

Đau dây thần kinh liên sườn

Cơn đau ở phần dưới nách cũng có thể bắt nguồn từ đau dây thần kinh liên sườn. Những cơn đau này không quá dữ dội mà thường đau âm ỉ kéo dài, đau khi thay đổi tư thế và đặc biệt đau khi ấn vào. Đau dây thần kinh liên sườn không đe dọa tính mạng và có thể được điều trị thông qua việc nghỉ ngơi và sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu đây là dây thần kinh liên sườn thứ phát, cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán.

Đau sườn phải dưới nách liệu có nguy hiểm không?

Độ nguy hiểm của bệnh đau sườn phải dưới nách phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh. Trong trường hợp bệnh được gây ra bởi các yếu tố bệnh lý thì không nên coi nhẹ. Thông thường, thái độ chủ quan trong quá trình điều trị bệnh có thể dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng cho các cơ quan bị ảnh hưởng và có khả năng để lại biến chứng về sau.

Trong tình huống này, quá trình điều trị trở nên phức tạp hơn và sức khỏe của người bệnh cũng suy giảm đáng kể. Do đó, nếu phát hiện triệu chứng đau sườn phải dưới nách kèm theo các dấu hiệu khác không bình thường, hãy đến ngay phòng khám chuyên khoa để xin được tư vấn và điều trị. Bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh đề đề xuất phát đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Block nhánh phải: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

Đau sườn phải dưới nách có nguy hiểm không? 3
Độ nguy hiểm của bệnh đau sườn phải dưới nách phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

Cách điều trị đau sườn phải dưới nách như thế nào?

Đau sườn dưới nách là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Để giảm thiểu tác động tiêu cực, việc điều trị phải được thực hiện một cách chính xác và kết hợp với chăm sóc sức khỏe khoa học để ngăn chặn tái phát. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết mà bạn có thể tham khảo:

  • Đối với những trường hợp do bệnh lý, việc thực hiện điều trị chuyên khoa là quan trọng để giải quyết nguyên nhân gốc của bệnh. Bác sĩ sẽ tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp dựa trên nguyên nhân và mức độ của bệnh.
  • Đối với những trường hợp đau do va chạm mạnh hoặc đau dây thần kinh, có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để giảm đau sườn phải dưới nách. Tuy nhiên, bạn cũng cần tuân thủ liều lượng và không lạm dụng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
  • Trong thời gian điều trị, tránh vận động mạnh để không làm tình trạng đau nặng hơn. Bạn có thể tập luyện nhẹ nhàng như đạp xe, đi bộ, chạy bộ để hỗ trợ quá trình điều trị mà không gây thêm tổn thương.
  • Tạo thói quen ăn uống khoa học để cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết. Ngoài ra, nên bổ sung thực phẩm như sữa chua, dứa, cà rốt, hải sản, củ cải vào chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ quá trình phục hồi.

Đau sườn phải dưới nách có nguy hiểm không? 4

>>>>>Xem thêm: Ăn nấm có tốt không? Lợi ích dinh dưỡng của việc ăn nấm

Thói quen ăn uống khoa học sẽ hỗ trợ giảm đau sườn phải dưới nách

Đau sườn phải dưới nách có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau. Việc tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp điều trị là cực kỳ quan trọng để đảm bảo sức khoẻ. Bên cạnh đó, nên lưu ý rằng việc tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng rất quan trọng để có phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Bệnh xương khớp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *