Bạn đang đọc: Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt hiệu quả ngay tại nhà cha mẹ cần biết
Trẻ sơ sinh bị sốt thường bắt đầu với biểu hiện nóng lên, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trong chuyên mục bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ tới các bạn những dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị sốt và cách chăm sóc trẻ hiệu quả.
Sốt là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, gây ra cảm giác lo lắng và bồn chồn cho các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, quá trình chăm sóc trẻ sẽ đơn giản hơn bao giờ hết nếu cha mẹ biết cách chăm sóc và điều trị khi em bé bệnh. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu thông tin cơ bản về trẻ sơ sinh bị sốt và đưa ra lời khuyên hữu ích dành cho cha mẹ.
Nhiệt độ của trẻ sơ sinh bị sốt là bao nhiêu?
Biểu hiện thông thường khi đo thân nhiệt của trẻ sơ sinh bị sốt thường dao động trong khoảng từ 36,5 đến hơn 37 độ C, các bậc phụ huynh có thể dễ dàng đo lường được vì mức nhiệt độ này thấp hơn so với người lớn. Trong quá trình đo thân nhiệt nếu rơi vào mức nhiệt độ 38 đến 39 độ C cho thấy trẻ đang có dấu hiệu sốt nhẹ. Còn mức nhiệt độ từ 39 đến 40 độ C chứng tỏ bé nhà đang bị sốt cao cần đưa đến bác sĩ.
Ngoài việc theo dõi nhiệt độ, phụ huynh cũng cần chú ý đến các dấu hiệu thay đổi như: Đường hô hấp, hệ tiêu hoá và trong hoạt động hàng ngày của bé để có thể nhận biết kịp thời các biểu hiện bệnh của trẻ và có cách điều trị phù hợp.
Dấu hiệu đặc trưng cho thấy trẻ sơ sinh bị sốt
Phụ huynh có thể tham khảo thêm các dấu hiệu đặc trưng cho biểu hiện trẻ sơ sinh bị sốt dưới đây:
Thay đổi nhiệt độ
Trẻ có nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường. Đo nhiệt độ nách bằng nhiệt kế phù hợp để xác định nhiệt độ chính xác. Nếu nhiệt độ nách trên 37,5 độ C được xem là sốt ở trẻ sơ sinh theo tiêu chuẩn của WHO. Ngoài ra trường hợp nhiệt độ cơ thể tăng cao bất ngờ gây ra phản ứng viêm nhiễm trong cơ thể. Bên cạnh đó, da nổi mẩn hoặc có vết đỏ cũng là dấu hiệu dùng để nhận biết sốt ở trẻ sơ sinh.
Dấu hiệu bên ngoài
Trẻ sơ sinh bị sốt có biểu hiện mệt mỏi và không hứng thú với các hoạt động thường ngày kèm theo đổ mồ hôi nhiều, rùng mình hoặc phát run. Khi sờ vào người bé thường tay chân lạnh toát, bỏ bú hoặc ngủ không sâu giấc, thậm chí xảy ra co giật. Nếu trẻ từ chối ăn hoặc ăn ít hơn bình thường cũng là dấu hiệu của sốt. Đặc biệt trẻ có thể trở nên quấy khóc hơn, khó chịu hoặc rối loạn hơn so với bình thường khi nhiễm bệnh.
Thay đổi hô hấp
Thay đổi trong nhịp thở của trẻ được biểu hiện rõ nhất qua căn bệnh nhiễm trùng hoặc viêm phổi. Một trong những dấu hiệu nhận thấy trẻ bị viêm hô hấp là tình trạng chảy mũi, nghẹt mũi. Đặc biệt xuất hiện nhiều dịch loãng chảy ra từ mũi của em bé. Nặng hơn có thể sẽ bị ho thành cơn và kèm theo đờm làm bé khó chịu và quấy khóc thường xuyên.
Sốt do tiêm chủng
Trẻ sơ sinh thường phải tiêm chủng rất nhiều loại thuốc vì thế tình trạng sốt do tiêm chủng là phản ứng phổ biến của trẻ và có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Bao gồm các biểu hiện như:
- Đau đỏ, sưng tại vùng tiêm: Vùng tiêm có thể đau, đỏ hoặc sưng lên một chút.
- Buồn ngủ hoặc khó chịu: Một số trẻ em có thể cảm thấy buồn ngủ hoặc có biểu hiện khó chịu khi tiêm chủng xong.
Trẻ mọc răng
Trẻ mọc răng có thể gặp phản ứng như: Viêm nướu, sưng nướu làm cho cơ thể sốt nhẹ, khó chịu được biểu hiện ra ngoài. Nhiệt độ sốt do mọc răng thường không vượt quá 38 độ C và thường chỉ kéo dài trong khoảng 1 – 3 ngày nên các phụ huynh có thể yên tâm hơn.
Thay đổi tiêu hoá
Khi trẻ sơ sinh bị sốt, cơ thể sinh ra những phản ứng bằng các dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa. Một trong những biểu hiện phổ biến là buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy ở trẻ em. Trẻ có thể tỏ ra không thoải mái và cảm thấy cực kỳ khó chịu, vì thế các bậc phụ huynh cần đảm bảo trẻ được cung cấp đủ lượng nước để tránh mất nước do tiêu chảy.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt tốt nhất
Để chăm sóc trẻ sơ sinh hạ sốt nhanh chóng ngoài việc sử dụng miếng dán hạ sốt bậc phụ huynh cũng nên tham khảo một số biện pháp dưới đây, như sau:
- Đo nhiệt độ của trẻ: Sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của trẻ để xác định mức độ sốt.
- Giữ trẻ mát mẻ: Loại bỏ các lớp áo quá ấm và giữ cho trẻ mặc nhẹ nhàng, thoáng mát.
- Đặt khăn ướt lạnh lên trán: Đặt một khăn ướt lạnh hoặc băng lên trán của trẻ để giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể.
- Tắm nước ấm: Cho trẻ tắm nước ấm để giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể.
- Uống đủ nước: Đảm bảo trẻ sơ sinh được tiếp tục bú mẹ hoặc ăn đủ lượng sữa để tránh mất nước và duy trì đủ lượng chất lỏng trong cơ thể.
- Sử dụng thuốc giảm sốt: Nếu nhiệt độ của trẻ sơ sinh cao và không giảm sau những biện pháp trên thì cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt.
- Nới lỏng quần áo cho bé: Giúp bé thoáng mát bằng cách tháo bỏ hoặc nới lỏng quần áo khi bé bị sốt.
- Đảm bảo trẻ uống đủ nước: Nên cho trẻ sơ sinh được uống đủ nước để tránh mất nước do sốt.
Trong trường trẻ vẫn chưa hạ sốt, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được tư vấn và kiểm tra chi tiết hơn về tình trạng sức khỏe của trẻ.
Tìm hiểu thêm: 8 thực phẩm giúp giết chết tế bào ung thư không phải ai cũng biết
Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh bị sốt đi bệnh viện?
Dưới đây là một số dấu hiệu mà cha mẹ nên chú ý và đưa con đến bệnh viện ngay lập tức trong trường hợp trẻ sơ sinh bị sốt:
- Bé biếng ăn, từ chối bú liên tục;
- Bé quấy khóc nhiều hơn, thay đổi hành vi và ngủ li bì;
- Rốn hoặc dương vật bé tấy đỏ, chảy mủ hoặc chảy máu;
- Sốt kéo dài sau khi đã áp dụng biện pháp hạ sốt;
- Sốt kèm theo tiêu chảy, phân lỏng, tần suất đi ngoài nhiều;
- Bé thường xuyên nôn trớ;
- Bé quấy khóc, không ra nước mắt, khô miệng, tiểu ít, có dấu hiệu mất nước.
Khi phụ huynh gặp những trường hợp trên phải ngay lập tức đưa trẻ đến gặp bác sĩ để ngăn chặn những hệ lụy nguy hiểm. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cho trẻ nhằm đảm bảo rằng bé không bị co giật khi nhiệt độ tăng cao mất kiểm soát.
>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh thở nhanh thoáng qua và những điều cha mẹ cần lưu ý
Có thể nói tình trạng trẻ sơ sinh bị sốt thường rất khó tránh nên bậc phụ huynh cần trang bị thêm kiến thức chăm sóc trẻ khi cần thiết. Nhà thuốc Long Châu hy vọng sau qua bài viết mà chúng tôi chia sẻ, các bậc phụ huynh đã có thêm nhiều thông tin hữu ích, cần thiết để an tâm hơn trong quá trình chăm sóc con.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:sốtChăm sóc trẻ sơ sinhCách hạ sốt