Chi phí mổ teo cơ delta là vấn đề có mối liên quan trực tiếp đến khả năng chi trả của người bệnh. Vậy nên việc nằm lòng thông tin này sẽ giúp họ chuẩn bị tốt kinh phí, dễ dàng lựa ra nơi can thiệp phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính cá nhân.
Bạn đang đọc: Chi phí mổ teo cơ delta là bao nhiêu? Cập nhật chi tiết nhất
Trước khi đi vào nội dung chính của bài viết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơ lược về teo cơ delta và một số giả thuyết được cho là nguyên nhân làm phát sinh thực trạng này.
Teo cơ delta là gì?
Cơ delta là là bộ ba bó cơ định vị ngay phần ngoài cùng của vai, ôm trọn lấy khớp động kết nối vai và xương cánh tay. Chính vì vậy, chúng đảm nhiệm vai trò hỗ trợ vận động dang ra, gấp vào và cả chuyển động xoay vòng của 2 phần xương tiếp giáp.
Teo cơ delta là hiện tượng các bó cơ bị co ngót, xơ hóa và mất dần chức năng. Do đó chúng không còn khả năng nâng đỡ và phối hợp nhịp nhàng với cơ/xương vùng lân cận. Kết quả là biểu hiện ra bên ngoài bằng những dấu hiệu đặc trưng sau:
- Hai xương bả vai nhô lên và lộ rõ trên nền da lưng, trông giống hệt như đôi cánh nên hiện tượng này còn được ví von là “chim xệ cánh”.
- Tùy vào vị trí tổn thương mà triệu chứng đi kèm cũng có đôi chút khác biệt. Teo bó cơ trước gây cong vẹo phần cánh tay, khiến chúng lệch về phía trước. Teo bó cơ giữa khiến xương cánh tay bị co rút lên phía trên nên không thể khép tay vào sát thân mình. Nếu bó cơ phía sau bị xơ cứng thì tay có xu hướng đẩy ra phía sau và trông dài hơn kích thước thông thường.
- Ngoài ra, bạn có thể bắt gặp một số hiện tượng khác đi liền với chứng teo cơ delta như cong vẹo cột sống, xơ hóa cơ vùng mông và tứ đầu đùi.
Một số nguyên nhân khiến cơ delta bị teo nhỏ, xơ cứng
Trước tiên cần phải khẳng định rằng teo cơ delta không phải là 1 bệnh lý. Nó là dấu hiệu bên ngoài, là hệ quả của căn bệnh xơ hóa loại cơ cùng tên. Nguyên nhân của thực trạng này đến nay vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ, chưa có căn cứ để xác thực. Tuy nhiên để lý giải về cơ chế phát sinh, các chuyên gia cơ xương khớp vẫn nghiêng về 3 giả thuyết sau:
Loạn dưỡng cơ
Loạn dưỡng cơ vùng vai – mặt – cánh tay khiến những vị trí này không được cung cấp đủ dưỡng chất và càng ngày càng bị hủy hoại kết cấu. Vấn đề trên có thể xuất phát từ yếu tố cơ địa, môi trường sống hoặc chế độ dinh dưỡng. Điều này giải thích vì sao có những vùng miền, tỉ lệ trẻ teo cơ delta cao đột biến so với mặt bằng chung.
Tác động vật lý
Va đập cơ học gây sang chấn cơ xương, dẫn đến hiện tượng rách/đứt gân, cơ hoặc làm lệch khớp vai. Từ đó gây ảnh hưởng đến trạng thái hoạt động và làm phát sinh bệnh lý ở cơ delta.
Sử dụng thuốc không đúng chỉ dẫn
Lạm dụng thuốc kháng sinh và một số dược chất khác, đặc biệt là những đại diện gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của hệ vận động như tetracyclin, penicillin, hypodermoclysis, dramamine… cũng có thể là căn nguyên của vấn đề này.
Điều trị vấn đề này như thế nào?
Hiện nay để điều trị teo cơ delta, các bệnh viện sử dụng hai liệu pháp “cầm trịch”, đó là phẫu thuật và phục hồi chức năng.
Phẫu thuật
Phẫu thuật được đánh giá là phương pháp can thiệp hiệu quả, nhanh gọn và ít tốn kém nhất. Thống kê cho thấy tỉ lệ chữa khỏi bằng con đường phẫu thuật có thể dao động từ 96 – 100%. Theo đó, sau khi siêu âm, chụp X quang và xác định đúng vị trí xơ hóa, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ cỡ 3 – 4cm rồi lần tìm dải cơ xơ cứng và cắt bỏ. Lúc này phần xương bị căng ra do cơ co rút lâu ngày sẽ được giải phóng ngay lập tức.
Tìm hiểu thêm: Phương pháp châm cứu và bấm huyệt Thiếu Xung
Lưu ý:
- Phẫu thuật chỉ áp dụng với trẻ từ 5 tuổi trở lên, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn về thể lực sau khi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng và lâm sàng.
- Không phẫu thuật trong các trường hợp có tư thế dạng vai bé hơn 25 độ hoặc chưa được chẩn đoán rõ ràng. Đặc biệt là những bệnh nhân đang bị viêm nhiễm vùng khớp bả vai hoặc teo toàn bộ cơ delta chứ không phải vấn đề cục bộ.
Phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng là liệu pháp được áp dụng trong mọi trường hợp, kể cả điều trị không phẫu thuật hay có can thiệp xâm lấn. Cụ thể, với những đối tượng xơ hóa cơ ở mức độ nhẹ thì chỉ cần dùng vật lý trị liệu là có thể xử lý triệt căn. Còn đối với những bệnh nhân đã cắt bỏ vùng cơ xơ thì cũng cần trải qua giai đoạn tập luyện để phục hồi hoạt động của bộ phận này.
Chi phí mổ teo cơ delta cập nhật chi tiết nhất
Chi phí mổ teo cơ delta nhìn chung có độ biến thiên rất rộng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Độ tuổi, chính sách bảo hiểm, đặc biệt là trung tâm/bệnh viện thực hiện phẫu thuật. Cụ thể như sau:
Với bệnh viện công
100% chi phí phẫu thuật sẽ dao động từ 700.000 – 1.200.000 VNĐ, tùy vào từng trường hợp cụ thể (mức độ nặng nhẹ, bệnh viện tuyến huyện, tỉnh hay TW).
- Nếu là trẻ chưa tròn 6 tuổi thì sẽ được hưởng 100% bảo hiểm, không mất bất cứ chi phí nào khi can thiệp.
- Đối với các trường hợp còn lại (có thẻ bảo hiểm y tế) sẽ được hỗ trợ 80% phí phẫu thuật. Khi đó, số tiền chi trả nằm trong khoảng 140.000 – 240.000 VNĐ/ca.
Với bệnh viện tư
100% chi phí phẫu thuật rơi vào khoảng 2.000.000 – 6.000.000 VNĐ. Số tiền chi trả thực tế lệ thuộc vào nơi can thiệp, đặc điểm bệnh lý và việc người bệnh có tham gia bảo hiểm hay không.
>>>>>Xem thêm: Bà bầu có được dùng kem dưỡng da Johnson Baby hay không?
Ngoài hai trường hợp trên, ở nước ta hiện cũng có không ít các tổ chức, cá nhân đài thọ chi phí mổ teo cơ delta cho trẻ nhỏ. Và nếu liên hệ được với những đơn vị này thì người bệnh sẽ chẳng phải lo lắng về ngân sách cần chuẩn bị cho phẫu thuật.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi xoay quanh chủ đề: “Chi phí mổ teo cơ delta là bao nhiêu?”. Mong rằng với những thông tin hữu ích có trong bài viết, bạn sẽ hiểu thêm về vấn đề sức khỏe này cũng như cách thức can thiệp hiệu quả và số tiền cần chi trả trong điều trị.
Xem thêm:
- Teo cơ chân: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
- Teo cơ Duchenne: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm