Có nên lưu trữ máu cuống rốn không? Điều cha mẹ muốn biết

Có nên lưu trữ máu cuống rốn không? Điều cha mẹ muốn biết

Lưu trữ máu cuống rốn cho con hiện đang trở thành xu hướng tại nhiều nước trên thế giới. Nhiều bậc cha mẹ Việt cũng đang muốn biết có nên lưu trữ máu cuống rốn không? Lợi ích từ việc này là gì? Nếu bạn cũng là một trong số đó, cùng tìm hiểu về lưu trữ máu cuống rốn trong bài viết dưới đây!

Bạn đang đọc: Có nên lưu trữ máu cuống rốn không? Điều cha mẹ muốn biết

Khi chuẩn bị đón con chào đời, bất cứ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con. Máu cuống rốn được cho là một loại “bảo hiểm” đặc biệt, có thể giúp chữa trị nhiều bệnh mà trẻ có thể sẽ mắc phải trong tương lai. Vì vậy, nhiều bậc cha mẹ cân nhắc lựa chọn dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn. Điều đáng nói là máu cuống rốn chỉ có thể thu thập một lần duy nhất khi bé vừa chào đời nên cha mẹ cần quyết định trước khi sinh.

Nếu vẫn còn băn khoăn chưa có quyết định cuối cùng, cha mẹ có thể tìm hiểu có nên lưu trữ máu cuống rốn hay không cùng Long Châu ngay bây giờ.

Máu cuống rốn là gì? Có gì khác so với máu thường?

Máu cuống rốn hay còn gọi là máu bánh nhau, máu dây rốn là lượng máu chảy qua dây rốn vào cơ thể thai nhi. Khi thai nhi còn trong tử cung của mẹ, máu từ cơ thể mẹ mang dưỡng chất và oxy đến bánh nhau, qua dây rốn vào truyền vào người bé. Như vậy, máu cuống rốn chính là loại máu chảy trong hệ tuần hoàn của thai nhi.

Máu cuống rốn được thu thập sau khi bác sĩ sản khoa kẹp cắt rốn. Khi đó, sẽ có một lượng máu còn sót lại trong dây rốn và bánh nhau. Trong loại máu cũng có chứa hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu như máu thông thường. Nhưng ngoài ra, nó còn chứa nhiều loại tế bào gốc, nhất là những tế bào gốc tạo máu.

Những tế bào gốc này có nhiệm vụ tái tạo hệ miễn dịch, bổ sung máu cho cơ thể. Điều đặc biệt nhất, các tế bào gốc trong máu cuống rốn là tế bào nguyên thủy, chưa bị nhiễm bệnh, hư hỏng và có thể biến đổi thành hầu hết các loại tế bào khác trong cơ thể. Vì vậy, trong lĩnh vực y học hiện đại, máu cuống rốn được đánh giá là vô giá.

Có nên lưu trữ máu cuống rốn không? Điều cha mẹ muốn biết 1

Máu cuống rốn được thu thập từ dây rốn của trẻ sơ sinh

Lưu trữ máu cuống rốn là gì?

Xưa kia, nhau thai và cuống rốn của em bé sau khi chào đời được xử lý như một loại rác thải y tế. Tuy nhiên, các thiết bị y tế, công nghệ khoa học hiện đại đã giúp thu thập lại máu cuống rốn để lưu trữ trong thời gian dài, có thể lên đến 25 năm. Mục đích chính là thu thập và lưu trữ tế bào gốc có trong máu cuống rốn hay còn gọi là tế bào gốc dây rốn.

Quá trình thu thập và lưu trữ máu cuống rốn cần được thực hiện một cách chuẩn xác, đáp ứng những điều kiện khắt khe. Máu sau khi được thu thập trong các dụng cụ chuyên dụng sẽ được xử lý, đánh giá rồi mới đưa vào lưu trữ, bảo quản trong các ngân hàng mô hay trung tâm lưu trữ tế bào gốc được Bộ Y tế cấp phép.

Vì vậy, các bậc cha mẹ thường phải quyết định có nên lưu trữ máu cuống rốn hay không từ tuần thai thứ 34. Việc này sẽ liên quan đến quyết định chọn địa chỉ sinh. Hiện nay, có một số bệnh viện sở hữu trung tâm lưu trữ tế bào gốc riêng biệt. Cũng có những bệnh viện liên kết với các ngân hàng và trung tâm lưu trữ được cấp phép để cung cấp dịch vụ lưu trữ tế bào gốc ngoại viện.

Có nên lưu trữ máu cuống rốn hay không?

Chi phí lưu trữ máu cuống rốn không hề rẻ nên chắc chắn nhiều gia đình sẽ phải cân nhắc kỹ trước khi sử dụng dịch vụ này. Để giúp gia đình có lựa chọn dễ dàng hơn, cùng điểm qua một số lợi ích mà việc lưu trữ máu cuống rốn cho con mang lại nhé!

Tìm hiểu thêm: Trẻ hóa da mặt là gì? Các phương pháp trẻ hóa da mặt phổ biến

Có nên lưu trữ máu cuống rốn không? Điều cha mẹ muốn biết 2
Nhiều bậc cha mẹ muốn biết có nên lưu trữ máu cuống rốn hay không?

Lưu trữ máu cuống rốn là tạo “bảo hiểm sinh học” vô giá

Với khả năng có thể biến đổi thành hơn 200 loại tế bào khác nhau trong cơ thể, tế bào gốc nguyên thủy trong máu cuống rốn được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải trong tương lai. Theo những nghiên cứu hiện đại, tế bào gốc có thể hỗ trợ điều trị đến hơn 80 bệnh lý khác nhau, trong đó có cả những bệnh cực nguy hiểm như: Bệnh tự miễn, ung thư máu, ung thư tủy xương, bệnh bạch cầu, tan máu bẩm sinh… Không ai có thể biết trước trong tương lai con mình có thể mắc phải bệnh gì. Vì vậy, lưu trữ tế bào gốc là cách cha mẹ tạo lập một loại “bảo hiểm sinh học” vô giá cho con.

Tế bào gốc dây rốn của trẻ có thể cứu sống nhiều người

Tế bào gốc máu cuống rốn có thể dùng để chữa bệnh cho cả trẻ và người thân cùng huyết thống nếu không may mắc bệnh trong tương. Ngoài ra, các gia đình cũng có thể tặng tế bào gốc cho những bệnh nhân đang cần ghép tế bào gốc. Đây được xem là một hành động có ý nghĩa nhân văn cao cả, giống như hiến tạng.

Ghép tế bào gốc dây rốn không lo phản ứng thải ghép

Có một số nguồn cung cấp tế bào gốc khác nhau như: Tế bào gốc từ tủy xương, tế bào gốc từ người hiến. Tuy nhiên, tế bào gốc từ máu cuống rốn sau khi được ghép vào cơ thể sẽ không đáng ngại về phản ứng thải ghép có thể xảy ra như khi ghép các loại tế bào gốc khác. Điều này có ý nghĩa trong trường hợp người bệnh là trẻ hoặc người thân cùng huyết thống của trẻ. Lúc này, người bệnh sẽ không cần dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch, vừa tốt cho sức khỏe người bệnh, vừa tiết kiệm chi phí.

Có nên lưu trữ máu cuống rốn không? Điều cha mẹ muốn biết 3

>>>>>Xem thêm: Mất ngủ ở phụ nữ tuổi 30 có nguy hiểm không?

Có nên lưu trữ máu cuống rốn hay không đến đây bạn đã biết rồi chứ?

Máu cuống rốn có thể được lưu trữ lâu dài

Dù chi phí lưu trữ máu cuống rốn khá cao nhưng thời gian lưu trữ lại được lâu dài, hiện nay thời gian lưu trữ có thể lên đến 25 năm. Hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy thời gian tối đa có thể lưu trữ tế bào gốc là bao lâu. Ở nhiệt độ đông lạnh dưới -150℃ thậm chí ở nhiệt độ -196°C, các tế bào gốc sẽ không bị tổn thương hay chết đi. Vì vậy, chất lượng và công dụng của tế bào gốc máu cuống rốn được lưu trữ chuẩn kỹ thuật không bị thay đổi theo thời gian.

Lưu trữ máu cuống rốn dễ dàng, an toàn

Thêm một lý do khác để các gia đình cân nhắc lưu trữ máu cuống rốn cho con là quy trình lưu trữ rất dễ dàng và an toàn. Máu cuống rốn được thu thập ngay sau khi trẻ chào đời nên sẽ không ảnh hưởng gì đến cả mẹ và bé. Các kỹ thuật viên sẽ luồn kim vào tĩnh mạch cuống rốn để máu chảy vào túi chuyên dụng có chứa sẵn chất chống đông. Sau đó, máu được mang đến phòng Lab của các trung tâm lưu trữ để sàng lọc yếu tố bệnh lý, đánh giá số lượng, chất lượng tế bào gốc… trước khi đưa vào lưu trữ.

Có nên lưu trữ máu cuống rốn hay không phụ thuộc vào khả năng tài chính và nhu cầu thực tế của mỗi gia đình. Tuy nhiên, những gia đình tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh lý di truyền nên sử dụng dịch vụ này. Chi phí lưu trữ máu cuống rốn trong 25 năm có thể lên đến 50 triệu đồng nhưng giá trị mà việc này mang lại khó có thể đo đếm được.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Tế bào gốcTế bào

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *