Chân bị sưng đau nhức ở vùng mu bàn chân có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Chân bị sưng đau nhức ở vùng mu bàn chân là bệnh gì?
Chân bị sưng đau nhức ở vùng mu bàn chân không chỉ gây ra tình trạng sưng đỏ mà còn khiến người bệnh khó chịu khi cử động. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương, cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội. Chúng ta thường bị xem nhẹ và bỏ qua, chỉ khi tình trạng chuyển biến nặng nặng mới tìm cách chữa trị, nhưng đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm.
Mu bàn chân nằm ở đâu?
Bàn chân có hai phần chính, bao gồm vòm chân ở phía trên và mu bàn chân ở phía dưới vòm chân. Vòm chân là khu vực lõm cong ở giữa lòng bàn chân, trong khi mu bàn chân nằm ở đỉnh của vòm chân. Vùng này nằm giữa ngón chân và khớp mắt cá chân.
Chân bị sưng đau nhức ở vùng mu bàn chân là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, khoảng 75% người trải qua đau chân ít nhất một lần trong đời, với vấn đề phổ biến nhất là cơn đau tại mu bàn chân.
Nguyên nhân thường gặp của tình trạng này có thể là do đi giày quá chật, chấn thương hay bị bong gân. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp đau mu bàn chân là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cụ thể là:
Bệnh mạch máu
Viêm tắc động mạch, hội chứng Renaul (co mạch), u cuộn mạch là những bệnh liên quan đến mạch máu, thường có biểu hiện đi kèm là chân bị sưng đau nhức ở vùng mu bàn chân. Thường thì ở giai đoạn đầu, những bệnh này ít có dấu hiệu rõ ràng, chỉ khi bệnh tiến triển thì bệnh nhân mới bắt đầu cảm nhận đau (đau khi đi lại và nghỉ sẽ giảm đau) hoặc da vùng mu bàn chân có thể trở nên tím tái, tạo ra trở ngại trong hoạt động.
Bệnh cơ xương khớp
Một số bệnh liên quan đến cơ xương khớp gồm:
- Bệnh gout: Một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh này là thường xuất hiện dưới hình thức đau ở mu bàn chân. Gout là một tình trạng do sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa purin trong thận, dẫn đến việc thận không thể lọc axit uric khỏi máu đúng cách, làm tăng lượng axit uric vượt quá mức an toàn. Kết quả là những tinh thể nhỏ của axit uric tập trung ở khớp, gây ra tình trạng viêm sưng và đau đớn cho bệnh nhân.
- Thoái hóa khớp: Đây là một bệnh lý xương khớp mãn tính phổ biến, thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi. Nguyên nhân của bệnh này có thể xuất phát từ quá trình thoái hóa, lịch sử chấn thương hoặc do thói quen sinh hoạt không đúng cùng với vấn đề cân nặng vượt quá mức.
- Viêm khớp dạng thấp: Là một bệnh lý tự miễn, viêm lan tỏa đối xứng tới các khớp ngoại vi. Nghĩa là nếu một khu vực ở bên trái của cơ thể trải qua tình trạng viêm khớp dạng thấp, khả năng cao ở bên phải cũng gặp tình trạng tương tự.
Bệnh dây thần kinh
Đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh do hội chứng đường hầm hoặc viêm thần kinh ngoại biên đều gây đau nhức thường xuyên ở mu bàn chân. Đồng thời, những tình trạng bệnh này còn kèm theo các triệu chứng như tê, dị cảm và cơn đau lan rộng từ mu bàn chân đến ngón chân, có thể dẫn đến tình trạng yếu và teo cơ khi kéo dài.
Bệnh gân cơ, dây chằng
Các bệnh lý liên quan đến gân cơ và dây chằng như bong gân, chấn thương dây chằng chéo, đứt, giãn, viêm dây chằng hay viêm cân gan chân thường gây ra đau nhức hoặc âm ỉ ở vùng mu bàn chân.
Tìm hiểu thêm: Góc giải đáp thắc mắc: Nem nướng bao nhiêu calo?
Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, có thể trở thành mãn tính, tái phát nhiều lần và kéo dài hơn 6 tháng.
Một số yếu tố khác
Bên cạnh các bệnh lý gây đau mu bàn chân kể trên, còn do một số yếu tố tác động từ bên ngoài như:
- Vận động mạnh hoặc sai tư thế.
- Mang giày không phù hợp hoặc gót giày quá cao.
- Lặp đi lặp lại thường xuyên các động tác cường độ cao.
- Chấn thương do chơi thể thao, tai nạn,…
Chân bị sưng đau nhức phải làm sao để cải thiện?
Để giảm đau nhức và tránh để cơn đau chuyển biến nặng, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:
- Ngâm chân vào nước ấm: Dùng một ít muối hòa tan vào nước ấm, pha thêm gừng rồi ngâm chân vào trong khoảng 15 – 30 phút mỗi tối.
- Nghỉ ngơi: Bạn nên hạn chế sử dụng chân cũng như di chuyển trong những ngày đầu khi mới có triệu chứng đau.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc phổ biến được sử dụng bao gồm paracetamol, ibuprofen, naproxe để giảm đau, nhưng sử dụng không đúng cách có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng như suy gan, suy thận, xuất huyết dạ dày,…
- Băng dán cố định cơ Rock-tape: Rất an toàn và hiệu quả trong việc điều trị chân bị sưng đau nhức do chấn thương.
- Vật lý trị liệu phục hồi chức năng: Kết hợp các bài tập vật lý trị liệu và châm cứu để chữa đau dứt điểm.
- Phẫu thuật: Khi đã áp dụng các phương pháp điều trị ở trên mà không mang lại hiệu quả hoặc có dấu hiệu tổn thương rõ ràng, phẫu thuật có thể được chỉ định.
>>>>>Xem thêm: Viêm màng nhĩ bọng nước: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Như vậy, tình trạng chân bị sưng đau nhức ở vùng mu bàn chân có thể dễ dàng chữa khỏi nếu bệnh nhân đến thăm khám bác sĩ sớm và điều trị đúng cách. Để ngăn chặn sự tái phát, việc kết hợp bổ sung dinh dưỡng hợp lý, lựa chọn đúng giày dép, thay đổi lối sống lành mạnh và duy trì hoạt động thể dục là rất quan trọng.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Đau chânXương khớp