Chân khoèo bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chân khoèo bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Dị tật chân khoèo bẩm sinh ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ và làm hạn chế chức năng đi lại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chứng khoèo chân bẩm sinh.

Bạn đang đọc: Chân khoèo bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chân là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, đảm nhận chức năng di chuyển và nâng đỡ cơ thể. Các dị tật bẩm sinh ở chân không chỉ ảnh hưởng đến hình dáng bên ngoài mà còn ảnh hưởng đến chức năng cơ bản như đi đứng, chạy nhảy. Một trong số đó chính là dị tật chân khoèo bẩm sinh – một dị tật sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ theo nhiều cách khác nhau.

Chân khoèo bẩm sinh là gì?

Bàn chân khoèo là một dị tật bẩm sinh khiến chân của trẻ sơ sinh biến dạng với 3 đặc điểm: Lòng khớp cổ chân bị gập, vẹo vào bên trong và áp bàn chân. Dị tật này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai chân và thường khởi phát từ 3 tháng giữa thai kỳ. Điều đáng nói là chân khoèo bẩm sinh khó phát hiện qua siêu âm thai ở thời điểm trước tuần thai thứ 16. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc dị tật này là 1/1000 trẻ. Trong đó, tỷ lệ trẻ bị khoèo bẩm sinh cả 2 chân chiếm khoảng 50%. Tỷ lệ trẻ trai mắc dị tật bẩm sinh này cao hơn trẻ gái.

Khoèo chân bẩm sinh ở trẻ sẽ tiến triển nặng dần theo độ tuổi. Dị tật này trong hầu hết trường hợp không xuất hiện cùng các dị tật bẩm sinh khác. Nhưng cũng có ít trường hợp, trẻ vừa bị khoèo chân, vừa bị khoèo tay hoặc cứng khớp khuỷu tay, cứng khớp gối,…

Trẻ mắc dị tật khoèo chân nếu không được can thiệp điều trị sẽ không thể đi đứng bình thường được, ảnh hưởng đến ngoại hình, ảnh hưởng đến tâm lý và đánh mất nhiều cơ hội trong cuộc sống. Ngược lại, nếu được can thiệp sớm, hiệu quả điều trị thường rất tốt.

Chân khoèo bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chân khoèo bẩm sinh có thể khởi phát từ khi trẻ còn là thai nhi trong bụng mẹ

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết chân khoèo bẩm sinh

Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến dị tật này vẫn chưa được kết luận đầy đủ. Trong giải phẫu xương bàn chân, các bác sĩ quan sát thấy các bất thường như: Xương sên kích thước nhỏ, cổ và đầu xương sên bị lật ngửa theo hướng vào trong. Giới chuyên môn cho rằng tư thế nằm xấu của thai nhi khi còn trong bụng mẹ có thể là nguyên nhân gây khoèo chân. Các khiếm khuyết của mầm xương hoặc yếu tố di truyền cũng có thể gây ra tình trạng này.

Ngay sau khi trẻ chào đời, khoèo chân có thể được phát hiện dễ dàng với những dấu hiệu như:

  • Chân khoèo vào hướng bên trong giống hình ảnh chiếc gậy đánh golf, có thể bị bàn chân khép nghiêng hoặc gập lòng.
  • Bác sĩ thăm khám sẽ thấy bàn chân cứng, các cơ, dây chằng ở bàn chân bị co rút.
  • Quan sát thấy có những nếp lằn da ở vị trí sau gót chân hay giữa bàn chân.
  • Không quan sát hay sờ thấy khoảng giữa xương ghe và mắt cá trong.
  • Ngón chân cái của trẻ bị chân khoèo bẩm sinh thường ngắn hơn.
  • Các cơ ở cẳng chân của trẻ có thể bị liệt hoặc teo.
  • Trẻ có thể gặp cùng lúc một số dị tật khác như cứng khớp gối, trật khớp vùng xương bánh chè, trật khớp háng, cứng khớp khuỷu tay,…

Tìm hiểu thêm: Điểm danh các loại virus gây ung thư thường gặp nhất

Chân khoèo bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Quan sát thấy hình dáng chân của trẻ bị khoèo ngay khi sinh ra

Điều trị chân khoèo bẩm sinh thế nào?

Qua thăm khám lâm sàng và kết quả chụp X-quang xương bàn chân của trẻ, bác sĩ có thể chẩn đoán trẻ bị khoèo chân bẩm sinh. Các bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình sẽ có thể tư vấn cho cha mẹ về phương án điều trị cho trẻ. Điều trị dị tật bàn chân khoèo được khuyến cáo nên thực hiện sau khi trẻ chào đời 1 – 2 tuần. Lý do là từ xương khớp, bao khớp, dây chằng, gân đều mềm dẻo, linh hoạt, dễ thay đổi hình dạng.

Khi trẻ được điều trị sớm, bàn chân trở về tư thế bình thường cũng sẽ không ảnh hưởng đến quá trình tập đi và dáng đi sau này của trẻ. Trẻ trong giai đoạn tháng đầu sau sinh sẽ ít vận động chân hơn và xương chân cũng đang giai đoạn phát triển nên sẽ phục hồi nhanh hơn sau điều trị.

Hiện nay, phương pháp được áp dụng phổ biến nhất để phục hồi chức năng cho trường hợp chân khoèo bẩm sinh là Ponseti. Phương pháp điều trị này bao gồm 3 giai đoạn gồm:

  • Bó bột, nắn chỉnh biến dạng ở bàn chân khoèo của trẻ, có thể là một hoặc cả 2 chân. Trẻ sẽ được bó bột lần đầu tiên để chỉnh vòm. Sau đó, trẻ tiếp tục được bó bột lần thứ 2 và thứ 3 để chỉnh khép và nghiêng vào bên trong.
  • Phẫu thuật gân gót ở trẻ bị dị tật để gân gót có thể được tái tạo và phát triển chắc chắn sẽ là giai đoạn thứ 2. Sau khi cắt gân gót xong, các bác sĩ sẽ tiến hành bó bột lần 4 để gân gót được tái tạo và chắc chắn hơn. Lần thứ 4 này, bàn chân của trẻ sẽ được bó bột trong khoảng 3 tuần.
  • Cho trẻ mang giày nẹp Dennis – Brown sau phẫu thuật để cố định bàn chân, ngăn ngừa chân khoèo tái phát, giúp bàn chân của trẻ phát triển bình thường trong tương lai. Trẻ cần mang nẹp giày liên tục cả ngày cả đêm kể từ sau phẫu thuật đến khi trẻ được 3 tuổi.

Chân khoèo bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Thông tin cần biết về khám sức khỏe theo Thông tư 14

Trẻ bị khoèo chân bẩm sinh cần được điều trị trong tháng đầu sau sinh

Phòng ngừa chân khoèo bẩm sinh ở trẻ

Bàn chân khoèo bẩm sinh không quá phổ biến nhưng chúng ta cũng không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ trẻ mắc dị tật này. Theo các bác sĩ, để giảm nguy cơ thai nhi bị dị tật khoèo chân, phụ nữ mang thai cần lưu ý:

  • Trước khi mang thai, phụ nữ cần được tư vấn tiêm phòng các loại vắc xin cần thiết. Một số bệnh thai phụ mắc phải trong quá trình mang thai có thể gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
  • Không hút thuốc lá và cố gắng hết sức để không tiếp xúc với khói thuốc.
  • Không uống rượu bia khi mang thai.
  • Không tự ý dùng các loại thuốc chữa bệnh khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Nếu đang dùng thuốc chữa bệnh trước khi mang thai, phụ nữ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để dừng thuốc trước khi thụ thai.
  • Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
  • Trong quá trình mang thai, thai phụ cần ăn uống đủ chất, tăng sức đề kháng để giảm nguy cơ ốm bệnh để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thai phụ ăn uống đủ chất cũng giúp thai nhi đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện.

Bàn chân khoèo bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh xuất hiện khi thai nhi còn trong bụng mẹ. Khi trẻ chào đời, cha mẹ có thể ngay lập tức nhận ra dị tật này. Khoèo chân không gây đau đớn cũng không đe dọa tính mạng của trẻ như những bệnh lý nghiêm trọng khác. Tuy nhiên, dị tật này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đi lại và vận động của trẻ. Không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình, khoèo chân còn ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của trẻ. Vì vậy, trẻ bị khoèo chân cần được can thiệp điều trị càng sớm càng tốt.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *