Nhức bắp chân là tình trạng rất nhiều người gặp phải, có thể do chấn thương hoặc vận động quá sức, thậm chí là bệnh lý. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu xin chia sẻ đến bạn đọc những cách làm hết nhức bắp chân rất đơn giản và có hiệu quả gần như tức thì.
Bạn đang đọc: Cách làm hết nhức bắp chân đơn giản, tác dụng nhanh
Nhức bắp chân là hiện tượng phổ biến và hầu như ai cũng từng gặp phải. Vận động mạnh, làm việc quá sức, chấn thương khi chơi thể thao,… đều có thể là nguyên nhân khiến bạn bị nhức bắp chân. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, những cách làm hết nhức bắp chân dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện nhanh chóng tình trạng này.
Nguyên nhân gây nhức bắp chân
Trước khi tìm hiểu cách làm hết nhức bắp chân, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân nào dẫn đến nhức bắp chân để từ đó phòng tránh tái phát và cải thiện triệt để hiện tượng trên. Tình trạng nhức bắp chân có biểu hiện phổ biến nhất là đau nhức, mỏi bắp chân, đặc biệt là mỗi khi vận động hoặc làm việc, nắn bóp bắp chân.
Cảm giác đau bắp chân, nhức bắp chân có thể xuất hiện đột ngột và nhanh chóng biến mất hoặc cũng có thể kéo dài từ 1 – 2h hoặc thậm chí lâu hơn, tùy vào nguyên nhân hoặc tình trạng bệnh thực tế. Theo các chuyên gia, tác nhân khiến bắp chân bị nhức mỏi gồm các yếu tố sau đây:
Vận động quá sức: Để áp dụng cách làm hết nhức bắp chân hiệu quả nhất, bạn cần biết tác nhân gây bệnh. Việc làm việc, vận động quá sức là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm bạn bị nhức bắp chân. Tập luyện thể thao, môi trường làm việc đặc thù,… đều có thể khiến bắp chân bị đau nhức.
Mất nước: Nước là thành phần quan trọng với cơ thể, chiếm đến hơn 70% tổng trọng lượng cơ thể nên khi bị mất nước, các cơ bắp có dấu hiệu nhức mỏi, uể oải hơn thông thường. Các cơ quan khác như hệ hô hấp, tuần hoàn,… cũng bị ảnh hưởng khi bạn mất nước.
Thiếu ngủ: Bạn không nghe lầm đâu, thiếu ngủ, mất ngủ cũng là tác nhân gây nhức bắp chân. Ngủ không đủ giấc, ngủ quá ít, nghỉ ngơi không đủ,… khiến cho cơ thể dễ mệt mỏi, các cơ bắp uể oải hơn, dễ bị nhức bắp chân.
Cảm cúm hoặc cảm lạnh: Ở bệnh nhân bị cảm cúm và cảm lạnh cũng có nguy cơ bị nhức bắp chân cao hơn do khi này, cơ thể đang bị các mầm bệnh, virus tấn công, hệ miễn dịch đều được huy động để ngừa bệnh, dẫn đến triệu chứng đau nhức cơ.
Thiếu vitamin D: Cơ thể thiếu vitamin D cũng làm cơ bắp mệt mỏi và tăng khả năng bị nhức bắp chân. Khi không đủ nhu cầu vitamin D hàng ngày, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể bị giảm mạnh, khiến xương khớp thiếu hụt canxi, dễ bị đau mỏi xương khớp, loãng xương,…
Khi nào bị nhức bắp chân cần đi khám?
Mặc dù đa số các trường hợp bị nhức bắp chân đều có thể áp dụng cách làm hết nhức bắp chân tại nhà nhưng nếu cảm giác đau kéo dài trên 1 tuần và không có dấu hiệu giảm bớt hoặc xuất hiện các hiện tượng sau, bạn nên đến gặp bác sĩ sẽ tốt hơn.
- Cảm giác nhức bắp chân đi kèm với sưng tấy, đặc biệt là sau khi ngủ dậy, đi lại, vận động, chơi thể thao, lao động, làm việc nặng,…
- Cơn đau kèm theo biểu hiện sưng tấy, nóng đỏ và sưng da cũng nên đi khám.
- Bệnh nhân bị nhức bắp chân kèm theo sốt cao, đau họng, người ớn lạnh, mệt mỏi, ho, chóng mặt,…
- Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ hay tỉnh giấc trong đêm, trầm cảm, uể oải,…
Cách làm hết nhức bắp chân cực nhanh và dễ làm
Khi bị nhức bắp chân do vận động mạnh, cơn đau nhẹ và không làm ảnh hưởng quá nhiều đến chế độ sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể ứng dụng một số cách làm hết nhức bắp chân sau đây để giảm thiểu cơn đau nhức hiệu quả.
Mát xa, xoa bóp: Khi mới bị nhức bắp chân, bạn có thể mát xa, xoa bóp chân để tăng lưu thông máu, giảm đau, đây cũng là cách làm hết nhức bắp chân rất tốt bạn nên thử. Bạn có thể kết hợp thêm tinh dầu thư giãn, dầu nóng,… để giúp tinh thần thư giãn, thoải mái, động tác mát xa dễ thực hiện hơn.
Tìm hiểu thêm: Khám 12 đôi dây thần kinh sọ diễn ra như thế nào?
Tắm nước ấm: Nước ấm hỗ trợ kích thích lưu thông máu, tinh thần được thoải mái hơn, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi. Ngâm chân hoặc tắm với nước ấm đều đặn hỗ trợ rất tốt việc giảm đau, giảm sưng.
Thư giãn và nghỉ ngơi: Đối với người nhức bắp chân, liệu pháp hỗ trợ giảm đau hiệu quả, cách làm hết nhức bắp chân đơn giản, tác dụng cao nhất bạn nên thử, đó là nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn. Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, nghỉ ngơi tăng cường, chọn liệu pháp thư giãn thích hợp, ngâm chân, mát xa,…. Đều là phương án giúp giảm đau nhanh.
Uống đủ nước: Cơ thể cần ít nhất 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để hoạt động hiệu quả. Nếu bạn bị nhức bắp chân do mất nước, hãy áp dụng cách làm hết nhức bắp chân bằng việc bổ sung nước nhiều hơn. Ngoài nước lọc thông thường bạn có thể uống thêm nước trái cây, sinh tố rau củ quả,… để bổ sung thêm vitamin, chất khoáng và chất chống oxy hóa cho cơ thể.
Cách phòng tránh nhức bắp chân
Sau khi tìm hiểu cách làm hết nhức bắp chân, cơn đau giảm dần và phục hồi, người bệnh cũng nên áp dụng thêm các cách phòng tránh nhức bắp chân sau đây để giảm nguy cơ tái phát.
- Xây dựng lối sống, ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tránh xa rượu, bia và thuốc lá.
- Chế độ ăn uống nên tập trung bổ sung đầy đủ chất, đặc biệt là vitamin, khoáng chất từ các thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau xanh, ngũ cốc,…
- Tập thói quen uống đủ tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày.
- Lựa chọn loại giày thấp, vừa chân và độ cao hợp lý để giảm tình trạng nhức bắp chân do giày dép không phù hợp.
- Vận động với chế độ hợp lý, tập luyện cường độ vừa phải, tăng dần mức độ theo thời gian.
- Khởi động trước mỗi khi tập thể thao, thể dục, giảm nguy cơ chấn thương.
- Sinh hoạt, làm việc nên giữ tư thế đúng, thẳng lưng, không nên ngồi vắt chéo chân,…
>>>>>Xem thêm: Tự sướng nhiều có giảm cân không? Lợi ích và tác hại của việc thủ dâm
Trên đây là tất tần tật những cách làm hết nhức bắp chân hiệu quả, giảm đau nhanh chóng. Trường hợp bị nhức bắp chân đi kèm dấu hiệu bất thường, bạn nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chụp X quang và điều trị đúng cách.
Xem thêm:
- Tập cardio bị đau bắp chân phải làm sao?
- Nguyên nhân và cách khắc phục ngủ dậy bị đau bắp chân
- Cách giảm đau cơ bắp chân hiệu quả tại nhà
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Đau chânTay chânCơ xương khớp