Dẫn lưu bể thận qua da là gì? Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh

Dẫn lưu bể thận qua da là gì? Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh

Dẫn lưu bể thận qua da dưới hướng dẫn của chụp số hóa xóa nền giúp giải quyết tình trạng ứ đọng nước, mủ trong bể thận người bệnh.

Bạn đang đọc: Dẫn lưu bể thận qua da là gì? Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh

Tắc nghẽn đường bài xuất hệ niệu là tình trạng thường gặp, xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc tắc nghẽn làm nước tiểu ứ đọng trong thận, tăng áp lực bể thận và hệ thống ống góp.

Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến thận bị giãn, nhu mô thận mỏng, nước tiểu trào ngược vào hệ tuần hoàn chung và thậm chí gây suy thận cấp tính, thận ứ mủ hoặc viêm thận- bể thận. Lúc này, thủ thuật dẫn lưu bể thận qua da được thực hiện nhằm giải quyết tình trạng tắc nghẽn.

Dẫn lưu bể thận qua da là gì? Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh

Bệnh nhân ung thư cổ tử cung được chỉ định dẫn lưu bể thận qua da

Dẫn lưu bể thận qua da là gì? Chỉ định trong trường hợp nào?

Dẫn lưu bể thận qua da là phương pháp thiết lập một đường dẫn lưu nước tiểu từ bể thận ra ngoài da. Kỹ thuật này nhằm giải quyết tình trạng ứ đọng nước, ứ đọng mủ tại bể thận. Phương pháp này có thể được chỉ định trong tắc nghẽn đường bài xuất hệ tiết niệu do những nguyên nhân:

  • Ung thư tiền liệt tuyến, ung thư cổ tử cung, ung thư di căn sau phúc mạc,…
  • Sỏi niệu quản, sỏi thận, viêm xơ hóa co thắt niệu quản, viêm thận – bể thận có ứ mủ.
  • Chít hẹp niệu quản sau phẫu thuật.
  • Tổn thương bàng quang, niệu quản sau chấn thương, sau khi dò bàng quang hoặc viêm bàng quang chảy máu.
  • Chuẩn bị cho các thăm dò, can thiệp đường bài xuất như: Đặt stent bể thận – niệu quản xuôi dòng qua da, lấy sỏi thận, sinh thiết niệu quản qua da, lấy dị vật hệ tiết niệu qua da.

Bên cạnh đó, phương pháp này sẽ chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Bị chứng rối loạn đông máu nặng.
  • Người đang trong quá trình điều trị chống đông với các thuốc: Aspirin, Warfarin, Heparin.
  • Người bị tăng huyết áp không kiểm soát được.
  • Người bị tăng Kali máu nặng (trên 7 mEq/L).

Dẫn lưu bể thận qua da cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như: Siêu âm, màn huỳnh quang tăng sáng hoặc chụp số hóa xóa nền (DSA). Trong đó, chụp số hóa xóa nền (DSA) là công cụ hiện đại đang được ứng dụng rộng rãi bởi nó có thể sử dụng vào nhiều công đoạn của quá trình dẫn lưu bể thận qua da như: Xác định vị trí đưa dẫn lưu vào bể thận, hướng dẫn quá trình đưa sonde vào, kiểm tra vị trí đặt sonde đã chính xác chưa.

Tìm hiểu thêm: Loạn cảm đau là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị loạn cảm đau

Dẫn lưu bể thận qua da là gì? Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh
Hệ thống chụp số hóa xóa nền

Dưới sự hướng dẫn của các phương pháp này, một sonde dẫn lưu sẽ được bác sĩ đưa vào bể thận nhằm dẫn nước tiểu ra ngoài. Đây là phương pháp có tính an toàn cao, mang lại hiệu quả tức thời, giải quyết tình trạng nhiễm trùng tại chỗ và hạn chế nguy cơ lan rộng nhiễm trùng ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Những tai biến có thể gặp khi thực hiện dẫn lưu bể thận qua da

Dù được đánh giá là thủ thuật an toàn với tỷ lệ thành công lên đến 98% với tỷ lệ biến chứng thấp. Tuy nhiên, khi dẫn lưu bể thận qua da vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng với nhiều mức độ:

  • Nhiễm trùng tại chỗ vị trí dẫn lưu: Xử lý bằng cách vệ sinh, sát trùng và thay băng tại vị trí nhiễm trùng.
  • Nhiễm trùng máu: Đây là tình trạng nguy hiểm, đe dọa tính mạng bệnh nhân, các bác sĩ chuyên khoa sẽ can thiệp để tìm phương án điều trị thích hợp.
  • Nhiễm trùng tiết niệu: Sử dụng kháng sinh toàn thân.

Người bệnh còn có thể gặp một tai biến khác đó là chảy máu bể thận – niệu quản. Lúc này, bệnh nhân sẽ được ép bằng tay tại vị trí hố thắt lưng có ống dẫn lưu trong vòng 15 – 20 phút. Nếu tình trạng chảy máu vẫn còn tiếp tục thì bệnh nhân được chuyển đến phòng can thiệp để thay ống dẫn lưu kích thước lớn hơn. Nếu tình trạng chảy máu vẫn không cải thiện dù đã thay ống dẫn lưu thì sẽ tiến hành can thiệp mạch máu.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp các biến chứng sau:

  • Đau thắt lưng.
  • Đái máu vi thể.
  • Tụ máu trong thận và sau phúc mạc.
  • Tràn khí khoang màng phổi.
  • Tụ nước tiểu quanh thận.
  • Tụt ống dẫn lưu trong tháng đầu tiên.
  • Chảy máu tiến triển cần truyền máu, hút mạch hoặc phẫu thuật.
  • Dính ống thông vào tổ chức xung quanh.

Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân thực hiện dẫn lưu bể thận qua da

Dẫn lưu bể thận qua da là gì? Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh

>>>>>Xem thêm: Biến chứng mũi bị co rút sau nâng mũi

Sau phẫu thuật bệnh nhân cần được theo dõi sát sao

Bệnh nhân sau khi can thiệp dẫn lưu qua da cần nghỉ ngơi tại giường đồng thời theo dõi sát trong 4 – 6 giờ đầu nhằm phát hiện các biến chứng kịp thời. Các bác sĩ sẽ theo dõi các chỉ số và dấu hiệu sau:

  • Sinh hiệu: Huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, mạch.
  • Kiểm soát tình trạng đau.
  • Theo dõi lượng tích, màu sắc và tính chất qua sonde dẫn lưu.

Tùy theo tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh dự phòng trong vòng 3 – 5 ngày. Những ngày sau đó, bệnh nhân bị thận có dẫn lưu bể thận qua da cần được chăm sóc như sau:

  • Chân dẫn lưu cần được vệ sinh và thay băng hằng ngày.
  • Dây dẫn nước tiểu qua ống dẫn lưu cần được theo dõi hằng ngày với các thông số: Thể tích, màu sắc, tình trạng chảy máu.

Dẫn lưu bể thận qua da là kỹ thuật dù có độ an toàn cao nhưng vẫn cần thực hiện bởi những bác sĩ có trình độ kinh nghiệm. Vì vậy, bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có trang thiết bị hiện đại, cùng máy chụp số hóa xóa nền đạt chuẩn để có hiệu quả chẩn đoán và thực hiện cao.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:phẫu thuật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *