Chấn thương cổ: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và phòng ngừa

Chấn thương cổ: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và phòng ngừa

Chấn thương cổ là một tình trạng không thể chủ quan vì nó có thể gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng tìm hiểu về chấn thương cổ qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Chấn thương cổ: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và phòng ngừa

Chấn thương cổ đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và đầy bất ngờ trong cuộc sống. Khi chấn thương vùng cổ, người bệnh cực kỳ khó chịu và nếu không được xử lý kịp thời thì người bệnh có thể phải ngừng các công việc hàng ngày để tập trung điều trị.

Chấn thương cổ là gì?

Chấn thương cổ xảy ra ở vùng cổ, đây là một trong những vùng cơ thể quan trọng nhất. Vùng cổ là vị trí của khí quản, thực quản và rất nhiều mạch máu quan trọng. Nên khi chấn thương cổ xảy ra có thể xảy ra ảnh hưởng tới rất nhiều cơ quan khác. Chấn thương ở vùng cổ rất phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Chấn thương cổ thường gặp chẳng thể ngờ - 2

Chấn thương cổ xảy ra có thể xảy ra ảnh hưởng tới rất nhiều cơ quan khác

Có nhiều loại chấn thương cổ, nhưng cần xác định chính xác bạn đang gặp loại chấn thương cổ nào để có phương án điều trị thích hợp. Các loại chấn thương cổ thường gặp:

  • Căng cơ cổ: Là trường hợp cơ bị mỏi, co thắt, căng cơ cổ do ở trong tư thế không thoải mái lâu ngày. Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi xoay, nghiêng đầu, căn bệnh sẽ nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị đúng cách.
  • Thoát vị đĩa đệm cổ: Là trường hợp đĩa đệm ở cổ bị hư hại, không còn đúng ở vị trí ban đầu, chèn ép lên dây thần kinh gây đau nhức, rối loạn cảm giác ở tại vị trí hay lan đến các vùng xung quanh.
  • Đau cứng cổ: Do các hoạt động thể chất liên quan tới công việc dẫn tới cổ chịu áp lực lớn dẫn đến đau cứng cổ liên tục.
  • Tổn thương dây chằng cổ: Vì các đốt sống cổ nối với nhau bằng dây chằng và cơ, nên khi chuyển động đột ngột có thể gây ra tổn thương ở dây chằng và cơ. Tổn thương tại đây làm giãn, rách mô, dây chằng và cơ ở vùng cổ.
  • Gãy xương sống cổ: Đốt sống cổ nứt, vỡ khi có lực bên ngoài tác động vào cổ. Thường là do tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông. Người bệnh đau dữ dội khi gặp chấn thương, có thể lan đến các vùng khác do xương vỡ và chèn ép, gây đau dây thần kinh xung quanh.

Nguyên nhân chấn thương cổ

Nguyên nhân thường dẫn đến chấn thương cổ nhất là tai nạn xe cộ, tai nạn lao động và do sinh hoạt thường ngày. Hay khi tập luyện thể dục thể thao, bị ngã khi hoạt động hay ngược đãi về mặt thể chất cũng dẫn đến chấn thương vùng cổ. Chấn thương cổ, đau cổ xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt các đối tượng có các yếu tố sau sẽ dễ gặp phải chấn thương cổ hơn:

  • Đối tượng trên 65 tuổi.
  • Đã có tiền sử té ngã ở độ cao trên 1 mét hay trên 5 bậc cầu thang trở lên.
  • Đã từng gặp tai nạn giao thông.
  • Đã có chấn thương từ trước nhưng không điều trị ngay.

Tìm hiểu thêm: Conventional và Sumo khác nhau như thế nào?

Chấn thương cổ thường gặp chẳng thể ngờ -1
Chấn thương cổ do cử động cổ đột ngột

Dấu hiệu, triệu chứng khi bị chấn thương cổ

Khi gặp chấn thương cổ, cảm giác đau nhức dữ dội ở vùng cổ, xuất hiện vài giờ hay vài ngày sau chấn thương. Người bệnh có thể bị cứng cổ, căng cơ cổ phía sau đầu. Nếu chấn thương nghiêm trọng, kèm theo các triệu chứng xung quanh vùng cổ như đau bả vai, cánh tay, ù tai, xuất hiện tình trạng khó nuốt ở cổ họng. Triệu chứng hiếm gặp hơn của chấn thương cổ là rối loạn giấc ngủ, cáu gắt, nhìn mờ, khó tập trung,… Người bệnh cần đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng trên và biết rõ đã vừa trải qua tai nạn trong cuộc sống.

Điều trị chấn thương cổ hiệu quả

Nếu khi gặp chấn thương cổ, người bệnh có hướng nghỉ ngơi thích hợp, người bệnh có thể nhanh chóng giảm cơn đau cổ vai gáy. Nếu cơn đau kéo dài dai dẳng hơn một tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời. Các biện pháp điều trị chấn thương cổ như:

  • Chườm đá, nghỉ ngơi, dùng thuốc gel, miếng dán giảm đau.
  • Tập luyện vật lý trị liệu, tập bài tập giãn cơ vùng cổ, giãn cơ toàn thân.
  • Sử dụng liệu pháp xoa bóp hay châm cứu tại các trung tâm uy tín.
  • Sử dụng thuốc và các biện pháp hỗ trợ giảm cơn đau chấn thương cổ đúng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Kích thích tủy sống: Cấy ghép thiết bị vào cột sống để cản sự lan truyền của cơn đau nhờ xung điện nhẹ từ các thiết bị.
  • Phẫu thuật: Bác sĩ cân nhắc và chỉ định phẫu thuật cho trường hợp bệnh nhân cụ thể.

Chấn thương cổ thường gặp chẳng thể ngờ -3

>>>>>Xem thêm: Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18 khoa học hiệu quả

Châm cứu là phương pháp hiệu quả giúp giảm đau cổ

Phòng ngừa chấn thương cổ

Chấn thương cổ gặp ở mọi đối tượng, nên việc phòng ngừa chấn thương cổ là cần thiết. Duy trì những thói quen sinh hoạt tốt dưới đây để tránh chấn thương cổ:

  • Kiểm soát cân nặng trong mức phù hợp.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể dục, giãn cơ đều đặn.
  • Giữ đúng tư thế khi đứng, ngồi và ngủ.
  • Thận trọng khi thay đổi tư thế, vặn, xoay cổ và vai.

Khi thấy có triệu chứng chấn thương cổ kéo dài dai dẳng cần đi đến cơ sở khám chữa trị kịp thời. Bác sĩ cần thăm khám, chụp X-quang, chụp CT hay chụp MRI để xác định điểm đau và các khối tụ máu nếu có.

Chấn thương cổ thường gặp và có thể xảy ra với bất cứ ai. Nên trong lao động và hoạt động hằng ngày cần chủ động phòng ngừa chấn thương cổ cũng như khi phát hiện các triệu chứng cần lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Xem thêm:

  • Dấu hiệu chấn thương tinh hoàn và cách xử lý
  • Sốc chấn thương là gì? Có mấy loại sốc chấn thương?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:chấn thươngSức khỏe tổng quát

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *