Lá lách là bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa nên khi lách bị tổn thương sẽ kéo theo rất nhiều phiền toái về sức khỏe. Nhiều người thắc mắc các tổn thương lách bao gồm loại nào, hay dập lá lách bao lâu lành? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.
Bạn đang đọc: Dập lá lách bao lâu lành? Làm sao hồi phục?
Chấn thương ở lách được chia thành nhiều mức độ, có trường hợp lách tự lành tự nhiên nhưng cũng có trường hợp phải tiến hành cắt bỏ để tránh cho bệnh nhân gặp nguy hiểm tính mạng. Tùy theo mức độ tổn thương, liệu trình điều trị cũng như cách chăm sóc sau điều trị mà thời gian để lá lách lành hoàn toàn sau khi bị dập (giập) sẽ khác nhau ở mỗi người. Nhưng bạn có thể yên tâm, nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, người bị dập lá lách có khả năng phục hồi hoàn toàn.
Những điều cần biết về chấn thương lách
Chấn thương lách là những tổn thương ở lách thường xuất hiện khi một người bị tai nạn giao thông, tai nạn thể thao, bị hành hung/đánh đập,… Tổn thương lách có thể khiến lách bị vỡ, dẫn đến nguy cơ chảy máu vào ổ bụng gây nguy hiểm tính mạng. Có người bị vỡ lách ngay sau chấn thương, cũng có người vài ngày hoặc vài tuần sau mới vỡ. Ngoài ra, cũng có trường hợp bị vỡ lách do lách mở rộng, tế bào máu tích tụ trong lách.
Chấn thương lách bao gồm các tổn thương sau:
- Khối máu tụ dưới bao: Lách tổn thương mức độ nhẹ, có máu tụ lại dưới lớp bao.
- Vết rách bao nhỏ: Xuất hiện khi bị các tác động như đánh mạnh vào vùng bụng khiến lách bị vết rách nhẹ.
- Vết rách sâu vào nhu mô: Trường hợp vùng bụng bị tác động nặng hơn khiến lách bị rách sâu vào đến các mô trong cơ thể.
- Tổn thương đụng dập chủ yếu: Lách bị tổn thương do va đập mạnh từ bên ngoài vào vùng bụng, gây dập lách.
- Đứt cuống: Cuống lách hoàn toàn có thể bị đứt bởi các tác động mạnh.
Những tổn thương lách kể trên có thể xảy ra riêng lẻ hoặc đồng thời với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau phụ thuộc vào tác động và yếu tố khác. Khi bị chấn thương lách, bệnh nhân sẽ gặp một số triệu chứng điển hình như đau vùng bên trái bụng phía trên (có thể cơn đau trỗi dậy một cách tự nhiên hoặc bị đau khi chạm vào vùng tổn thương), hoa mắt, bị ngất xỉu (sau khi bị chấn thương ở vùng bụng, ngực trái), có vết thương, chảy máu tại vùng bụng bên trái.
Dập lá lách bao lâu lành? Làm sao hồi phục?
Như đã đề cập bên trên, lách là cơ quan quan trọng với chức năng lọc máu và duy trì hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Khi lách tổn thương, bị dập, bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Dập lá lách bao lâu lành là vấn đề nhiều người quan tâm. Trên thực tế, quá trình phục hồi sau khi dập lá lách cần mất một khoảng thời gian, có thể là một vài tuần tùy thuộc vào mức độ tổn thương và sự phục hồi của từng người.
Dưới đây là một số bước cần chú ý để giúp quá trình hồi phục sau khi bị dập lá lách diễn ra thuận lợi, suôn sẻ:
Nghỉ ngơi
Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi hoàn toàn sau khi bị dập lá lách để giúp cơ thể nhanh được phục hồi. Tránh những hoạt động mạnh hay vận động quá đà, thay vào đó hãy tạo điều kiện để cơ thể nghỉ ngơi.
Điều trị y tế
Tổn thương lá lách không nên chủ quan, xem thường, nhất là khi bị chấn thương nghiêm trọng. Bệnh nhân cần nhanh chóng được hỗ trợ y tế, bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị đúng cách để thúc đẩy khả năng phục hồi của lá lách.
Dinh dưỡng hợp lý
Trong quá trình phục hồi, hãy đảm bảo cơ thể được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống giàu protein, vitamin và khoáng chất. Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng để hỗ trợ quá trình phục hồi của lá lách.
Hạn chế các chất kích thích
Bệnh nhân bị tổn thương lách chú ý không/hạn chế tối đa uống rượu, bia, hút thuốc lá cũng như kiêng các chất kích thích khác có thể gây hại cho lá lách. Nếu không, quá trình phục hồi của cơ thể sẽ bị trì hoãn, thậm chí còn gây tác động xấu đến kết quả điều trị.
Tìm hiểu thêm: Cạo lông vùng kín bị nổi mụn: Nguyên nhân, hướng xử trí và cách phòng ngừa
Theo dõi sự phục hồi
Phải thường xuyên lắng nghe cơ thể, theo dõi quá trình phục hồi, đồng thời phối hợp chặt chẽ cùng với bác sĩ điều trị để giúp lá lách phục hồi nhanh chóng.
Nhìn chung, vấn đề “Dập lá lách bao lâu lành?” sẽ không có câu trả lời chung cho tất cả các trường hợp. Tùy vào mức độ tổn thương và sự hồi phục của từng bệnh nhân mà thời gian có thể dài, ngắn khác nhau. Việc quan trọng cần làm là phải tuân theo hướng dẫn và điều trị của bác sĩ mới có thể giúp quá trình hồi diễn ra suôn sẻ, đạt kết quả tối ưu.
Dấu hiệu cho thấy lá lách đã lành sau khi bị dập
Dưới đây là một số triệu chứng điển hình cho bệnh nhân biết lá lách đã lành sau khi bị dập:
Giảm đau, sưng
Khi lá lách bị chấn thương, dập/vỡ sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau và vô cùng khó chịu. Do đó, nếu cảm giác đau giảm dần theo từng ngày và cuối cùng biến mất hoàn toàn thì chính là dấu hiệu cho biết lách đã phục hồi.
Ngoài đau, lách bị dập cũng thường gây sưng tấy tại vùng bị tổn thương. Khi bạn nhận thấy cảm giác đau bớt dần, đi kèm đó là tình trạng sưng tấy cũng giảm, vùng bị tổn thương trở nên nhỏ gọn hơn thì bạn có thể yên tâm về sức khỏe của bộ phận này.
Ngừng chảy máu
Lá lách bị chấn thương gây dập/vỡ có thể xảy ra hiện tượng chảy máu từ các mao mạch/mô bị tổn thương. Khi lách bắt đầu lành, việc chảy máu này cũng sẽ dừng lại.
Hoạt động bình thường
Người bị tổn thương lách thường gặp nhiều khó khăn khi di chuyển, khó thực hiện các hoạt động hàng ngày. Nếu lách đã lành, đồng nghĩa với việc bệnh nhân cũng phục hồi khả năng di chuyển và việc sinh hoạt cũng trở lại bình thường.
>>>>>Xem thêm: Mụn thịt ở vùng kín nam: Nguyên nhân và cách điều trị
Nhìn chung, quá trình để lá lách phục hồi sau tổn thương ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào loại tổn thương cũng như mức độ tổn thương. Trong trường hợp tổn thương nhẹ, lách có thể tự lành tự nhiên. Nhưng một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể phải cân nhắc đến phương án phẫu thuật. Việc phục hồi lách theo đó cũng cần nhiều thời gian hơn. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ điều trị, đồng thời đảm bảo hạn chế các hoạt động vật lý để giúp vết thương nhanh lành. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường trong quá trình phục hồi, hãy nhanh chóng thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý phù hợp.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm