Dấu hiệu và những nơi cục máu đông có thể hình thành

Dấu hiệu và những nơi cục máu đông có thể hình thành

Cục máu đông là những khối thạch giống như máu khi bị thương. Các khối huyết đó vừa có tác dụng cầm máu nhưng cũng gây ra một số nguy hại nghiêm trọng cho cơ thể. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ đưa ra một số thông tin về những nơi cục máu đông có thể hình thành và những tác động mà nó đem lại.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu và những nơi cục máu đông có thể hình thành

Những nơi cục máu đông có thể hình thành sẽ quyết định mức độ nguy hiểm nếu chúng gây ra bít tắc mạch. Cùng tìm hiểu các vị trí có thể hình thành huyết khối và mức độ nguy hiểm của từng nơi cụ thể.

Sự hình thành của huyết khối

Huyết khối (cục máu đông) là một khối đặc chứa các tế bào máu bị đông lại trong hệ thống mạch máu. Huyết khối giúp ngăn chặn mất máu khi bị tổn thương. Khi nó xuất hiện không đúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí là gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là quá trình hình thành và biến mất cục máu đông trong hệ thống mạch máu gồm bốn giai đoạn:

Giai đoạn hình thành nút tiểu cầu

Trong mạch máu bình thường, tiểu cầu di chuyển tự do trong lòng mạch máu. Tuy nhiên, khi nội mạch máu bị tổn thương, các tế bào tiểu cầu di chuyển đến vị trí tổn thương và kết hợp để tạo ra nút tiểu cầu, ngăn chặn máu rò rỉ.

Giai đoạn phát triển cục máu đông

Sau khi nút tiểu cầu hình thành tại vị trí tổn thương, các yếu tố đông máu được kích hoạt, khởi động các chuỗi phản ứng đồng thời. Kết quả là hình thành các khối sợi Fibrin chặt chẽ giữ các tế bào máu. Nhờ đó giúp ngăn chặn rò rỉ máu qua vết thương.

Giai đoạn ức chế phát triển cục máu đông

Nếu tiếp tục tích tụ tiểu cầu và mở rộng khối sợi Fibrin, cục máu đông có thể trở nên lớn hơn và tắc nghẽn mạch máu. Do đó, các protein khác sẽ được sản xuất để ức chế sự phát triển của cục máu đông.

Giai đoạn tan cục máu đông

Khi tổn thương đã được hồi phục, não bộ gửi tín hiệu để kích thích sản xuất một loại enzyme giúp tan cục máu đông. Huyết khối sẽ dần tan ra, tiểu cầu và các tế bào khác được giải phóng trở về trạng thái bình thường.

Dấu hiệu và những nơi cục máu đông có thể hình thành 1

Máu đông có 4 giai đoạn hình thành

Những nơi cục máu đông có thể hình thành

Máu đông là một cơ chế tự nhiên của cơ thể, nó có vai trò quan trọng trong quá trình ngăn chặn mất máu khi có tổn thương. Đồng thời, nó còn giúp ngăn chặn sự rò rỉ máu và bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mất máu quá mức. Ngoài ra còn khả năng chống lại vi khuẩn và nguy cơ nhiễm trùng, hỗ trợ trong quá trình lành thương và phục hồi sau chấn thương.

Tuy nhiên, khi máu đông xuất hiện ở những vị trí không hợp lý, nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là các vị trí máu đông xuất hiện sẽ gây ra tình trạng sức khỏe xấu:

Cục máu đông ở tĩnh mạch chân, tay

Tĩnh mạch ở chân và tay là những nơi cục máu đông có thể hình thành, dẫn đến tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh này là khi cục máu đông tĩnh mạch tay chân di chuyển đến các vùng như phổi hoặc tim. Từ đó có thể gây ra thuyên tắc phổi hoặc nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm. Dấu hiệu của cục máu đông trong tĩnh mạch tay, chân bao gồm:

  • Sưng tại vị trí cục máu đông: Đây là một dấu hiệu phổ biến, với sự sưng tại vùng hình thành cục máu đông, có thể làm tắc nghẽn lòng mạch. Đôi khi, bệnh nhân có thể trải qua sưng toàn bộ cánh tay hoặc chân.
  • Cảm giác đau khó chịu: Cục máu đông gây tắc nghẽn và viêm mạch máu, từ đó xuất hiện cảm giác đau ở nhiều mức độ khác nhau.
  • Thay đổi màu sắc tay, chân: Màu sắc bất thường xuất hiện ở tay, chân như vệt xanh hoặc đỏ có thể là dấu hiệu của sự cố cục máu đông.
  • Khó thở: Khi cục máu đông di chuyển đến phổi, có thể xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như đau ngực, ho ra máu và chóng mặt.

Dấu hiệu và những nơi cục máu đông có thể hình thành 2

Những nơi cục máu đông có thể hình thành là ở tay và chân

Cục máu đông ở tim

Những nơi cục máu đông có thể hình thành trong hoặc gần mạch máu của tim. Đây là một tình trạng nguy hiểm vì nó có thể gây ra đau tim bất kỳ lúc nào. Các triệu chứng cảnh báo bao gồm:

  • Đổ mồ hôi lạnh: Một trong những dấu hiệu sớm của vấn đề tim mạch là sự xuất hiện đột ngột những cơn mồ hôi lạnh, đặc biệt là trên khuôn mặt và cổ.
  • Đau ở ngực và lan sang cánh tay: Cảm giác đau hoặc nặng ngực thường đi kèm với sự lan toả đau đến cánh tay, thường là cánh tay trái. Đây có thể là một dấu hiệu của vấn đề tim mạch, thể hiện sự thuyên tắc tuần hoàn trong cơ quan này.
  • Khó thở: Trì trệ tuần hoàn có thể dẫn đến ngắt quảng lưu thông khí – máu ở phổi. Đó là nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở khi hình thành cục máu đông ở tim.

Tìm hiểu thêm: Bị đau bụng trên rốn sau khi ăn: Nguyên nhân và giải pháp

Dấu hiệu và những nơi cục máu đông có thể hình thành 3
Khó thở cũng là dấu hiệu xuất hiện máu đông ở tim

Cục máu đông ở não

Sự xuất hiện của cục máu đông trong mạch máu não thường là hậu quả của sự tích tụ chất béo trong thành mạch hoặc do chấn thương vùng đầu. Tình trạng này cực kỳ nguy hiểm và nếu kéo dài có thể dẫn đến đột quỵ và thậm chí là tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Dấu hiệu và những nơi cục máu đông có thể hình thành 4

>>>>>Xem thêm: Trẻ mọc răng sớm tốt hay xấu? Cách nhận biết trẻ có dấu hiệu mọc răng sớm

Có máu đông ở não thường có dấu hiệu nhức đầu

Dấu hiệu hình thành cục máu đông cần thăm khám ngay

Việc thăm khám ngay lập tức là quan trọng để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Hãy đến các cơ sở y tế ngay, nếu cơ thể bạn xuất hiện các dấu hiệu bất thường như:

  • Đột ngột giảm hoặc mất thị lực: Mất khả năng nhìn rõ hoặc thậm chí mất thị lực một cách đột ngột.
  • Cảm thấy yếu liệt 1 bên cơ thể hoặc 1 bên mặt: Cảm giác yếu liệt hoặc mất khả năng kiểm soát một bên cơ thể, đặc biệt là khu vực khuôn mặt.
  • Đau nhức đầu: Đau nhức đầu không lường trước được, đặc biệt là kèm theo các triệu chứng khác.
  • Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt: Luôn cảm thấy mệt mỏi, suy yếu, đặc biệt là khi không có lý do rõ ràng.

Những bệnh nhân có nguy cơ xuất hiện cục máu đông bất thường

Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải tình trạng này, tuy nhiên, có những nhóm người có nguy cơ cao mắc phải tình trạng xuất hiện cục máu đông bất thường hơn người bình khác, bao gồm:

  • Người thừa cân, béo phì;
  • Người có các bệnh lý nền: Bệnh nhân có các vấn đề khác như huyết áp cao, rối loạn nhịp tim, mỡ máu cao, đái tháo đường;
  • Người cao tuổi: Nguy cơ mắc cục máu đông tăng lên đáng kể với những người trên 60 tuổi;
  • Yếu tố di truyền từ gia đình;
  • Người không có khả năng di chuyển hoặc ít vận động;
  • Người thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu, bia.

Bài viết trên đã giúp bạn biết được những nơi cục máu đông có thể hình thành. Để nhận biết và kịp thời xử lý tình trạng cục máu đông, ngăn chặn những hậu quả nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe của bạn. Đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của Long Châu về sức khỏe và đời sống.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:rối loạn đông máu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *