Bạn đang đọc: Da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao?
Da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao? Bạn cần hiểu được nguyên nhân vì sao bị ngứa và sần sùi da mặt để tìm ra giải pháp khắc phục tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm cách chữa ngứa và sần sùi ở da mặt.
Hiện tượng ngứa và sần sùi da mặt thường không để lại hậu quả nghiêm trọng, ngoại trừ các trường hợp bị bệnh về da liễu mà không điều trị kịp thời. Ngứa và sần sùi ở da mặt làm giảm tính thẩm mỹ, khiến bạn cảm thấy phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Có rất nhiều yếu tố tác động gây ngứa và sần sùi trên da mặt. Tùy từng trường hợp mà việc điều trị có những lưu ý riêng.
Nguyên nhân da mặt bị ngứa sần sùi là gì?
Ngứa sần sùi trên da mặt có thể gặp ở nhiều lứa tuổi. Dấu hiệu nhận biết là bề mặt da khô ráp, bong tróc, xuất hiện các đốm đỏ hoặc nốt sần. Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu xảy ra liên tục hoặc từng cơn, khi gãi sẽ thấy đau rát. Da mặt ngứa sần sùi có thể do tác động từ bên ngoài hoặc bệnh lý ở da.
Các yếu tố tác động gây ngứa sần sùi da mặt
Nguyên nhân gây ngứa và sần sùi da mặt có thể kể đến các yếu tố sau:
- Dị ứng mỹ phẩm: Sử dụng mỹ phẩm có thành phần dễ gây kích ứng (chất bảo quản, hương liệu, dầu khoáng, cồn, chì).
- Dị ứng thực phẩm: Thường gặp đối với hải sản, sữa bò, đậu phộng, lúa mì,… Ngoài triệu chứng trên da, dị ứng thực phẩm còn có thể bị hoa mắt, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
- Dị ứng thời tiết: Cơ thể phản ứng với sự thay đổi của thời tiết. Dị ứng dễ xảy ra ở thời điểm chuyển mùa, không khí ẩm ướt, khô hanh.
- Da khô, thiếu nước: Cơ thể không được bổ sung đủ lượng nước cần thiết dẫn đến thiếu hụt độ ẩm, làm cho da khô, ngứa và bong tróc.
- Thay đổi nội tiết tố: Sự gia tăng hoặc thiếu hụt nội tiết tố sẽ khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Bã nhờn làm bít tắc lỗ chân lông, tích tụ cặn bã và vi khuẩn gây ngứa sần sùi da mặt. Tình trạng này dễ gặp ở giai đoạn dậy thì, mang thai, chu kỳ kinh nguyệt, mãn kinh.
- Căng thẳng tinh thần: Các trạng thái tinh thần lo âu, mệt mỏi, buồn chán hoặc ức chế kéo dài cũng có thể gây rối loạn nội tiết, làm gia tăng tình trạng ngứa sần sùi da mặt.
Ngứa sần sùi da mặt cảnh báo bệnh về da
Da mặt bị ngứa sần sùi cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý dưới đây:
- Bệnh chàm Eczema: Da mặt ngứa sần sùi, khô, bong tróc, mẩn đỏ thành từng mảng. Nhiều trường hợp chàm xuất hiện mụn nước trên da.
- Bệnh vẩy nến: Da phát ban, bong tróc, ngứa và hình thành các mảng vảy trắng bao quanh vùng da bị viêm đỏ.
- Viêm da dị ứng: Là bệnh da liễu mạn tính, bùng phát và tự khỏi sau một thời gian. Vùng da dị ứng có màu đỏ hoặc nâu xám, khô, ngứa, bong vảy.
- Nổi mề đay: Da có các nốt sần, phát ban mảng hồng hoặc trắng, ngứa ít hoặc ngứa nhiều, có thể bị bong tróc và nổi bóng nước.
Da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao?
Khi bị ngứa sần sùi da mặt, bạn xem lại thói quen ăn uống và cách chăm sóc da để xác định nguyên nhân. Tiếp tục theo dõi tình trạng ngứa sần sùi và khám da liễu nếu có thêm những triệu chứng trầm trọng hơn. Để khắc phục tình trạng ngứa sần sùi da mặt, bạn có thể áp dụng một số giải pháp dưới đây.
Tránh xa các tác nhân gây dị ứng
Nếu da mặt ngứa sần sùi sau khi sử dụng mỹ phẩm, bạn nên đổi sang mỹ phẩm có thành phần lành tính và phù hợp làn da. Bạn dọn dẹp sạch sẽ phòng ngủ, vệ sinh chăn, gối để loại bỏ tác nhân gây viêm da dị ứng. Không ăn hải sản hoặc thực phẩm dễ gây dị ứng để tránh làm tình trạng ngứa sần sùi trầm trọng hơn.
Tìm hiểu thêm: Peel da có trị nám được không?
Trường hợp bị dị ứng thời tiết, bạn có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ cải thiện không khí. Nếu dị ứng với môi trường ẩm ướt, bạn nên sử dụng máy hút ẩm trong phòng ngủ. Cơ địa da bị ngứa sần sùi khi trời hanh khô thì bạn dùng máy tạo độ ẩm. Sử dụng máy lọc không khí cũng có hiệu quả trong việc tạo môi trường sạch sẽ, giảm nguy cơ viêm da dị ứng.
Làm dịu tình trạng ngứa sần sùi trên da
Nếu chưa biết da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao để khắc phục, bạn có thể tham khảo áp dụng các cách đơn giản như sau:
- Chườm mặt bằng khăn lạnh giúp làm mát và giảm cảm giác khô rát, khó chịu trên da. Bạn chuẩn bị một chậu nước sạch, cho thêm vài viên đá để có độ lạnh vừa phải. Nhúng khăn sạch vào nước lạnh, vắt bỏ nước và chườm nhẹ trên da mặt.
- Đắp mặt nạ bằng nguyên liệu tự nhiên có tác dụng dưỡng ẩm, kháng viêm và giảm tình trạng ngứa sần sùi ở da mặt. Một số nguyên liệu phù hợp để sử dụng đó là: Mật ong, nha đam, sữa chua không đường, bột yến mạch. Lưu ý không dùng chanh tươi vì dễ gây xót, rát trên da bị tổn thương.
Uống nhiều nước và tăng cường dưỡng ẩm
Cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ góp phần duy trì độ ẩm của tế bào, ngăn ngừa tình trạng da khô do thiếu nước. Các bác sĩ da liễu khuyến nghị nên dùng kem dưỡng ẩm để làm dịu và hỗ trợ điều trị ngứa sần sùi trên da mặt. Bạn nên chọn kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu và các chất dễ gây dị ứng.
>>>>>Xem thêm: Phương pháp dùng tế bào gốc trị nám có hiệu quả không?
Chăm sóc, bảo vệ cẩn thận cho làn da
Da mặt bị ngứa sần sùi cần được làm sạch để tránh bị tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn, bã nhờn gây viêm nhiễm. Bạn sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch da 2 lần mỗi ngày, ưu tiên dùng sữa rửa mặt có tác dụng cân bằng độ pH và không làm khô da. Nên che chắn cẩn thận cho da mặt, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bạn không nên gãi vì dễ khiến da bị trầy xước, viêm nhiễm.
Sử dụng sản phẩm điều trị dị ứng da
Các trường hợp ngứa sần sùi da mặt do dị ứng có thể được điều trị bằng thuốc bôi ngoài da. Thuốc bôi giúp làm dịu nhanh chóng cảm giác ngứa, khô rát ở da. Công dụng dưỡng ẩm, kháng khuẩn và phục hồi cũng giúp chữa lành hiệu quả tình trạng bong tróc, sần sùi trên da. Bạn có thể tham khảo 10 loại thuốc viêm da dị ứng để lựa chọn sử dụng cho phù hợp.
Thắc mắc da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao đã được gợi ý cách xử trí trong bài viết trên. Mong rằng bạn sẽ sớm khắc phục được tình trạng này. Để phòng ngừa dị ứng và ngứa sần sùi ở da mặt, bạn nên sử dụng mỹ phẩm phù hợp, giữ vệ sinh sạch sẽ cho da, tẩy tế bào chết 2 – 3 lần/tuần. Duy trì ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và giữ tinh thần thoải mái cũng góp phần chăm sóc, bảo vệ da tốt hơn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Chăm sóc daDa mặt