Đánh trống ngực có nguy hiểm không? Nguyên nhân và điều cần lưu ý

Đánh trống ngực có nguy hiểm không? Nguyên nhân và điều cần lưu ý

Đánh trống ngực là triệu chứng tim mạch điển hình mà nhiều người đã gặp phải. Đây có thể là dấu hiệu để cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn. Nếu tim đập nhanh bất thường, bạn có thể đã gặp phải hiện tượng đánh trống ngực.

Bạn đang đọc: Đánh trống ngực có nguy hiểm không? Nguyên nhân và điều cần lưu ý

Đánh trống ngực là hiện tượng biến đổi cảm giác của cơ thể về nhịp tim. Người gặp phải hiện tượng này sẽ cảm thấy hồi hộp, tim đập bỏ nhịp hoặc nhanh bất thường. Điều này làm bệnh nhân cảm thấy khó chịu, lo lắng và sợ hãi. Vậy đánh trống ngực có nguy hiểm không? Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ cụ thể các thông tin về hiện tượng này qua bài viết.

Tìm hiểu về hiện tượng đánh trống ngực

Đánh trống ngực (Heart palpitations) là thuật ngữ dùng để diễn tả cảm giác thay đổi bất thường của nhịp tim. Các triệu chứng phổ biến như lo lắng, hồi hộp, tim đập liên hồi hoặc đập bỏ nhịp. Nó mang đến cảm giác tim đang chạy đua nhịp đập với thời gian. Dấu hiệu này thường bị lầm tưởng với bệnh tim mạch.

Đánh trống ngực có nguy hiểm không? Nguyên nhân và điều cần lưu ý

Thông tin sơ lược về hiện tượng đánh trống ngực

Các cơn đánh trống ngực thường xảy ra bất chợt kể cả khi bạn đang nằm nghỉ hoặc hoạt động bình thường. Phần lớn các trường hợp gặp tình trạng này không nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan nếu cơ thể xuất hiện cơn đánh trống ngực này.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng đánh trống ngực

Đánh trống ngực có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như các bệnh về tim mạch, vấn đề sử dụng thuốc, vận động thể dục, dùng các chất kích thích,…

Đánh trống ngực có nguy hiểm không? Nguyên nhân và điều cần lưu ý

Đánh trống ngực xuất phát từ bệnh lý hoặc các yếu tố khác

Bệnh lý tim mạch

Thiếu máu cục bộ cơ tim: Cơ tim thiếu máu nuôi dưỡng làm tim đập nhanh hơn để thực hiện co bóp dẫn đến rối loạn dẫn truyền xung điện.

Bệnh tim bẩm sinh: Hội chứng Brugada, bệnh cơ tim thất phải và hội chứng QT dài bẩm sinh.

Bệnh hở van tim: Phổ biến nhất là hẹp van 2 lá và hở van tim.

Rối loạn hệ thống dẫn truyền: Làm nhịp tim đập chậm hoặc chết tim. Bên cạnh đó, bệnh nhân bị rung nhĩ, nhịp tim nhanh trên thất, ngoại tâm thu thất,… cũng khiến tim đập mạnh hoặc đập loạn xạ.

Hạ huyết áp do tư thế: Hành động đứng lên làm nhịp xoang nhanh hơn khiến bệnh nhân cảm giác tim đập thình thịch.

Bệnh lý khác ngoài tim

Một số bệnh lý khác ngoài bệnh về tim mạch gây nên đánh trống ngực như:

  • Các bệnh lý về tuyến giáp (Cường giáp và suy giáp);
  • U tủy thượng thận;
  • Rối loạn lo âu;
  • Hạ đường huyết;
  • Rối loạn chuyển hóa: Thiếu máu, rối loạn điện giải, giảm thể tích tuần hoàn, hạ oxy máu,…;
  • Các loại thuốc khiến nhịp đập tim nhanh, hồi hộp và trống ngực mạnh: Thuốc kháng sinh, thuốc điều trị nấm, thuốc chữa hen suyễn, thuốc ho, thuốc điều trị huyết áp và thuốc điều trị tuyến giáp;
  • Các loại thuốc cường giao cảm: Albuterol, Amphetamine, Isoproterenol, Norepinephrine, Theophylline,…

Lo âu và căng thẳng

Khi cảm xúc thay đổi mãnh liệt hoặc thất thường, cơ thể sẽ tiết ra các hormone làm cho nhịp tim tăng nhanh hơn. Ở một số trường hợp, bệnh nhân còn kèm theo triệu chứng hụt hơi, đau ngực và khó thở.

Vận động và tập luyện thể thao

Tập luyện thể dục, thể thao đem đến lợi ích về sức khỏe. Tuy nhiên, khi tập luyện quá mức, tim sẽ đập nhanh hơn bình thường do tim cần bơm máu để cung cấp năng lượng cho cơ bắp. Nếu xuất hiện cảm giác tim đập thình thịch hoặc đập bỏ nhịp, cơ thể đang báo hiệu về suy giảm sức khỏe, rối loạn nhịp tim hoặc do thời gian dài không tập luyện.

Lạm dụng các chất kích thích

Caffeine, nicotine và rượu bia là các chất kích thích gây tăng nhịp tim gây nên tình trạng đánh trống ngực, cụ thể như:

  • Caffeine: Có trong cà phê, trà, socola và nước ngọt. Các thực phẩm này không gây ra bất thường nhịp tim ở những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, chúng có thể tác động đến người có tiền sử rối loạn nhịp tim.
  • Nicotine: Có trong thuốc lá và các chất gây nghiện khác. Chất này khiến huyết áp tăng lên và nhịp tim đập nhiều hơn.
  • Rượu bia: Tim đập nhanh, hồi hộp hoặc đánh trống ngực khi uống nhiều rượu bia. Ở một vài người, dấu hiệu này vẫn có thể diễn ra khi họ uống ít rượu.

Một số chất gây nghiện khác

Các loại ma túy như amphetamine, cocaine, thuốc lắc,… gây ảnh hưởng và tác động nguy hiểm cho tim mạch. Cụ thể như sau:

  • Cocain: Đây là chất có tác dụng làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim và gây tổn thương đến cơ tim.
  • Amphetamine: Là chất dùng để kích thích hệ thần kinh giao cảm. Từ đó, nó làm tăng nhịp tim.
  • Thuốc lắc: Chất tạo kích hoạt làm cho cơ thể giải phóng noradrenalin khiến cho tim đập nhanh hơn bình thường.

Tìm hiểu thêm: Bào tương là gì? Các loại bào tương và chức năng

Đánh trống ngực có nguy hiểm không? Nguyên nhân và điều cần lưu ý
Sử dụng chất kích thích gây ra đánh trống ngực

Sự thay đổi ở hormone

Khi các hormone bị biến đổi, nhịp tim có thể đập nhanh hơn bình thường. Đặc biệt là phụ nữ trong kỳ kinh, mang thai hoặc tiền mãn kinh. Ở các trường hợp này, hiện tượng đánh trống ngực chỉ diễn ra tạm thời và không gây nguy hiểm. Đối với thai phụ, đánh trống ngực còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh thiếu máu.

Sốt

Khi bị sốt, người bệnh thường tiêu hao năng lượng nhiều hơn, tốc độ nhanh hơn làm cho nhịp tim đập tăng lên. Theo các nghiên cứu, khi nhiệt độ cơ thể tăng 1 độ C, nhịp tim sẽ đập tăng lên tầm 10 nhịp. Tuy nhiên, nhịp tim bị ảnh hưởng chủ yếu khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 độ C.

Đánh trống ngực có nguy hiểm không?

Khi xuất hiện hiện tượng này, người bệnh thường đặt ra thắc mắc về việc đánh trống ngực có nguy hiểm không? Hầu hết hiện tượng này xảy ra là điều bình thường. Tuy nhiên, khi cơn đánh trống xuất hiện ở người bị tim mạch, bệnh nhân cần được thăm khám, chăm sóc y tế và điều trị nếu phát hiện bệnh.

Đánh trống ngực có nguy hiểm không? Nguyên nhân và điều cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Sau khi cắt vòi trứng có kinh nguyệt không? Có ảnh hưởng tới việc mang thai sau này không?

Giải đáp thắc mắc đánh trống ngực có nguy hiểm không?

Ngoài ra, khi đánh trống ngực xảy ra kèm dấu hiệu dưới đây, bạn nên nhanh chóng đến khám để được chẩn đoán chính xác hơn:

  • Chóng mặt;
  • Cơ thể mệt lả;
  • Ngất xỉu;
  • Mất ý thức;
  • Khó thở;
  • Đổ nhiều mồ hôi;
  • Đau nhức ngực hoặc có cảm giác áp lực lớn ở phần lồng ngực trái;
  • Đau cánh tay, cổ, ngực, hàm hoặc lưng trên.

Phương pháp xử trí đánh trống ngực

Để điều trị đánh trống ngực, người bệnh cần tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Nếu cơn đánh trống xuất hiện khi vận động quá sức hoặc do tâm lý, bệnh nhân cần thư giãn nghỉ ngơi và có thể không cần điều trị y khoa. Ngược lại, nếu nguyên nhân bệnh xuất phát từ lối sống thiếu lành mạnh hoặc sử dụng rượu bia hay chất kích thích, người bệnh nên tập từ bỏ dần các thói quen không tốt này.

Đối với trường hợp được bác sĩ xác định nguyên nhân do các bệnh lý khác, bệnh nhân có thể được cân nhắc thay thế hoặc thay đổi loại thuốc phù hợp hơn. Nếu nguyên nhân do bệnh lý tim mạch gây ra, người bệnh cảm thấy khó thở và tim đập nhanh cần được chỉ định điều trị bằng thuốc. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật khi bệnh nhân sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả điều trị.

Câu hỏi đánh trống ngực có nguy hiểm không đã được nhà thuốc Long Châu giải đáp qua bài viết. Hy vọng những thông tin này sẽ mang đến giá trị tham khảo cho bạn khi tìm hiểu về bệnh này.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *