Chụp cắt lớp 256 dãy: Quy trình và ưu nhược điểm

Chụp cắt lớp 256 dãy: Quy trình và ưu nhược điểm

Chụp cắt lớp 256 dãy là kỹ thuật xét nghiệm hình ảnh tiên tiến giúp tầm soát và chẩn đoán nhanh các bệnh lý tim mạch nguy hiểm như: Nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch vành,… Ngoài ra chúng còn được sử dụng để làm rõ các bệnh về xương khớp, thần kinh và hô hấp.

Bạn đang đọc: Chụp cắt lớp 256 dãy: Quy trình và ưu nhược điểm

Chụp cắt lớp 256 dãy là một trong những phương pháp chụp CT tiên tiến nhất hiện nay. Công nghệ đang xét thường được dùng để khảo sát chức năng, cấu trúc của hệ tim mạch. Thời gian thực hiện rất nhanh gọn, kết quả có độ tin cậy cao và không tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho người thực hiện.

Chụp cắt lớp 256 dãy là gì?

Chụp cắt lớp 256 dãy là xét nghiệm sử dụng công nghệ máy tính kết hợp với tia X để tạo ra 256 lát cắt hình ảnh theo nhiều chiều nhằm tầm soát, chẩn đoán và theo dõi tiến trình can thiệp một bệnh lý nào đó.

Đây là một trong những công nghệ xét nghiệm có nhiều đột phá và được giới chuyên khoa đánh giá rất cao. Phương pháp có phổ ứng dụng rộng nhưng thường được sử dụng để sàng lọc các bệnh lý về tim mạch, đặc biệt là các bệnh liên quan đến động mạch vành.

Chụp cắt lớp 256 dãy: Quy trình và ưu nhược điểm 4

Chụp cắt lớp 256 dãy sử dụng thường được dùng để chẩn đoán bệnh tim mạch

Quy trình thực hiện

Tiến trình chụp CT 256 dãy sẽ được thực hiện tuần tự theo các bước dưới đây:

Chuẩn bị

Bác sĩ trao đổi trước với bệnh nhân về phương pháp can thiệp đang xét, bao gồm các bước tiến hành và cả công dụng, yếu tố nguy cơ. Sau đó tùy vào từng bệnh lý khác nhau mà chuyên gia y tế sẽ chỉ định một loại thuốc cản quang phù hợp nhằm làm rõ cấu trúc, trạng thái của bộ phận cần kiểm tra trên màn hình máy.

Tiếp đến, chất lỏng trên sẽ được dẫn truyền vào cơ thể qua một trong hai đường: Tiêm vào cánh tay hoặc đi vào trực tràng cùng thuốc xổ. Trong trường hợp sử dụng thuốc cản quang, bệnh nhân sẽ phải nhịn ăn tối thiểu 4 tiếng trước giờ chụp CT.

Chụp cắt lớp 256 dãy: Quy trình và ưu nhược điểm 2

Chuyên gia y tế sẽ trao đổi với bệnh nhân về kỹ thuật này trước khi bắt đầu

Chụp CT 256 dãy

Bệnh nhân thay áo choàng y tế, tháo gỡ tư trang có bản chất kim loại để tránh gây nhiễu hình ảnh. Tiếp đến nhân viên y tế sẽ yêu cầu người bệnh nằm ngửa trên bàn của máy chụp và thả lỏng cơ thể để hệ thống từ từ đưa cơ thể họ vào sâu trong máy. Lúc này, tia X được phát ra xung quanh bệnh nhân và mỗi vòng quay của máy sẽ tạo ra một lát cắt mỏng về hình ảnh ở khu vực cần kiểm tra.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về tác hại và lợi ích của ánh sáng xanh dương

Chụp cắt lớp 256 dãy: Quy trình và ưu nhược điểm 3
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 256 dãy

Sau khi chụp CT

Sau khi quá trình chụp cắt lớp kết thúc, hệ thống sẽ đẩy bàn ra khỏi khu vực quét tia X. Kết quả được trả sau khoảng 20 – 60 phút. Trong trường hợp không nhìn thấy bất thường thì người thực hiện có thể ra về nhưng nếu xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân, đưa ra chẩn đoán ban đầu và làm thêm các xét nghiệm khác để đánh giá chính xác bệnh lý mà họ đang gặp phải. Từ đó định hướng phương thức điều trị tích cực cho từng trường hợp.

Ưu điểm và hạn chế

Chụp cắt lớp 256 dãy là một công nghệ chẩn đoán bằng hình ảnh có nhiều điểm cộng ưu việt nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một vài hạn chế. Và để có được đánh giá toàn diện, mời bạn tìm hiểu qua những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này.

Ưu điểm

  • Hạn chế tối đa việc sử dụng tia phóng xạ khi chụp CT: Nếu sử dụng phương thức can thiệp này thì lượng phóng xạ sử dụng chỉ bằng 18 – 20% so với các kỹ thuật chụp CT truyền thống. Nhờ vậy mà giảm thiểu những nguy cơ, hệ lụy khi can thiệp bằng tia X.
  • Hình ảnh mô phỏng rõ nét, dễ quan sát: Hình ảnh thu được cực sắc nét, mô phỏng chi tiết từng cấu trúc dưới góc nhìn đa chiều nên giúp tối ưu độ chính xác khi chẩn đoán.
  • Khả năng phân giải mô mềm cực tốt: Đây chính là lý do giúp hình ảnh chụp cắt lớp không bị nhiễu, dù bạn có phóng đại chúng nhiều lần trên máy chụp. Sau khi in, hình ảnh thu được rất rõ ràng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá thực trạng bệnh nhân của chuyên gia y tế.
  • Quy trình chụp chiếu diễn ra nhanh gọn: Mỗi vòng quay của thiết bị diễn ra trong thời gian 0,28 giây. Như vậy, chỉ sau chừng 15 – 20 giây là đã thu được hình ảnh chẩn đoán có độ bao quát cao. Điều này sẽ nâng cao hiệu suất xét nghiệm của các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám theo đơn vị ngày đồng thời hỗ trợ tích cực vào việc chẩn đoán sớm cho các ca nặng, ca cấp cứu.
  • Độ phân giải không gian ở mức cao: Trong việc chẩn đoán các bệnh về xương, nếu máy chụp CT có độ phân giải không gian thấp thì sẽ rất khó để cho kết quả chính xác. Và chính nhờ ưu thế đặc biệt này mà công nghệ chụp cắt lớp 256 dãy được xem là lựa chọn hàng đầu để làm rõ các bệnh về xương khớp.

Chụp cắt lớp 256 dãy: Quy trình và ưu nhược điểm 5

>>>>>Xem thêm: Cường tuyến giáp run tay là gì? Phương pháp điều trị như thế nào?

Kỹ thuật chẩn đoán này tích hợp nhiều ưu điểm hơn là nhược điểm

Hạn chế

  • Khả năng phát hiện tổn thương sụn, tủy sống, dây chằng,… không được như kỳ vọng: Đây không phải là hạn chế riêng của chụp CT 256 dãy mà là điểm trừ chung của kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính. Vậy nên để chẩn đoán chính xác những trường hợp trên thì chuyên gia y tế cần áp dụng các kỹ thuật xét nghiệm khác.
  • Sử dụng tia X trong can thiệp: Lượng phóng xạ dùng trong công nghệ này tuy không đáng kể nhưng ở một số cơ địa đặc biệt, chúng vẫn được xem là yếu tố nguy cơ. Do đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh nhân để quyết định việc có nên can thiệp bằng phương pháp này hay không.

Một số điểm cần cân nhắc trước khi bắt đầu

Trước khi chụp CT 256 dãy, người bệnh cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:

  • Nói rõ hiện trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, tiền sử phơi nhiễm phóng xạ với bác sĩ chuyên khoa để các chuyên gia chốt phương án cuối cùng (xét nghiệm hay không xét nghiệm bằng kỹ thuật này).
  • Tia X có hại cho thai nhi nên nếu đang mang thai, người bệnh nên từ chối kỹ thuật xét nghiệm hình ảnh này và thay thế chúng bằng các phương pháp thân thiện hơn như siêu âm, chụp cộng hưởng từ để giảm thiểu nguy cơ gây dị tật bẩm sinh ở bé.
  • Một số người bệnh có thể dị ứng với thuốc cản quang. Mức độ dị ứng có thể dao động từ nhẹ (phát ban, mẩn ngứa,…) đến nặng (sốc phản vệ, suy thận, xuất hiện cơn bão giáp,…). Trong trường hợp cơ địa dị ứng nhẹ, bệnh nhân có thể cân nhắc nhưng nếu dị ứng nặng thì nên bỏ qua phương pháp này.

Trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về công nghệ chụp cắt lớp 256 dãy. Mặc dù có cả những ưu thế và hạn chế nhưng nhìn chung đây vẫn là phương pháp hiện đại, an toàn, đa tiện ích và phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh. Vậy nên khi sử dụng đúng cách, kỹ thuật này sẽ giúp chẩn đoán chính xác nhiều bệnh lý mà chụp CT thông thường không thể mô tả chi tiết.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Chụp ctChẩn đoán bệnh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *