Chứng khó đọc ở trẻ em là hội chứng phổ biến thường gặp ở trẻ em. Hội chứng này không chỉ ảnh hưởng đến các chỉ số thông minh ở trẻ mà còn khiến cho trẻ gặp các khó khăn trong việc nghe nói hay sử dụng các âm thanh ngôn ngữ. Để cải thiện hội chứng này theo hướng tích cực, các bậc phụ huynh nên chú ý các dấu hiệu nhận biết sớm nhất có thể để áp dụng các chương trình giáo dục đặc biệt để trẻ có thể phát triển kỹ năng nghe đọc theo hướng tốt hơn.
Bạn đang đọc: Chứng khó đọc ở trẻ em: Nguyên nhân và cách nhận biết
Chứng khó đọc ở trẻ em là một hội chứng được cho là rối loạn học tập. Các bé sẽ gặp khó khăn trong việc đánh vần hay sử dụng các ngôn ngữ nói trong học tập lẫn giao tiếp. Hơn nữa, hội chứng này còn khiến trẻ dễ bị ảnh hưởng đến các chỉ số thông minh. Chính vì vậy các bậc phụ huynh nên chú ý đến trẻ để nhận biết các dấu hiệu của hội chứng này sớm nhất để cải thiện kỹ năng nghe đọc cho trẻ.
Tìm hiểu về chứng khó đọc ở trẻ em
Chứng khó đọc là một tình trạng gặp khó khăn khi đọc thường thấy ở trẻ em. Khi không may mắc phải hội chứng này, trẻ sẽ bị giảm khả năng đọc, viết cũng như nhận biết các mặt chữ khi học tập. Không những thế, hệ thần kinh của trẻ cũng sẽ bị ảnh hướng, các chỉ số thông minh cũng sẽ dần dần bị thay đổi.
Ngày nay, tỷ lệ trẻ mắc chứng khó đọc ngày càng gia tăng. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trên thế giới có khoảng 7% dân số được phát hiện những ảnh hưởng bởi hội chứng này gây nên. Vì vậy để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện nhất, các bậc phụ huynh cần chú ý hơn trong việc quan sát các biểu hiện của trẻ trong việc học, để kịp thời phát hiện và có những phương pháp giáo dục đặc biệt cho trẻ.
Nguyên nhân của chứng khó đọc ở trẻ em
Điều gì gây ra chứng khó đọc là câu hỏi của hầu hết các bậc phụ huynh đặt ra khi con họ không may mắc phải hội chứng này.
Hiện nay, các nguyên nhân gây nên chứng khó đọc chưa được xác định một cách chính xác, nhưng theo các cuộc thử nghiệm các nhà khoa học đã rút ra những khía cạnh có thể liên quan đến hội chứng này:
Yếu tố liên quan đến di truyền
Tùy thuộc vào gen và yếu tố di truyền thì chứng khó đọc có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu cha hoặc mẹ có biểu hiện của chứng khó đọc thì 30 – 40% khả năng con của họ cũng sẽ gặp hội chứng khó đọc. Hơn nữa, các tình trạng liên quan đến hội chứng Down cũng là nguy cơ có thể phát triển nên chứng khó đọc.
Các bất thường trong phát triển của não
Những trẻ khi mắc phải hội chứng khó đọc thường có cấu trúc não và các chức năng não khác biệt hơn những trẻ bình thường. Hiện tại, nguyên nhân gây nên sự khác biệt này vẫn đang được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu.
Tìm hiểu thêm: Xương đòn là gì? Xương đòn có chức năng như thế nào?
Xuất hiện những gián đoạn khi não bộ phát triển
Các yếu tố liên quan đến não bộ thường sẽ liên quan đến khả năng phát triển của trẻ như nhiễm trùng hay ảnh hưởng từ các chất độc hại trong thai kỳ có thể làm gián đoạn các phát triển của não, từ đó giúp tăng nguy cơ phát triển chứng khó đọc của trẻ sau này. Vì vậy các mẹ nên hết sức chú ý chỉ số phát triển của não bộ và chăm sóc trẻ trong suốt quá trình mang thai để trẻ được phát triển một cách toàn diện nhất khi sinh ra.
Các ảnh hưởng từ bên ngoài
Một số các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường xung quanh cũng có thể khiến trẻ mắc chứng khó đọc:
- Nhiễm độc hại từ môi trường như ô nhiễm không khí và nước, đặc biệt là nhiễm các kim loại nặng gây ảnh hưởng trực tiếp đến trí não của trẻ.
- Hạn chế khả năng tiếp cận các tài liệu đọc cũng như hạn chế về mặt học tập khiến trẻ ít tiếp xúc với các con chữ thường xuyên.
>>>>>Xem thêm: Trị nhiệt miệng bằng xát muối có thật sự hiệu nghiệm?
Dấu hiệu của trẻ khi mắc hội chứng khó đọc
Các dấu hiệu nhận biết của trẻ khi mắc hội chứng khó đọc là:
Trước khi đi học
- Nói muộn: So với các bạn đồng trang lứa, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc nói hay phát triển ngôn ngữ, từ đó gia tăng nguy cơ khiến trẻ mắc hội chứng khó đọc.
- Vấn đề hình thành từ: Đa số trẻ thường sẽ gặp khó khăn trong việc nhầm lẫn các từ có âm vần giống nhau hoặc có thể gặp khó khăn khi nói các câu dài.
- Khả năng ghi nhớ kém: Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nhận biết hay ghi nhớ các chữ cái hoặc màu sắc. Từ đó dẫn đến khả năng nhận biết của trẻ kém đi gây ảnh hưởng đến việc học tập sau này.
Khi đi học
- Đọc chậm: Việc trẻ chần chừ hay ngập ngừng trong việc đọc hay thường xuyên đọc vấp có thể là dấu hiệu nhận biết cho việc trẻ mắc phải hội chứng khó đọc.
- Khó khăn trong việc xử lý và hiểu các ngôn ngữ: Việc trẻ gặp khó khăn khi nhận biết các mặt chữ trong học tập hay xử lý các ngôn ngữ đọc viết cũng là một trong số những dấu hiệu trẻ mắc phải hội chứng khó đọc.
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của chứng khó đọc có thể giúp trẻ có thể được giáo dục theo một lộ trình đặc biệt, nhằm cải hiện tốt khả năng đọc viết cũng như phát triển trí não theo cách toàn diện nhất. Phụ huynh nên cho trẻ thực hiện các bài kiểm tra trí não cũng như được thăm khám và chẩn đoán bởi bác sĩ để có liệu trình điều trị phù hợp.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm