Viêm phổi là tình trạng viêm xảy ra phế nang với nguyên nhân thường là do nhiễm trùng. Vậy việc chẩn đoán viêm phổi chính xác là cách tốt nhất để điều trị kịp thời. Hiện nay bác sĩ chẩn đoán viêm phổi bằng cách nào? Nhà thuốc Long Châu sẽ cho bạn câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Chẩn đoán viêm phổi bằng cách nào?
Viêm phổi là tình trạng viêm xảy ra ở nhu mô phổi. Nguyên nhân gây viêm phổi là bởi vi khuẩn, virus, nấm và mycoplasma. Hầu hết bệnh sẽ tiến triển tốt hơn và hồi phục sau 2 đến 4 tuần. Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh, người lớn tuổi và những người mắc bệnh tim hoặc phổi đều có nguy cơ bị bệnh nặng và có thể cần nhập viện điều trị. Vì lẽ đó, việc chẩn đoán viêm phổi là rất cần thiết và quan trọng. Cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi nội dung dưới đây để biết cách chẩn đoán căn bệnh trên.
Viêm phổi là gì?
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng ở một hoặc cả hai phổi, làm cho các phế nang tăng cường tiết dịch. Viêm phổi có thể từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh, độ tuổi và thể trạng sức khỏe của người bệnh.
Nguyên nhân gây viêm phổi là do vi khuẩn, virus và nấm nhưng không bao gồm trực khuẩn lao. Vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm phổi phổ biến nhất. Một số loại vi khuẩn khác nhau có thể gây viêm phổi, bao gồm: Phế cầu khuẩn, legionella pneumophila, mycoplasma, chlamydia viêm phổi, haemophilusenzae loại b (Hib), Klebsiella pneumoniae, vi khuẩn yếm khí,…
Viêm phổi do virus thường nhẹ và tự khỏi trong vòng vài tuần. Nhưng đôi khi lại gây nghiêm trọng đến mức cần phải điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên tình trạng viêm phổi trở nặng nếu bội nhiễm, tức là khi nhiễm virus cũng có thể nhiễm vi khuẩn kèm theo. Các loại virus gây viêm phổi bao gồm: Virus hợp bào hô hấp (RSV), Influenza virus, SARS-CoV-2,…
Viêm phổi do nấm thường gặp phổ biến ở những người mắc bệnh mãn tính hoặc mắc bệnh suy giảm miễn dịch.
Ngoài ra các nguyên nhân khác như hít sặc cũng có thể gây viêm phổi, bởi vì tình trạng hít sặc có thể bị nhiễm khuẩn. Và nếu viêm phổi không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Nhiễm khuẩn huyết: Khi đó vi khuẩn lây lan vào máu, bệnh sẽ nghiêm trọng hơn nếu dẫn đến sốc nhiễm trùng và suy nội tạng.
- Khó thở: Có nghĩa là người bệnh cần sử dụng máy thở trong điều trị. Sau khi lui bệnh thì tình trạng khó thở vẫn sẽ tiếp tục.
- Tràn dịch màng phổi: Dịch tiết ra giữ các lớp lót mô phổi và khoang ngực gây khò khè khó thở.
- Áp xe phổi: Sự viêm nhiễm toàn bộ ở phổi.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm phổi
Bất cứ ai cũng có thể bị viêm phổi, nhưng một số yếu tố nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi như:
- Tuổi tác: Nguy cơ cao hơn đối với trẻ em từ 2 tuổi trở xuống và người lớn từ 65 tuổi trở lên.
- Tiếp xúc với một số hóa chất, chất ô nhiễm hoặc khói độc.
- Thói quen sinh hoạt như: Hút thuốc lá, uống rượu bia,…
- Người bị suy dinh dưỡng.
- Đang ở trong bệnh viện, đặc biệt nếu đang điều trị ở phòng ICU. Việc dùng thuốc an thần hoặc dùng máy thở làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi bệnh viện.
- Người đang mắc bệnh phổi.
- Có hệ miễn dịch suy yếu.
- Gặp khó khăn khi ho hoặc nuốt do đột quỵ hoặc do tình trạng khác.
- Mắc bệnh cảm lạnh hoặc cúm gần đây.
- Mắc bệnh mãn tính khác bao gồm đái tháo đường, suy tim, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh gan và bệnh thận.
Chẩn đoán viêm phổi dựa vào triệu chứng
Các triệu chứng của viêm phổi có thể từ nhẹ đến nặng bao gồm:
- Sốt;
- Ớn lạnh;
- Ho có đờm;
- Hụt hơi;
- Đau ngực khi thở hoặc ho;
- Buồn nôn;
- Tiêu chảy.
Các triệu chứng có thể khác nhau đối với các nhóm khác nhau. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể không có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, nhưng những nhóm đối tượng khác có thể có nôn, sốt và ho kèm theo thể trạng ốm yếu, kiệt sức,…
Tìm hiểu thêm: Vì sao người gầy nhưng mặt béo? Một số cách làm giảm béo mặt một cách tự nhiên
Người lớn tuổi và những người đang điều trị ở ICU hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu có thể có ít triệu chứng hơn và nhẹ hơn. Tuy nhiên, các triệu chứng sẽ trở nặng đến rất nặng nhanh hơn. Ở người lớn tuổi bị viêm phổi đôi khi có thể cảm thấy yếu, mệt hoặc đột nhiên lú lẫn.
Chẩn đoán viêm phổi dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng
Viêm phổi có thể khó chẩn đoán do có một số triệu chứng tương tự như cảm lạnh hoặc cúm. Do đó bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán viêm phổi, chẳng hạn như:
- Chụp X quang ngực: Hình ảnh trên X quang cho thấy mức độ lây lan của viêm nhiễm.
- Xét nghiệm máu: Tổng phân tích máu ngoại vi để xác định các thành phần máu có dấu hiệu của nhiễm khuẩn hay không. Cơ bản là nếu tình trạng viêm nhiễm xảy ra thì số lượng bạch cầu tăng cao. Tuy nhiên bác sĩ sẽ đánh giá bằng nhiều chỉ số khác của tế bào máu để có cái nhìn toàn diện hơn về tình trạng bệnh.
- Cấy máu: Cách này giúp xác định xem vi khuẩn có lây lan vào máu hay không, bởi vì tình trạng này sẽ gây ra nhiễm khuẩn huyết.
- Xét nghiệm đờm: Giúp kiểm tra vi khuẩn trong mẫu đờm.
- Chụp CT ngực để xem phổi bị ảnh hưởng bao nhiêu. Ngoài ra hình ảnh trên CT scan cũng cho thấy được các biến chứng như áp xe phổi hoặc tràn dịch màng phổi.
- Cấy dịch màng phổi: Để kiểm tra chủng vi khuẩn trong mẫu dịch được lấy từ khoang màng phổi.
- Xét nghiệm khí máu động mạch: Để kiểm tra lượng oxy trong máu.
- Nội soi phế quản: Cho thấy vị trí nhiễm xảy ra hoặc có gì bất thường ở đường thở hay không. Bác sĩ cũng sẽ nhìn rõ được mức độ viêm nhiễm xảy ra như thế nào.
Điều trị viêm phổi
Điều trị viêm phổi phụ thuộc vào tác nhân gây viêm phổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trong đó bác sĩ sẽ sử dụng các nhóm thuốc như:
- Thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi do vi khuẩn và một số loại viêm phổi do nấm. Thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với viêm phổi do virus.
- Thuốc kháng virus điều trị bệnh viêm phổi do virus.
- Thuốc kháng nấm điều trị bệnh viêm phổi do nấm.
>>>>>Xem thêm: Những thông tin cần biết về kính 2 tròng
Viêm phổi ở mức độ nhẹ thì không cần nhập viện. Tuy nhiên ở những người thuộc nhóm nguy cơ cao hoặc tình trạng nặng hơn thì cần phải nhập viện điều trị. Trong đó các phương pháp điều trị bổ sung như: Liệu pháp oxy, thở máy ECMO,…
Tiên lượng bệnh tốt nếu không có tình trạng đa kháng xảy ra. Người bệnh sẽ hồi phục do đáp ứng với thuốc điều trị. Tuy nhiên nếu có tình trạng đa kháng hoặc thể trạng của người bệnh yếu hoặc suy giảm hệ miễn dịch thì tiên lượng thường xấu.
Hiện nay có các loại vắc xin có thể phòng ngừa viêm phổi do virus cúm hoặc phế cầu gây ra. Ngoài biện pháp tiêm vắc xin thì các biện pháp như rửa tay thường xuyên, không hút thuốc và có lối sống lành mạnh cũng có thể giúp ngăn ngừa viêm phổi.
Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết được chẩn đoán viêm phổi bằng nhiều cách khác nhau. Hi vọng các thông tin được cung cấp ở trên hữu ích với bạn. Chúc bạn luôn vui khỏe.
Xem thêm: Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm