Nhiễm nấm vùng bẹn gây ngứa, châm chích, nổi những mảng đỏ trên da vùng kín, đùi trong và khe hở mông gây khó chịu cho người bệnh. Đôi khi vùng da bệnh có thể trở nên bong vảy, nứt nẻ hoặc nổi sẩn. Cách trị tận gốc bệnh nấm vùng kín sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Cách trị tận gốc bệnh nấm vùng kín hiệu quả và an toàn
Bệnh nấm vùng kín là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi nấm và cũng có nhiều loại nấm gây bệnh khác nhau ở những vùng khác nhau. Việt Nam là nơi có khí hậu nhiệt đới với độ ẩm cao nên tỷ lệ lưu hành nấm cao, đặc biệt vào mùa hè. Nấm thường phát triển ở những vùng ấm, ẩm trên cơ thể vì vậy những người đổ mồ hôi nhiều, thừa cân béo phì, mặc đồ chật, ướt dễ bị nhiễm nấm. Vùng kín là một vị trí có độ ẩm cao, do đó tỉ lệ mắc nấm cũng cao, việc phát hiện sớm và điều trị tận gốc bệnh nấm vùng kín giúp bạn sớm chấm dứt cảm giác khó chịu, ngứa ngấy vì nấm.
Bệnh nấm vùng kín là gì?
Nấm vùng kín là một bệnh lý ở da vùng bẹn, mặt trong đùi, mông do vi nấm xâm nhập vượt qua các hàng rào bảo vệ của da và phát triển gây nên. Bệnh nấm vùng kín thường do nấm sợi gây bệnh, trong nhóm nấm sợi có nhiều chủng nấm như: Trychophyton, Epiderrmophyton và Mycrosporum và tác nhân gây nấm bẹn phổ biến là Trychophyton rubum và Epiderrmophyton inguinale.
Ở vùng sinh dục của người phụ nữ có một bộ phận dễ bị nhiễm nấm đó là âm đạo. Tuy nhiên nấm ở niêm mạc âm đạo có những triệu chứng khác so với nấm bẹn và tác nhân gây bệnh chủ yếu là nấm men, do đó điều trị cũng khác nhau.
Vậy nấm vùng kín biểu hiện như thế nào? Nấm vùng kín có thể ảnh hưởng đến vùng da xung quanh bẹn, vùng đùi trong và khe mông. Khi bị nhiễm vi nấm, da sẽ bị kích ứng trở nên đỏ, xám, rám nắng hoặc trắng, đóng vảy hoặc bong tróc. Tổn thương da điển hình là mảng đỏ gồ lên hình tròn hoặc bầu dục, trên nền đỏ da có vảy bong tróc, ngứa, mảng đỏ có xu hướng ngày càng ly tâm làm cho tổn thương da lan rộng và lớn dần lên theo hình vòng cung, vùng trung tâm trở nên nhạt màu dần, đôi khi có thể có những mụn nước vùng kín.
Ai dễ bị nhiễm nấm vùng bẹn?
Nấm bẹn ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Tuy nhiên, nam giới vị thành niên và thanh niên thường bị mắc bệnh nấm vùng kín nhiều nhất. Bệnh không phổ biến ở phụ nữ và ít gặp hơn ở trẻ em. Nam giới có nguy cơ bị nhiễm nấm vùng bẹn cao gấp ba lần so với phụ nữ. Nguy cơ mắc nấm vùng kín tăng nếu có các yếu tố sau:
- Bệnh tiểu đường.
- Béo phì, dư cân.
- Suy giảm miễn dịch, HIV/AIDS, đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch.
Bệnh nấm vùng kín có lây không?
Nấm vùng kín là một bệnh truyền nhiễm do một loại nấm mọc trên bề mặt da. Bệnh nấm có thể lây lan từ việc tiếp xúc với vùng đất bị nhiếm nấm, động vật hoặc người nhiễm nấm. Hầu hết các loại nấm đều cần nhiệt độ và độ ẩm để phát triển, do đó mặc đồ lót hoặc quần chật làm tăng nhiệt độ và độ ẩm ở vùng kín tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm. Nấm vùng kín có thể lây lan qua tiếp xúc da kề da với vùng bị nhiễm nấm. Nấm cũng có thể lây khi quan hệ tình dục với người bị bệnh, hoặc dùng chung quần áo, khăn tắm với người bệnh.
Làm thế nào được chẩn đoán nhiễm nấm vùng kín?
Bệnh nấm vùng kín có thể chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng và biểu hiện ở vùng da bệnh của bạn có phù hợp hay không. Những trường hợp không điển hình, bác sĩ có thể lấy một mảnh da nhỏ đặt lên lam kính và kiểm tra các tế bào nấm. Nếu xét nghiệm này dương tính có thể chẩn đoán xác định được tình trạng nhiễm nấm của bạn.
Cách trị tận gốc bệnh nấm vùng kín
Nấm vùng kín là bệnh nhiễm trùng do tác nhân vi nấm và có thể điều trị được bằng thuốc kháng nấm. Trị tận gốc nấm vùng kín bằng các thuốc điều trị nấm sợi như ketoconazole, clotrimazole, econazole, itraconazole, terbinafine. Các thuốc này có thể dùng bằng đường bôi ở dạng kem, gel, lotion hoặc có thể uống. Khi bôi thuốc cần lưu ý phải bôi từ vùng lành vào vùng bệnh và bôi rộng hơn khoảng 2 cm.
Tìm hiểu thêm: 100g củ cải trắng bao nhiêu calo? Lợi ích sức khỏe củ cải trắng mang lại
Bên cạnh việc sử dụng các thuốc kháng nấm, việc vệ sinh sạch sẽ vùng bẹn, lau khô sau mỗi lần tắm hoặc đi vệ sinh và giữ vùng bẹn khô thoáng góp phần rất lớn vào việc điều trị nấm thành công. Tránh mặc quần lót chật, bó sát hoặc ẩm ướt vì dễ tạo điều kiện cho nấm phát triển, và không nên gãi vì dễ làm nấm lây sang vùng da khác trên cơ thể. Nếu điều trị đúng, nấm bẹn sẽ biến mất sau 1 – 8 tuần.
Bệnh nấm vùng kín có thể phòng ngừa được không?
Điều kiện nóng, ẩm hoặc suy giảm miễn dịch cơ thể có thể khiến bạn dễ mắc nấm hơn. Vì vậy các biện pháp sau giúp giảm nguy cơ nhiễm nấm vùng kín:
- Rửa kỹ vùng bẹn bằng xà phòng kháng khuẩn.
- Lau khô vùng kín sau khi bơi hoặc tắm.
- Thoa bột talc hoặc bột chống nấm lên bẹn để hút ẩm.
- Mặc đồ lót và quần rộng rãi để vùng đó được thông thoáng.
- Mặc đồ lót bằng vải cotton hoặc đồ lót làm từ chất liệu tổng hợp để hút ẩm.
- Giặt quần áo sau khi sử dụng, đặc biệt là quần áo mặc khi tập luyện thể dục.
- Không dùng chung khăn tắm hoặc quần áo với người khác.
- Dùng khăn riêng để lau khô vùng bị nhiễm trùng hoặc lau khô vùng bị nhiễm trùng nấm sau cùng.
- Tránh gãi những vùng bị nhiễm nấm để tránh lây lan ra vùng khác. Nếu bạn phải gãi vùng bị nhiễm nấm, hãy rửa tay kỹ bằng xà phòng kháng khuẩn trước khi chạm vào bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể.
- Giặt tất, đồ lót, khăn tắm và khăn trải giường bằng nước nóng.
- Tránh quan hệ tình dục với người bị nhiễm nấm vùng kín cho đến khi hết ngứa.
>>>>>Xem thêm: Công thức bạch cầu có ý nghĩa gì với cơ thể? Các chỉ số bạch cầu nên biết
Nấm vùng kín là một bệnh lý phổ biến ở điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam. Các triệu chứng của nấm vùng kín thường đặc trưng, dễ nhận biết và dễ chẩn đoán. Một số trường hợp không rõ cần làm thêm xét nghiệm để chẩn đoán. Có thể trị tận gốc bệnh nấm vùng kín bằng cách phối hợp thuốc kháng nấm và các biện pháp vệ sinh, giữ khô thoáng. Bệnh nấm vùng kín cũng có thể phòng ngừa được bằng cách giữ vùng bẹn sạch sẽ và tránh tiếp xúc với người bị nhiễm nấm.
Xem thêm:
Bí quyết vệ sinh vùng kín đúng cách mà bạn nên biết
Nhiễm nấm Candida âm đạo có chữa được không?
Top 7 thuốc bôi âm đạo trị nấm hiệu quả nhất hiện nay
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm