Bệnh sốt xuất là một căn bệnh có diễn biến phức tạp và dễ gây ra các biến chứng. Vì vậy, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng. Cách test sốt xuất huyết tại nhà như thế nào để có thể nhận biết và xác nhận mình có bị nhiễm virus gây bệnh hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Bạn đang đọc: Cách test sốt xuất huyết tại nhà
Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm có khả năng bùng phát vào mùa mưa ẩm. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ cách test sốt xuất huyết tại nhà cho người bệnh nhanh và hiệu quả nhất.
Triệu chứng nhận bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết về cơ bản thường khởi phát đột ngột và trải qua 3 giai đoạn đi kèm với các triệu chứng điển hình sau:
Giai đoạn sốt
Đây là giai đoạn diễn ra say thời ủ bệnh và thường diễn ra trong khoảng từ 4 – 10 ngày. Các triệu chứng gồm có:
- Sốt cao lên tới 39 – 40 độ C trong 2 – 7 ngày liên tục và hạ sốt rất khó;
- Đau đầu dữ dội, đặc biệt là ở vùng trán, 2 hốc mắt đau nhức;
- Buồn nôn;
- Chán ăn;
- Đau nhức xương khớp và các cơ;
- Da bị xung huyết, có thể bị nổi mẩn hoặc phát ban.
Giai đoạn nguy hiểm
Đây là giai đoạn diễn ra vào khoảng ngày thứ 3 – 7 của bệnh, khi người bệnh đã giảm sốt hoặc cũng có thể vẫn còn sốt. Ở giai đoạn này, người bệnh cần được theo dõi đặc biệt do đây là giai đoạn có thể xuất hiện dấu hiệu nghiêm trọng và tiến triển nặng như:
- Tăng tính thấm thành mạch gây thoát huyết tương với các hiện tượng như: cơ thể bứt rứt, mệt mỏi, li bì, mạch đập nhanh và nhỏ, da có cảm giác lạnh ẩm, huyết áp tụt hoặc không đo được huyết áp, đi tiểu ít;
- Mí mắt nặng nề;
- Xuất huyết dưới da rải rác hoặc xuất hiện các chấm xuất huyết, chủ yếu là ở mặt trước của hai cẳng chân và ở mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn hoặc xuất hiện các mảng bầm tím trên da;
- Xuất huyết ở niêm mạc: Đi tiểu ra máu, chảy máu cam, chảy máu chân răng, và sốt xuất huyết làm rối loạn kinh nguyệt,…
- Xuất huyết nội tạng: đi ngoài ra phân đen, nôn ra máu,…
- Đau bụng buồn nôn;
- Ngứa ngáy.
Giai đoạn hồi phục
Giai đoạn này thường diễn ra sau giai đoạn nguy hiểm khoảng từ 24 – 48 giờ, vào ngày thứ 7 – 10 của bệnh sốt xuất huyết với những biểu hiện sau:
- Ngừng sốt, có cảm giác thèm ăn;
- Đi tiểu nhiều;
- Huyết động ổn định;
- Nhịp tim có thể chậm, không đều;
- Có thể gặp tình trạng suy hô hấp nếu quá tải dịch truyền.
Khi nào cần phải test sốt xuất huyết?
Việc xét nghiệm sốt xuất huyết là việc cần được thực hiện ngay khi có xuất hiện các triệu chứng của bệnh như sốt cao, đau đầu, đau nhức cơ thể, da bị nổi mẩn đỏ, xảy ra hội chứng xuất huyết, chảy máu chân răng hoặc lợi, hoặc ở phụ nữ có thể xuất hiện tình trạng rong kinh bất thường.
Nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết chính xác nhất là được thực hiện trong vòng 3 ngày đầu tiên của bệnh, sau đó sẽ càng giảm dần về độ chính xác. Bởi sau ngày thứ 3 thì các triệu chứng lâm sàng của bệnh sẽ trở nên rõ ràng hơn, trên người bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những chấm đỏ li ti ở những vùng da hay cọ xát như dưới cổ, nách,…
Cách test sốt xuất huyết tại nhà
Có nhiều người quan tâm đến cách test sốt xuất huyết tại nhà do không phải lúc nào cũng có thể đến bệnh viện thăm khám cụ thể. Vậy có cách nào để xác định mình đang mắc bệnh này hay không?
Người bị sốt xuất huyết thường bị sốt cao đột ngột, da xung huyết và ửng đỏ, có cảm giác buồn nôn. Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 có xuất hiện dấu hiệu chảy máu mũi, chảy máu chân răng, chảy máu âm đạo ở bé gái,…
Để phát hiện bệnh sốt xuất huyết, người bệnh có thể tự tìm dấu hiệu chảy máu hay xuất huyết trên da. Các dấu hiệu này sẽ có từ ngày thứ 3 trở đi. Nếu trên da sẽ không có tình trạng xuất huyết ngoài da, bạn có thể dùng máy do huyết áp quấn quanh tay và bơm cho huyết áp tâm thu tâm trương về chỉ số bình thường, giữ trong khoảng 5 phút. Nếu vị trí đó có xuất hiện nốt xuất huyết như phát ban, nhưng ấn tay vào không mất đi thì đây là dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết. Trong trường hợp không có hiện tượng gì xảy ra mà qua 3 ngày sau vẫn sốt và có biểu hiện chán ăn buồn nôn thì nên đến cơ sở y tế để được làm xét nghiệm.
Có thể nói, không có cách test sốt xuất huyết tại nhà, kể cả test nhanh. Bởi vì muốn test bệnh sốt xuất huyết thì người bệnh cần phải được lấy máu để xét nghiệm nên sẽ cần đến cơ quan y tế mới có thể thực hiện được.
Tìm hiểu thêm: Phương pháp nhổ răng bằng Piezotome và những điều mà bạn nên biết
Các phương pháp xét nghiệm sốt xuất huyết chính xác
Có 3 loại xét nghiệm để chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết sớm và nhanh nhất, đó là:
Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1
Xét nghiệm này được chỉ định nên thực hiện vào ngày đầu tiên đến ngày thứ 5 của bệnh sốt xuất huyết. Nếu bệnh nhân mắc bệnh chỉ khoảng hơn 3 ngày thì kể cả có thật sự bị sốt xuất huyết kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết NS1 cũng có thể cho ra kết quả âm tính. Nguyên nhân là do xét nghiệm này là dựa trên cơ chế xác định kháng nguyên của virus. Giai đoạn bệnh bắt đầu từ ngày thứ 4 đổ ra, nồng độ kháng nguyên virus có trong máu giảm xuống thấp, vì vậy nên đôi khi chỉ số xét nghiệm sẽ cho ra kết quả âm tính.
Xét nghiệm kháng thể IgM
IgM sẽ xuất hiện kể từ ngày thứ 4 – 5 sau sốt. Xét nghiệm IgM là xét nghiệm để xác định sự có mặt của kháng thể chống lại virus Dengue ở giai đoạn cấp tính của bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, còn tùy thuộc mức độ sinh kháng thể của từng bệnh nhân nhiều hay ít mà kết quả xét nghiệm này có cho ra kết quả dương tính hay không.
Xét nghiệm kháng thể IgG
Ở thể tiên phát (tức là lần đầu bị nhiễm virus sốt xuất huyết), IgG thường sẽ xuất hiện vào ngày thứ 10 – 14 của bệnh và có thể tồn tại đến nhiều năm sau đó. Ở thể thứ phát (tức là đã từng nhiễm virus sốt xuất huyết trước đó), IgG khi đó đã có sẵn trong máu, chỉ đặc biệt tăng lên trong 1 – 2 ngày.
>>>>>Xem thêm: Sự khác biệt giữa Couscous và Quinoa: Bạn đã biết chưa?
Trên đây là các dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết và phương pháp xét nghiệm ra bệnh. Mong rằng bạn đọc đã có thể biết được cách test sốt xuất huyết tại nhà và khi nào cần đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm. Đừng chủ quan nếu bạn gặp các triệu chứng như sốt cao, cơ thể mệt mỏi, đau nhức chảy máu chân răng, chảy máu cam,…
Xem thêm:
- Nhận biết dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ dưới 1 tuổi
- Nên khám sốt xuất huyết ở đâu uy tín tại TP.HCM?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm