Cấu tạo của nướu răng và các bệnh lý thường gặp ở nướu răng

Cấu tạo của nướu răng và các bệnh lý thường gặp ở nướu răng

Trong cấu trúc răng hàm mặt của con người không thể thiếu nướu răng. Cấu tạo của nó như thế nào? Có những bệnh lý thường gặp gì ở nướu? Hay làm thế nào để nướu răng luôn khỏe mạnh? Đây có thể là những vấn đề nhiều người chưa biết, còn bạn thì sao?

Bạn đang đọc: Cấu tạo của nướu răng và các bệnh lý thường gặp ở nướu răng

Nướu răng là phần mô bao quanh chân răng và che phủ cổ răng cùng xương ổ răng. Nướu làm nhiệm vụ giữ chân răng, bảo vệ chân ở đúng vị trí và ổn định. Nướu răng cũng có nhiều chức chăng quan trọng khác mà có thể bạn chưa biết. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu cấu tạo của nướu, các bệnh lý thường gặp và cách giúp nướu luôn khỏe mạnh.

Nướu là gì? Cấu tạo của nướu răng

Nướu răng, lợi là phần mô mềm bao bọc và nâng đỡ chân răng. Nướu răng có tác dụng giữ chân răng đúng vị trí và ổn định trong xương ổ răng. Nướu tạo ra hành lang liên kết tất cả các răng trên khung hàm, nhờ đó chúng ta mới có một vòng cung răng liên tục. Ngoài ra, nướu cò bảo vệ chân răng cũng như xương hàm khỏi sự tấn công của vi khuẩn trong khoang miệng. Cùng xem cấu tạo của nướu răng gồm những phần nào bạn nhé!

Cấu tạo của nướu răng và các bệnh lý thường gặp ở nướu răng

Nướu có vai trò vô cùng quan trọng trong cấu trúc răng hàm mặt

Nướu tự do

Nướu tự do hay nướu rời là phần mô màu hồng bao quanh chân răng, có viền phủ lên men răng, bờ nướu cách cổ răng 0.5 – 2mm.

Khe nướu

Khe nướu là vùng giới hạn giữa răng và nướu tự do. Nếu khe nướu khỏe mạnh, độ rộng của nó sẽ không quá 2mm.

Nướu dính

Nướu dính tính từ đường rãnh nướu đến phần tiếp giáp giữa nướu và niêm mạc. Phần nướu này ít sợi collagen, không có mô liên kết, nhiều sợi đàn hồi nên có thể dính chặt vào răng và xương dưới răng. Nướu dính chiếm nhiều diện tích chiều cao chân răng hơn nướu tự do, nhất là ở vùng răng cửa. Chiều cao của nướu dính có thể thay đổi theo độ tuổi, từ 1 – 9mm.

Đường tiếp nối nướu – niêm mạc

Đây là một đường cong hình vỏ sò. Nó có tác dụng phân chia niêm mạc xương ổ răng và nướu sừng hóa. Khi dùng tay kéo môi hoặc má ra ngoài bạn sẽ quan sát thấy niêm mạch ổ xương màu đỏ sậm.

Nướu sừng hóa

Nướu sừng hóa là phần nướu kéo dài từ bờ viền nướu đếm đường tiếp nối giữa nướu răng và niêm mạc. Nướu sừng hóa cũng tăng dần theo độ tuổi và có chiều cao từ 1 – 9mm. Trường hợp răng nanh, răng cối, răng khểnh bị lệch ra ngoài, nướu sừng hóa thường ngắn. Nướu sừng hóa cùng nướu dính giúp phòng ngừa nguy cơ tụt nướu khi các cử động của môi hoặc má làm viền nướu bị kéo căng.

Cấu tạo của nướu răng và các bệnh lý thường gặp ở nướu răng

Nướu răng có cấu tạo gồm nhiều phần khác nhau mà có thể bạn chưa biết

Gai nướu

Gai nướu nằm ở giữa các khe chân răng, có tác dụng lấp đầy khoảng trống giữa các răng. Gai nướu ngoài và gai nướu trong sẽ liên kết với nhau bằng yên nướu.

Lõm nướu

Lõm nướu nằm giữa các răng trong vùng nướu dính, là các rãnh dọc nướu răng.

Biểu hiện nướu răng khỏe và nướu răng bất thường?

Nếu nướu răng của bạn hoàn toàn khỏe mạnh, nó sẽ có màu hồng san hô, không có các màu sắc hay cảm giác đau nhức bất thường. Nướu khỏe sẽ có hình vỏ sò hay đường tiếp nối nướu – niêm mạc ôm sát quanh từng chiếc răng. Nướu bám chặt vào từng răng, khoảng cách giữa rìa của nướu tự do với răng thu hẹp, cảm giác chỉ mỏng như lưỡi dao. Nướu khỏe mạnh sẽ lấp đầy và vừa khít với các khoảng trống giữa các răng. Khi bạn đánh răng không thấy cảm giác đau hay chảy máu ở nướu cũng là nướu khỏe.

Tùy cơ địa mỗi người, mức độ sừng hóa, lưu lượng máu lưu thông đến nướu, sắc tố da tự nhiên, tác dụng phụ của thuốc, ảnh hưởng của các bệnh lý mà họ đang mắc phải… nướu của họ cũng sẽ có màu sắc khác nhau. Những người hút thuốc lá hay dùng chất kích thích cũng có thể khiến nướu bị đổi màu. Khi quan sát thấy nướu có màu sắc khác như trắng bệch, đỏ, xanh lam… có thể là dấu hiệu bệnh lý, tình trạng viêm hoặc nướu bị tổn thương.

Nướu răng và một số bệnh lý thường gặp

Nướu răng bao bọc, bảo vệ chân răng nhưng chính nó lại không được che chở. Vì vậy, khó tránh khỏi một số bệnh lý về nướu nếu chúng ta không biết chăm sóc nướu đúng cách. Có thể kể đến một số bệnh lý ở nướu thường gặp nhất như:

Tìm hiểu thêm: Lỡ uống collagen khi mang thai có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé?

Cấu tạo của nướu răng và các bệnh lý thường gặp ở nướu răng
Các bệnh về nướu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng

Bệnh viêm nướu chân răng

Viêm nướu chân răng là giai đoạn đầu của bệnh nha chu. Nguyên nhân gây bệnh là do mảng bám cam răng, vụn thức ăn tích tụ ở chân răng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Vi khuẩn tấn công nướu răng, khiến nướu bị viêm với triệu chứng sưng, đỏ thẫm hoặc tím đỏ, chảy máu khi đánh răng.

Một số nguyên nhân khác có thể gây viêm nướu như: Hút thuốc lá, sử dụng chất gây nghiện, sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố trong cơ thể… Nếu không được điều trị bệnh viêm nướu kịp thời sẽ dẫn đến viêm nha chu.

Viêm nha chu

Viêm nha chu là tình trạng viêm nướu ở mức nghiêm trọng, khiến các mô mềm, xương và mô nâng đỡ quanh chân răng bị tổn thương. Triệu chứng viêm nha chu có thể gồm: Nướu sưng đỏ hoặc tím đậm, khi sờ tay vào có cảm giác mềm, nướu rất dễ chảy máu, nhất là khi đánh răng, xỉa răng.

Người bị viêm nha chu cũng có biểu hiện hôi miệng, giữa nướu và răng có mủ, khi nhai thấy đau và cảm nhận được răng lung lay, tụt nướu… Nếu viêm nha chu không được điều trị kịp thời có thể khiến xương ổ răng bị phá hủy, răng bị lung lay và có thể gây mất răng.

Cấu tạo của nướu răng và các bệnh lý thường gặp ở nướu răng

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và các phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ

Vệ sinh răng miệng đúng cách và đến gặp nha sĩ định kỳ là cách phòng ngừa bệnh nướu răng hiệu quả

Làm thế nào để nướu răng luôn khỏe mạnh?

Cả người lớn và trẻ em đều cần giữ gìn để nướu răng khỏe mạnh. Dưới đây là những việc mà tất cả chúng ta đều nên làm:

  • Dùng chỉ nha khoa, tăm nước để làm sạch các kẽ răng sau khi ăn. Nếu cấy ghép răng hoặc có cầu răng hoặc khoảng cách tự nhiên giữa các răng rộng, bạn nên sử dụng bàn chải kẽ răng để làm sạch mảnh vụn thức ăn bị mắc kẹt.
  • Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc các bệnh về nướu răng cao gấp 3 lần những người không hút. Ngoài ra, thuốc lá là “kẻ thù” của sức khỏe tổng thể. Vì vậy, những người hút thuốc lá nên cai thuốc càng sớm càng tốt.
  • Một chế độ ăn uống lành mạnh với những thực phẩm tốt cho răng miệng như: Táo, sữa chua, cần tây, cà rốt, cá béo, nước lọc… sẽ giúp nướu của bạn luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, một số thực phẩm khác có thể làm tổn hại nướu mà bạn nên hạn chế tiêu thụ như: Đường, đồ ăn muối chua, nước uống có gas, đồ ăn cứng, đồ ăn lạnh…
  • Lấy cao răng định kỳ, khám sức khỏe răng miệng định kỳ sẽ giúp phòng ngừa, giảm nguy cơ hoặc phát hiện sớm các bệnh lý về nướu. Việc phát hiện sớm giúp bệnh về nướu răng được chữa trị kịp thời, hiệu quả, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Nướu răng có vai trò vô cùng quan trọng đối với răng. Bất cứ vấn đề nào xảy ra với nướu đều có thể làm tổn hại đến chân răng, xương ổ răng, xương hàm… và chắc chắn làm ảnh hưởng đến chức năng của toàn bộ hàm răng. Vì vậy, bạn cần áp dụng các biện pháp chăm sóc nướu răng hàng ngày và khám nha khoa định kỳ bạn nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *