Chụp động mạch thận có thể chẩn đoán những bệnh nào?

Chụp động mạch thận có thể chẩn đoán những bệnh nào?

Một trong những thắc mắc của nhiều người bệnh được chỉ định chụp động mạch thận là phương pháp này sẽ giúp chẩn đoán những bệnh lý thận nào. Để có câu trả lời, hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Bạn đang đọc: Chụp động mạch thận có thể chẩn đoán những bệnh nào?

Chụp động mạch thận (hay tên gọi khác là chụp mạch máu thận) là kỹ thuật sử dụng tia X để chụp mạch máu ở thận. Đây là kỹ thuật chụp X-quang đặc biệt có khả năng phát hiện tình trạng tắc nghẽn xảy ra trong động mạch thận. Trước khi tiến hành chụp động mạch thận, người bệnh sẽ được tiêm thuốc cản quang để kiểm tra tình trạng các động mạch và xem xét mức độ lưu thông của máu.

Dù là phương pháp có tính hiệu quả cao, nhưng nhiều bệnh nhân được chỉ định thực hiện chụp động mạch thận vẫn phân vân không rõ kỹ thuật này chính xác phát hiện được những bệnh gì? Có gây ra biến chứng nguy hiểm nào không? Cần lưu ý gì khi thực hiện?

Chụp động mạch thận được sử dụng trong chẩn đoán những bệnh lý nào?

Như đã trình bày ở trên, chụp động mạch thận là kỹ thuật chụp X-quang đặc biệt, được các bác sĩ sử dụng khi chẩn đoán các bệnh lý về thận phức tạp gồm:

  • Bệnh hẹp động mạch thận;
  • Bệnh tắc động mạch thận;
  • Bệnh phình động mạch thận;
  • Bệnh co thắt động mạch thận;
  • Bệnh dị dạng tĩnh mạch;
  • Tình trạng huyết khối (cục máu đông);
  • U thận;
  • Nang thận;
  • Biến chứng sau phẫu thuật ghép thận.

Chụp động mạch thận có thể chẩn đoán những bệnh nào?

Chụp động mạch thận có thể dùng trong chẩn đoán bệnh hẹp động mạch thận

Có thể thấy, phần lớn những bệnh lý ở trên là bệnh liên quan tới động mạch thận, gây ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của thận, tới hoạt động chung của toàn cơ thể và tác động tiêu cực tới sức khoẻ con người.

Ai không nên chụp động mạch thận?

Do chụp động mạch thận là kỹ thuật chụp X-quang nên có thể gây ra một vài rủi ro cho sức khoẻ. Dưới đây là những đối tượng bị cấm chỉ định thực hiện chụp động mạch thận:

  • Phụ nữ mang thai: Theo các chuyên gia sản khoa, việc tiếp xúc với tia X trong thời kỳ mang thai có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi, đặc biệt dẫn tới dị tật bẩm sinh.
  • Người bị suy thận và các bệnh lý liên quan đến thận: Các chuyên gia cho hay thuốc tương phản có thể khiến cho tình trạng suy thận trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Người bị dị ứng với thuốc tương phản: Đây cũng là đối tượng được cảnh báo không nên chụp động mạch thận. Bởi có thể khiến cơ thể xuất hiện các phản ứng dị ứng không mong muốn, ảnh hưởng tới sức khoẻ và tính mạng.
  • Người sử dụng thuốc điều trị tiểu đường: Các chuyên gia sức khoẻ cũng khuyến cáo những người đang sử dụng một vài loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường không nên chụp động mạch thận. Bởi có thể gây ra tình trạng suy thận.

Tìm hiểu thêm: Viêm cơ tự miễn có nguyên nhân do đâu? Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Chụp động mạch thận có thể chẩn đoán những bệnh nào?
Phụ nữ mang thai không nên chụp động mạch thận

Bên cạnh những đối tượng ở trên, người bệnh đa u tuỷ, bệnh nhân thiểu niệu, người có cơ địa dị ứng, phụ nữ đang cho con bú, người bệnh suy gan, người bệnh suy tim mất bù,… cũng là những đối tượng nằm trong nhóm chống chỉ định thực hiện chụp động mạch thận. Đặc biệt, người bị mất nước nặng và người có cơ địa dị ứng với iodine là những trường hợp cần phải chống chỉ định tuyệt đối.

Biến chứng có thể gặp khi chụp động mạch thận

Mặc dù là phương pháp có khả năng chẩn đoán các bệnh lý liên quan tới động mạch thận, nhưng chụp động mạch thận cũng có thể gây ra một vài các biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Tuỳ thuộc vào tình hình sức khoẻ thực tế của người bệnh mà có thể xuất hiện một hoặc nhiều biến chứng.

Các biến chứng bao gồm:

  • Tổn thương thần kinh;
  • Tình trạng huyết khối;
  • Các khối máu tụ;
  • Suy thận tạm thời;
  • Tổn thương động mạch hoặc thành động mạch;
  • Nhiễm trùng;
  • Chảy máu.

Một vài lưu ý khi thực hiện chụp động mạch thận

Đầu tiên, khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lý liên quan đến thận và được chỉ định thực hiện chụp động mạch thận, người bệnh cần trao đổi thẳng thắn, thành thật với bác sĩ về các vấn đề như: Tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình; có đang sử dụng thuốc chữa bệnh không (bao gồm cả thuốc không kê đơn, thuốc thảo dược); cơ thể có bị dị ứng với thuốc, mủ cao su, thuốc gây mê, thuốc cản quang hay iod không.

Điều này sẽ giúp quá trình chụp động mạch thận diễn ra dễ dàng và có kết quả tốt nhất. Bởi một số loại thuốc điều trị, thậm chí là những loại thuốc phổ thông, tưởng như vô hại cũng có thể ảnh hưởng tới quá trình thực hiện cũng như có thể khiến cơ thể phản ứng lại với thuốc cản quang.

Chụp động mạch thận có thể chẩn đoán những bệnh nào?

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh viêm cơ chân ở trẻ em

Hãy báo trước với bác sĩ nếu bạn có cơ địa dị ứng thuốc

Lưu ý thứ hai, người bệnh sẽ không được phép ăn uống bất cứ thực phẩm nào (kể cả đồ ăn lỏng) tối thiểu từ 2 – 4 giờ trước khi tiêm thuốc cản quang để chụp động mạch thận. Ngoài ra, bệnh nhân cần ngưng sử dụng trước 24 tiếng trước với các loại thuốc chống viêm nonsteroid, thuốc lợi tiểu và 48 tiếng với metformin. Những loại thuốc ức chế thụ thể, ức chế men chuyển bắt buộc ngưng nghiêm ngặt.

Sau khi hoàn thành chụp động mạch thận, người bệnh sẽ được theo dõi để kiểm tra xem có xuất hiện các biến chứng sau thủ thuật như nhiễm trùng, chảy máu, phồng hoặc thông động mạch tĩnh, đứt ống thông hoặc đứt ống dẫn,… Qua đó, các bác sĩ có thể kịp thời xử lý, tránh nguy hiểm tới tính mạng.

Nhìn chung, chụp động mạch thận là phương pháp có độ chính xác cao và yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trước, trong và sau khi tiến hành để có được kết quả chính xác cũng như đảm bảo độ an toàn cho sức khoẻ người bệnh.

Nhà thuốc Long Châu hy vọng rằng những điều trong bài viết trên đây sẽ phần nào hữu ích cho mọi người, đặc biệt là những ai đang nghi ngờ hoặc có những dấu hiệu mắc phải các bệnh lý liên quan tới động mạch thận.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *