Đặt ống thông tiểu có làm rách màng trinh không?

Đặt ống thông tiểu có làm rách màng trinh không?

Đặt ống thông tiểu có làm rách màng trinh không là câu hỏi của nhiều bạn nữ. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu xin được cung cấp các thông tin để giải đáp thắc mắc của bạn.

Bạn đang đọc: Đặt ống thông tiểu có làm rách màng trinh không?

Trước khi tìm lời giải đáp cho câu hỏi đặt ống thông tiểu có làm rách màng trinh không, đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu đôi nét về phương pháp này.

Đặt ống thông tiểu là gì?

Đây là phương pháp dùng những ống nhỏ được thiết kế đặc biệt để dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài đường niệu đạo. Đối với nữ, ống thông tiểu được thiết kế phù hợp với cấu trúc niệu đạo.

Ống thông tiểu được thiết kế với nhiều kích cỡ và chất liệu (silicone, cao su, teflon) dưới hình dạng đầu cong nhẹ hoặc thẳng. Chiều dài ống thông tiểu dành cho nữ dao động từ 12 – 20cm với đường kính 0,33mm.

Có nhiều loại ống thông tiểu thiết kế phù hợp với cấu trúc giải phẫu của nữ: Ống thông thẳng, ưa nước, ống thông nhỏ, hệ thống kín. Dựa trên đặc điểm cơ thể người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn loại ống phù hợp.

Đặt ống thông tiểu có làm rách màng trinh không?

Đặt ống thông tiểu là thủ thuật thường gặp

Đặt ống thông tiểu dùng để làm gì?

Đặt ống thông tiểu là một trong những kỹ thuật phổ biến để làm rỗng bàng quang trước hoặc sau phẫu thuật hay nhằm giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Thao tác này thường được chỉ định trong các trường hợp:

  • Giải quyết tình trạng bí tiểu cấp gây căng bàng quang, suy yếu bàng quang.
  • Ống dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn do sẹo hoặc phì đại tuyến tiền liệt.
  • Dẫn lưu bàng quang trong những trường hợp gây tê ngoài màng cứng khi sinh.
  • Dẫn lưu bàng quang trong hoặc sau quá trình phẫu thuật đối với một số bệnh.
  • Đưa thuốc vào bàng quang.
  • Điều trị chứng tiểu không kiểm soát sau khi đã áp dụng những cách khác mà không thu được hiệu quả.

Việc đặt ống thông tiểu là tạm thời và sẽ được lấy ống ra khi bàng quang rỗng. Ngoài ra, trong một số trường hợp cũng sẽ được bác sĩ chỉ định đặt ống cố định nhiều ngày hoặc nhiều tuần.

Đặt ống thông tiểu có làm rách màng trinh không?

Đây là câu hỏi mà các bạn nữ khi đặt ống thông tiểu thường vướng mắc. Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy tìm hiểu khái niệm màng trinh là gì?

Màng trinh là một vạt mô nhỏ và mỏng nằm tại lỗ âm đạo. Kích thước, hình dạng, độ dày của màng trinh ở mỗi người là khác nhau và có thể có sự thay đổi theo thời gian. Giữa màng trinh có 1, 2 hoặc nhiều lỗ nhỏ để máu kinh dễ thoát ra ngoài.

Tìm hiểu thêm: Chỉ số độ pH trong nước tiểu: Tất tần tật những thông tin bạn cần phải biết

Đặt ống thông tiểu có làm rách màng trinh không?
Màng trinh nằm trong âm đạo

Màng trinh nằm cách cửa âm đạo trong khoảng 2 – 3cm, sau môi bé và môi lớn, chia giữa âm đạo và âm hộ. Màng trình cấu tạo mềm mại, có khả năng co giãn, gấp nếp. Tại đây không có dây thần kinh hay chức năng sinh lý đặc biệt nào.

Từ khái niệm và vị trí của màng trinh, chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi đặt ống thông tiểu có làm rách màng trinh không. Có thể nói, ống thông tiểu được đưa vào niệu đạo chứ không phải âm đạo nên việc đặt ống thông tiểu hoàn toàn không ảnh hưởng đến màng trinh.

Dù không làm rách màng trinh nhưng việc đặt ống thông tiểu vẫn có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro:

  • Nhiễm trùng niệu đạo, bàng quang.
  • Nhiễm trùng thận (hiếm gặp).
  • Co thắt bàng quang.
  • Rò rỉ nước tiểu.
  • Xuất hiện máu hoặc những cục máu đông trong ống thông do hệ thống dẫn lưu ống thông bị tắc nghẽn.

Cách theo dõi bệnh nhân sau khi đặt ống thông tiểu

Đặt ống thông tiểu có làm rách màng trinh không? Có lẽ bạn đã có câu trả lời. Tuy nhiên, sau khi thực hiện thủ thuật đặt ống thông tiểu, bạn cần tiến hành theo dõi sức khỏe cẩn thận. Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, bạn cần đến bệnh viện để được hỗ trợ xử lý kịp thời, phòng ngừa những biến chứng:

  • Sốt cao từ 38 độ trở lên.
  • Có cảm giác ớn lạnh.
  • Vùng mu hoặc đường tiết niệu cảm thấy nóng rát.
  • Buồn nôn và nôn mửa.
  • Đau khu vực lưng dưới.
  • Xuất hiện lợn cợn như chất nhầy, cát trong nước tiểu.
  • Xuất hiện máu, mùi nồng nặc trong nước tiểu.
  • Túi đựng nước tiểu đầy nhanh, lượng nước tiểu tăng lên.
  • Cảm giác đau gần vị trí đặt ống thông.

Đặt ống thông tiểu có làm rách màng trinh không?

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu của bệnh tuyến giáp mà bạn cần lưu ý

Sau khi đặt ống thông tiểu bệnh nhân cần được chăm sóc cẩn thận

Nên và không nên làm gì sau khi đặt ống thông tiểu?

Những điều sau đây cần được tuân thủ nhằm hạn chế những biến chứng, rủi ro trong quá trình đặt ống thông tiểu cho người bệnh.

Những việc nên làm sau khi đặt ống thông tiểu

  • Vệ sinh vùng kín hằng ngày bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ.
  • Giữ cho ống thông và ống không bị tắc nghẽn và không bị xoắn.
  • Luôn nhớ đóng van ống thông khi sử dụng túi đeo chân hoặc túi đựng nước tiểu.
  • Thay túi lấy nước tiểu và ống thông dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trước và sau khi đặt ống thông tiểu cần vệ sinh vùng kín.

Những việc không nên làm sau quá trình đặt ống thông tiểu

  • Không tự ý thay ống thông tiểu hoặc túi lấy nước tiểu cố định mà không có sự đồng ý, hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không tự ý điều trị dự phòng bằng kháng sinh thông thường.
  • Không tự ý dùng thuốc sát trùng làm sạch vùng quanh niệu đạo.
  • Không vệ sinh mạnh vùng quanh niệu đạo.
  • Không nhỏ dung dịch kháng vi sinh vật hoặc dung dịch khử trùng vào túi đựng nước tiểu.
  • Tránh làm bẩn van đầu ra của ống thông trong quá trình làm rỗng túi đựng nước tiểu.

Đặt ống thông tiểu có làm rách màng trinh không? Câu trả lời là không. Tuy nhiên, vì quá trình đặt ống thông tiểu tiềm ẩn nhiều biến chứng, rủi ro về nhiễm trùng, co thắt bàng quang nên bạn cần chú ý theo dõi sức khỏe cũng như có cách chăm sóc ống thông tiểu đúng cách.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:phẫu thuật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *