Chứng suy giảm nhận thức nhẹ có nguy hiểm không?

Chứng suy giảm nhận thức nhẹ có nguy hiểm không?

Suy giảm nhận thức nhẹ là một tình trạng rối loạn trong hệ thống não gây khó khăn trong khả năng ghi nhớ. Vậy triệu chứng thường gặp của bệnh này là gì, khắc phục thế nào?

Bạn đang đọc: Chứng suy giảm nhận thức nhẹ có nguy hiểm không?

Suy giảm nhận thức nhẹ là giai đoạn người bệnh thay đổi hành vi, lời nói rõ rệt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này, cách ngăn chặn như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.

Chứng suy giảm nhận thức nhẹ là gì?

Suy giảm nhận thức nhẹ là một giai đoạn trung gian giữa việc mất trí nhớ bình thường liên quan đến tuổi tác và bệnh Alzheimer hoặc các chứng suy giảm tương tự. Không phải tất cả những người mắc suy giảm nhận thức nhẹ đều phát triển thành chứng sa sút trí tuệ. Tương tự như chứng sa sút trí tuệ, suy giảm nhận thức nhẹ không được xem là một căn bệnh, mà là một nhóm các triệu chứng mô tả những biến đổi trong cách quý vị tư duy hoặc xử lý thông tin. Các vấn đề về trí nhớ thường là biểu hiện phổ biến nhất của suy giảm nhận thức này.

Các thành viên trong gia đình và bạn bè có thể không chú ý đến những vấn đề này, vì các triệu chứng ban đầu có thể tương tự với những thay đổi bình thường liên quan đến tuổi tác. Người mắc suy giảm nhận thức nhẹ thường nhận ra rằng họ gặp khó khăn, nhưng vẫn có thể thực hiện hầu hết các hoạt động hàng ngày và sống độc lập.

Chứng suy giảm nhận thức nhẹ có nguy hiểm không? 1

Suy giảm nhận thức nhẹ có liên quan đến alzheimer

Triệu chứng suy giảm nhận thức

Khi lão hóa, bộ não trải qua sự biến đổi. Hiện tượng đãng trí thường phổ biến hơn ở người cao tuổi, thể hiện qua việc mất nhiều thời gian để suy nghĩ về một vấn đề cụ thể hoặc để ghi nhớ tên của người, vật hoặc sự kiện.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày, đó có thể là dấu hiệu của suy giảm nhận thức nhẹ. Các triệu chứng bao gồm:

  • Quên nhiều hơn, ngày càng nhanh chóng;
  • Thường quên các sự kiện quan trọng như cuộc hẹn hoặc gặp gỡ xã hội;
  • Khó tập trung trong cuộc trò chuyện, lơ đãng khi đọc hoặc xem phim;
  • Gặp khó khăn khi ra quyết định, lập kế hoạch hoặc giải thích một vấn đề;
  • Bắt đầu mất phương hướng;
  • Tăng cường sự bốc đồng hoặc đưa ra những phán đoán không cân nhắc;
  • Gia đình và bạn bè nhận thấy những biểu hiện bất thường.

Các dấu hiệu khác có thể bao gồm tình trạng trầm cảm, sự căng thẳng và hung hăng, lo lắng và thờ ơ với thế giới xung quanh.

Chứng suy giảm nhận thức nhẹ có nguy hiểm không? 2

Người bệnh thường xuyên lãng quên mọi thứ

Nguyên nhân suy giảm nhận thức

Nguyên nhân chính xác gây ra suy giảm nhận thức nhẹ vẫn chưa được xác định rõ. Các triệu chứng có thể duy trì “đứng yên” trong nhiều năm, tiếp tục phát triển thành bệnh Alzheimer, hoặc trong một số trường hợp may mắn, có thể cải thiện qua thời gian nếu điều trị đúng cách.

Trong quá trình khám nghiệm tử thi của những người mắc suy giảm nhận thức nhẹ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một số yếu tố bao gồm:

  • Các khối u đặc biệt của protein beta-amyloid (plaque) và cụm protein nhỏ có đặc tính của bệnh Alzheimer.
  • Các khối u nhỏ (Lewy) của một loại protein liên quan đến bệnh Parkinson, suy giảm trí tuệ và một số trường hợp của bệnh Alzheimer.
  • Sự xuất hiện của đột quỵ nhẹ hoặc sự giảm lưu lượng máu qua các mạch máu não.

Nghiên cứu hình ảnh não cũng đã chỉ ra một số thay đổi có mối liên hệ mật thiết với suy giảm nhận thức:

  • Sự co rút của hồi hải mã, một khu vực não quan trọng liên quan đến việc lưu giữ thông tin và hình thành ký ức trong trí nhớ dài hạn và khả năng định hướng trong không gian.
  • Sự mở rộng của không gian dịch não (não thất).
  • Hạn chế trong quá trình hấp thụ glucose tại các khu vực não bộ quan trọng.

Yếu tố nguy cơ dẫn đến suy giảm nhận thức nhẹ

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến suy giảm nhận thức nhẹ bao gồm:

  • Tuổi già: Sự tăng tuổi là yếu tố chính góp phần vào suy giảm nhận thức nhẹ.
  • Điều kiện y tế và lối sống có liên quan:
    • Bệnh tiểu đường, hút thuốc lá, huyết áp cao, tăng cholesterol, trầm cảm,…
    • Ít tham gia hoạt động xã hội, ít tập thể dục hoặc thiếu các thói quen kích thích trí tuệ như đọc sách, chơi cờ,…

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu chi tiết về phẫu thuật nha chu

Chứng suy giảm nhận thức nhẹ có nguy hiểm không? 3
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức

Chứng suy giảm nhận thức nhẹ có nguy hiểm không?

Mặc dù tình trạng suy giảm nhận thức nhẹ không phải quá nghiêm trọng, chưa dẫn đến sa sút trí tuệ nhưng bạn cũng không nên coi thường. Bạn cần sớm điều trị bệnh để tránh tình trạng nặng thêm, đặc biệt là đối tượng người cao tuổi cần được quan tâm đúng mức.

Mỗi năm, khoảng 1 – 2% người lớn tuổi gặp phải các vấn đề liên quan đến suy giảm trí nhớ, trong đó có cả suy giảm nhận thức nhẹ, ước tính chiếm khoảng 6 – 15% số người bệnh.

Các biện pháp phòng chứng suy giảm nhận thức nhẹ

Các biện pháp phòng ngừa chứng suy giảm nhận thức nhẹ bạn nên biết như:

Quan tâm đến sức khỏe và tinh thần

Dưới đây là một số gợi ý về chế độ ăn uống hàng ngày mà bạn nên cân nhắc:

  • Tăng cường thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất từ trái cây và rau củ và giảm lượng chất béo để hỗ trợ sức khỏe não bộ. Các loại thực phẩm như cải xoăn, bông cải xanh, súp lơ, cần tây, cam, quýt, ổi, kiwi là những lựa chọn tốt.
  • Bổ sung omega-3 vào chế độ ăn uống, vì chúng giúp tăng cường truyền tải dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng cho hoạt động như nhận thức, trí nhớ và tâm trạng. Cá thu, cá hồi, cá trích, dầu cá, hàu là các nguồn giàu omega-3.
  • Thực hiện tập thể dục đều đặn để cải thiện sức khỏe tim mạch và khả năng ghi nhớ của não. Dành ít nhất 15 phút mỗi ngày cho việc vận động, bao gồm đi bộ, thể dục nhịp điệu, đạp xe.
  • Tham gia các hoạt động xã hội để tiếp xúc với những kiến thức mới và cải thiện trí nhớ.
  • Thiền hoặc yoga có thể giúp giảm căng thẳng, cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường hoạt động của hệ thần kinh.

Chứng suy giảm nhận thức nhẹ có nguy hiểm không? 4

>>>>>Xem thêm: Rối loạn tế bào máu là gì? Triệu chứng và phân loại rối loạn tế bào máu

Tinh thần vui vẻ giúp cải thiện chứng suy giảm nhận thức

Cải thiện tâm lý

Khi có suy giảm nhận thức, việc hoàn thành công việc có thể mất nhiều thời gian hơn bình thường. Do đó, hãy tránh làm quá nhiều công việc cùng một lúc hoặc thực hiện nhiều hoạt động liên tiếp. Thay vào đó, nên dành thời gian nghỉ ngơi sau khi hoàn thành một công việc. Đặc biệt, việc tham gia các hoạt động giao lưu, hẹn hò với bạn bè giúp giải tỏa căng thẳng và tăng cường năng lượng.

Những người mắc chứng suy giảm nhận thức thường dễ tin vào những thông tin không chính xác hoặc suy nghĩ phức tạp hơn. Họ cũng có thể xao nhãng hoặc hay quên trong công việc. Do đó, việc duy trì một môi trường hòa nhã với những người xung quanh, đồng nghiệp sẽ giúp tránh xa những xung đột không cần thiết.

Một số triệu chứng như quên, hành động lặp đi lặp lại, khó ngủ có thể làm cho người bệnh trở nên không kiên nhẫn. Thực hiện những hoạt động như uống trà, xem ảnh gia đình hoặc đi dạo ngoài trời có thể giúp họ thư giãn và bình tĩnh lại tinh thần.

Rèn luyện trí não

Người bệnh suy giảm nhận thức nhẹ nên lên kế hoạch và lên lịch trình cho các hoạt động và công việc hàng ngày của mình. Ghi chép thông tin cần thiết cũng là một cách hiệu quả để củng cố và rèn luyện trí não. Ngoài ra, việc lắng nghe nhạc cũng là một cách để khuyến khích sự dẻo dai của thần kinh. Âm nhạc không chỉ giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng mà còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Từ đó, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh.

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc và ngủ sâu là yếu tố quan trọng để cải thiện sức khỏe não bộ. Người trưởng thành cần có khoảng 7 – 9 giờ ngủ mỗi đêm và duy trì một lịch trình ngủ đều đặn. Thức khuya hoặc thiếu ngủ có thể dẫn đến sự mệt mỏi, mất tập trung và giảm khả năng ghi nhớ, dần dần làm suy giảm trí nhớ.

Các triệu chứng suy giảm nhận thức nhẹ có thể giảm rõ rệt, ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống nếu bạn tuân thủ nguyên tắc điều trị và luyện tập. Bởi vậy, điều quan trọng là bạn hoặc người thân thường xuyên được thăm khám, kiểm tra định kỳ nhằm khắc phục các triệu chứng của bệnh.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Tâm lýSức khỏe tinh thần

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *