Đặt stent phủ thuốc có an toàn không?

Đặt stent phủ thuốc có an toàn không?

Việc đặt stent phủ thuốc đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực can thiệp tim mạch, mang lại hy vọng và là giải pháp hiệu quả cho nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, nhiều người bệnh vẫn thắc mắc đặt stent phủ thuốc có an toàn. Chúng ta sẽ khám phá những thông tin chi tiết về độ an toàn của stent phủ thuốc và lưu ý quan trọng mà bệnh nhân nên biết để đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tái hẹp mạch vành.

Bạn đang đọc: Đặt stent phủ thuốc có an toàn không?

Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề “đặt stent phủ thuốc có an toàn?”. Với những thông tin chi tiết và lời khuyên hữu ích, bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách stent phủ thuốc cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và những lưu ý quan trọng để duy trì an toàn, hiệu quả trong quá trình điều trị.

Stent phủ thuốc là gì?

Stent phủ thuốc là một thiết bị được sử dụng trong các ca phẫu thuật điều trị bệnh động mạch vành. Stent phủ thuốc được đưa vào động mạch trong quá trình nong mạch bằng bóng ở những bệnh nhân bị đau tim hoặc bị đau thắt ngực. Stent mạch vành phủ thuốc được phủ một lớp thuốc đặc biệt nhằm ngăn chặn sự phát triển của lớp nội mạc. Lớp thuốc sẽ được giải phóng từ từ vào mạch máu sau khi stent được đặt, giữ cho lòng mạch luôn trơn tru và giảm nguy cơ tái hẹp động mạch vành sau khi can thiệp.

Thủ thuật nong mạch vành được thực hiện để thông tắc các động mạch vành bị thu hẹp do chất béo tích tụ bên trong. Những mạch máu bị thu hẹp này làm giảm lưu lượng máu và do đó giảm lượng oxy đến tim, có thể gây nên đau thắt ngực, cũng như làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Việc mở rộng động mạch bị hẹp giúp máu lưu thông dễ dàng hơn và cung cấp đủ oxy cho cơ tim.

Trong quá trình nong mạch vành, một quả bóng nhỏ được đưa vào động mạch và bơm căng để mở mạch. Stent được sử dụng để đảm bảo động mạch vẫn mở. Stent là một ống nhỏ làm bằng lưới thép, đi vào động mạch ở trạng thái xẹp xuống, nhưng khi bóng được bơm căng lên, stent sẽ giãn ra và ép vào thành động mạch. Sau khi bóng được lấy ra, ống đỡ động mạch vẫn giữ nguyên vị trí, đảm bảo động mạch được giữ mở.

Đặt stent phủ thuốc có an toàn không?

Stent phủ thuốc được đưa vào động mạch trong quá trình nong mạch ở những bệnh nhân bị đau tim hoặc bị đau thắt ngực

Các loại stent mạch vành

Có 4 loại stent mạch vành:

Stent kim loại trần

Còn gọi là stent không phủ thuốc, là thế hệ đầu tiên của stent mạch vành và không có lớp phủ thuốc bảo vệ. Tỉ lệ tái hẹp mạch vành sau khi sử dụng stent kim loại trần khá cao, khoảng 20 – 25% số bệnh nhân có thể gặp lại vấn đề này trong vòng 6 tháng sau can thiệp.

Stent phủ thuốc

Là một loại stent mạch vành được bao phủ bằng các loại thuốc như sirolimus, paclitaxel, everolimus, zotarolimus để ngăn chặn sự phát triển của lớp nội mạc, giảm nguy cơ tái hẹp mạch vành sau can thiệp. Tỉ lệ tái hẹp mạch vành khi sử dụng stent phủ thuốc giảm xuống khoảng 10%, thấp hơn nhiều so với stent kim loại trần.

  • Các loại stent phủ thuốc bao gồm stent phủ thuốc thế hệ thứ nhất như Taxus (phủ thuốc Paclitaxel) và Cypher (phủ thuốc Sirolimus).
  • Stent phủ thuốc thế hệ thứ hai với khung mỏng hơn và lớp polymer mang thuốc có tính tự tiêu. Các loại stent này giảm nguy cơ huyết khối sớm và muộn trong trường hợp đặt stent, làm tăng hiệu quả và an toàn.

Stent tự tiêu (stent sinh học)

Là một loại stent phủ thuốc có khung tự tiêu sau một thời gian đặt, giúp tái tạo mạch vành và giảm nguy cơ huyết khối. Tuy nhiên, giá thành của loại stent này là khá cao.

Stent trị liệu kép

Là một loại stent mạch vành phủ thuốc mới nhất, giúp giảm nguy cơ tái hẹp và hình thành huyết khối trong stent, đồng thời thúc đẩy quá trình lành tổn thương. Tuy nhiên, stent trị liệu kép cũng là một trong những loại stent mắc tiền nhất.

Đặt stent phủ thuốc có an toàn không?

Đặt stent phủ thuốc có an toàn?

Đặt stent phủ thuốc có an toàn không?

Đặt stent phủ thuốc có an toàn không? Ngày nay, các phiên bản mới và cải tiến của stent phủ thuốc được coi là an toàn và hiệu quả đối với hầu hết mọi người khi sử dụng cùng với thuốc chống đông máu theo chỉ định. Nói chung, stent phủ thuốc ít có khả năng gây tái hẹp hơn so với stent kim loại trần.

Stent phủ thuốc là loại stent phổ biến nhất được sử dụng để điều trị tắc nghẽn động mạch vành. Nhiều người có vấn đề về tim đã được điều trị thành công bằng stent phủ thuốc, giảm nguy cơ thực hiện các thủ thuật xâm lấn hơn, chẳng hạn như phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

Đối với đau thắt ngực do động mạch vành bị tắc nghẽn, stent phủ thuốc có thể làm giảm các triệu chứng và ít có khả năng phải thực hiện lại các thủ thuật để điều trị tái thu hẹp.

Tìm hiểu thêm: Trẻ hóa da mặt là gì? Các phương pháp trẻ hóa da mặt phổ biến

Đặt stent phủ thuốc có an toàn không?
Đặt stent phủ thuốc có an toàn không?

Những lưu ý đối với đặt stent phủ thuốc

Những điều cân nhắc trước khi đặt stent phủ thuốc

Stent phủ thuốc có thể không phải là lựa chọn cho những người có tiền sử rối loạn đông máu. Đó là vì việc đặt stent cần phải dùng aspirin và thuốc chống đông máu theo toa như clopidogrel để ngăn ngừa đông máu trong stent. Đặt stent phủ thuốc có thể đồng nghĩa với việc phải dùng aspirin hàng ngày suốt đời.

Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có thể đưa ra thêm hướng dẫn về những gì sẽ xảy ra trước và sau khi đặt stent phủ thuốc. Một số điều cần xem xét là:

  • Cần sớm thực hiện một loại phẫu thuật khác: Bác sĩ có thể đề nghị hoãn lại cuộc phẫu thuật khác không liên quan đến tim trong một năm nếu có thể sau khi đặt stent phủ thuốc. Đối với những người không thể trì hoãn phẫu thuật, đặt stent bằng kim loại trần có thể là lựa chọn tốt hơn.
  • Cần thay đổi thuốc: Thuốc chống đông máu và aspirin có thể ảnh hưởng đến phẫu thuật, một số kỹ thuật y tế và một số loại thuốc khác. Nếu không thể hoãn phẫu thuật ngoài tim, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng thuốc chống đông máu và aspirin. Hoặc người bệnh có thể ngừng dùng thuốc chống đông máu 6 tháng sau khi đặt stent, nhưng chỉ khi có sự chấp thuận của bác sĩ.

Những điều lưu ý sau khi đặt stent phủ thuốc

Stent phủ thuốc đại diện cho một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực can thiệp tim mạch. Ngày càng nhiều bệnh nhân được thành công điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc sử dụng stent phủ thuốc. Tuy nhiên, có một số điều bệnh nhân cần lưu ý sau khi được đặt stent phủ thuốc:

  • Nguy cơ huyết khối: Stent phủ thuốc mang theo nguy cơ hình thành huyết khối trong mạch máu. Mặc dù stent thế hệ mới có nhiều cải tiến, nguy cơ hình thành huyết khối và tái hẹp vẫn có thể xảy ra. Huyết khối gây tắc nghẽn stent, là một biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.
  • Thuốc kháng kết tập tiểu cầu: Để ngăn ngừa huyết khối động mạch, bệnh nhân cần phải duy trì sử dụng đều đặn các loại thuốc kháng kết tập tiểu cầu như aspirin, clopidogrel và không được tự ý ngưng thuốc. Bỏ thuốc có thể tăng nguy cơ tái hẹp và tử vong. Tuy nhiên, sử dụng thuốc này kéo dài có thể tăng nguy cơ xuất huyết, đặc biệt là trong trường hợp có các vấn đề về dạ dày hoặc tá tràng.
  • Tái hẹp mạch vành: Stent phủ thuốc chỉ giảm nguy cơ tái hẹp mạch vành mà không loại bỏ hoàn toàn hiện tượng này. Do đó, mặc dù tỷ lệ tái hẹp thấp, nhưng nó vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là khi bệnh nhân không tuân thủ đúng liệu pháp điều trị.

Đặt stent phủ thuốc có an toàn không?

>>>>>Xem thêm: Suy buồng trứng nguyên phát và những thông tin quan trọng cần biết

Stent phủ thuốc thế hệ mới có nhiều cải tiến nhưng nguy cơ hình thành huyết khối và tái hẹp vẫn có thể xảy ra

Như vậy, stent phủ thuốc là loại stent phổ biến nhất được sử dụng để điều trị tắc nghẽn động mạch vành. Khi được điều trị đầy đủ và chính xác, stent phủ thuốc có độ an toàn tương đối và giúp kéo dài đời sống cho người bệnh. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã giải đáp được thắc mắc “Đặt stent phủ thuốc có an toàn?”.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *