Cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực hiệu quả

Cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực hiệu quả

Cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực là một điều mà bất cứ ai cũng cần biết. Cảm xúc tiêu cực là những phản ứng cảm xúc khó chịu và gây rối bao gồm: Buồn bã, sợ hãi, tức giận hoặc ghen tị. Những cảm giác này không chỉ khó chịu khiến bạn khó sinh hoạt trong cuộc sống bình thường hàng ngày mà còn cản trở khả năng hoàn thành mục tiêu của bạn.

Bạn đang đọc: Cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực hiệu quả

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về các loại cảm xúc tiêu cực khác nhau và những cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực thì bài viết dưới đây là dành cho bạn. Điều quan trọng cần lưu ý là không có cảm xúc nào, kể cả cảm xúc tiêu cực, vốn là xấu. Việc bạn cảm nhận những cảm xúc này trong những bối cảnh hoặc tình huống nhất định là điều hoàn toàn bình thường. Những cảm xúc này chỉ trở nên có vấn đề khi chúng dai dẳng và có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tâm thần như trầm cảm hoặc lo âu.

Các loại cảm xúc tiêu cực

Có một số cảm xúc khác nhau thường được xác định là cảm xúc tiêu cực. Mặc dù những cảm giác như vậy thường là phản ứng bình thường trước những trải nghiệm hoặc sự kiện nhất định, nhưng chúng thường có xu hướng gây đau khổ và khó chịu. Các cảm xúc tiêu cực cụ thể như:

  • Tức giận;
  • Lo lắng hoặc sợ hãi;
  • Thờ ơ;
  • Khinh thường, căm ghét hoặc ghê tởm;
  • Ghen tị;
  • Bất an;
  • Hối hận hay tội lỗi;
  • Nỗi buồn hoặc sự cô đơn;
  • Nỗi tủi nhục.

Cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực chính xác 2

Lo lắng hoặc sợ hãi là hai trong số các cảm xúc tiêu cực điển hình của con người

Nguyên nhân gây ra cảm xúc tiêu cực

Cảm xúc tiêu cực có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là kết quả của những trải nghiệm hoặc sự kiện không mấy vui vẻ.

Cảm xúc tiêu cực cũng có thể nảy sinh từ:

  • Xung đột trong mối quan hệ: Các vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ giữa các cá nhân là nguyên nhân phổ biến gây ra những cảm xúc tiêu cực. Những thách thức như vậy có thể nảy sinh trong mối quan hệ với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, người yêu hoặc bạn đời;
  • Nhu cầu chưa được đáp ứng: Khi những nhu cầu (về thể chất, cảm xúc, xã hội, tâm lý hay tinh thần) của bạn không được đáp ứng đầy đủ thì việc phải đón nhận và trải qua những cảm xúc tiêu cực là điều bình thường.
  • Kỹ năng ứng phó (coping skills) kém: Sự căng thẳng hàng ngày có thể dẫn đến nhiều cảm giác khó chịu khác nhau nếu bạn không có kỹ năng ứng phó để quản lý nó. Kỹ năng ứng phó kém thường khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn hoặc tạo ra những vấn đề mới cho tình huống vốn đã có nhiều vấn đề.

Cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực chính xác 3

Những xung đột trong các mối quan hệ có thể làm nảy sinh các cảm xúc tiêu cực

Sai lầm khi đối mặt với cảm xúc tiêu cực

Điều đáng buồn là mọi người thường tìm đến những cách vô ích hoặc thậm chí mang tính hủy diệt để đối phó với những cảm xúc tiêu cực. Mặc dù những điều này có thể giúp giảm đau tạm thời nhưng về lâu dài chúng thường khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

  • Phớt lờ cảm xúc: Đây chắc chắn không phải là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề. Về cơ bản, việc phớt lờ đi những cảm xúc tiêu cực không khiến chúng biến mất. Thay vào đó, những cảm xúc này sẽ được thể hiện ra bằng một cách khác hơn và bản thân sẽ phải tiếp tục chịu đựng nó trong một thời gian dài sau đó.
  • Suy ngẫm về cảm xúc tiêu cực: Việc bản thân cứ chìm đắm trong những sự tức giận, buồn bã và những cảm giác khó chịu khác làm khuếch đại những cảm xúc tiêu cực cũng như mang lại những hậu quả về sức khỏe. Cần phải lắng nghe những cảm xúc tiêu cực của chính mình và tìm đúng cách để buông bỏ chúng.
  • Né tránh: Khi trải qua một sự kiện nào đó gây đau khổ, buồn bã, chẳng hạn như chia tay, con người sẽ cố gắng tránh né nó để không phải trải qua những cảm xúc khó chịu đó thêm nữa, chẳng hạn như nhậu nhẹt. Đối phó với các cảm xúc tiêu cực bằng cách né tránh sẽ chỉ khiến nó trở nên tồi tệ hơn về lâu dài.
  • Đập phá và liều lĩnh: Những cảm xúc tiêu cực khi bị tích tụ về lâu dài sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có khả năng giải tỏa cảm xúc bằng những hành vi tiêu cực như đập phá đồ đạc hoặc tự làm hại bản thân (rạch tay,…).

Tìm hiểu thêm: Huyệt hiệp khê nằm ở vị trí nào? Các cách tác động lên huyệt hiệp khê

Cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực chính xác 4
Việc phớt lờ cảm xúc không khiến cho bản thân tốt lên mà còn có tác dụng ngược

Cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực

May mắn thay, có nhiều cách hiệu quả hơn để giải tỏa cũng như kiềm chế cảm xúc tiêu cực. Những cách sau đây có thể giúp bạn đương đầu đồng thời cải thiện khả năng kiềm chế cảm xúc tiêu cực của bản thân.

Chấp nhận cảm xúc tiêu cực

Học cách chấp nhận những cảm xúc tiêu cực cũng là một cách hiệu quả để vượt qua nó. Chấp nhận có nghĩa là thừa nhận rằng chúng ta đang cảm thấy tức giận, buồn bã, sợ hãi, thất vọng thay vì cố gắng trốn tránh hoặc kìm nén chúng. Chấp nhận cảm xúc của bản thân đồng nghĩa với việc bạn thừa nhận chúng tồn tại nhưng bạn nhận ra rằng những cảm giác này chỉ là tạm thời và không thể làm hại đến bạn.

Thấu hiểu cảm xúc

Cách suy nghĩ của bạn về một sự kiện, một vấn đề cũng đóng một vai trò rất lớn trong việc thấu hiểu cảm xúc bản thân. Cách bạn giải thích những gì đã xảy ra có thể thay đổi cách bạn trải nghiệm sự kiện đó và liệu nó có gây căng thẳng hay không. Hãy nhìn vào nguồn gốc của cảm giác và xác định các tình huống tạo ra căng thẳng và cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống của bạn.

Cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực chính xác 5

Nhìn lại những điều đã qua để tìm hiểu nguồn gốc cảm xúc là một cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực hay

Thay đổi góc nhìn

Không phải mọi nguồn gốc gây căng thẳng đều có thể được thay đổi hoặc loại bỏ. Quan trọng là phải tránh suy ngẫm về những gì bạn không thể thay đổi và tập trung vào những gì có trong tầm kiểm soát của bạn. Giảm thiểu hoặc loại bỏ một số tác nhân gây căng thẳng có thể khiến bạn ít cảm thấy những cảm xúc tiêu cực hơn như:

  • Giảm bớt căng thẳng trong công việc bằng cách giao nhiệm vụ, xây dựng ranh giới và tìm kiếm sự hỗ trợ;
  • Học cách thực hành giao tiếp quyết đoán để quản lý xung đột trong mối quan hệ;
  • Thay đổi các kiểu suy nghĩ tiêu cực thông qua một quá trình được gọi là tái cấu trúc nhận thức.

Tìm kiếm lối thoát

Một vài thay đổi trong cuộc sống có thể làm giảm bớt những cảm xúc tiêu cực, nhưng nó sẽ không loại bỏ hoàn toàn những điều gây căng thẳng. Khi này, bạn sẽ cần tìm ra những lối thoát lành mạnh để đối phó với những cảm xúc này.

  • Tập thể dục thường xuyên có thể mang lại cảm xúc thăng hoa và là lối thoát cho những cảm xúc tiêu cực;
  • Thiền có thể giúp bạn tìm thấy không gian nội tâm để bạn không bị choáng ngợp bởi những cảm xúc tiêu cực;
  • Tìm kiếm cơ hội để vui vẻ và cười nhiều hơn trong cuộc sống giúp thay đổi quan điểm và giảm bớt căng thẳng.

Hãy luôn nhớ rằng, nhu cầu và khả năng của mỗi người là khác nhau, không ai giống ai. Quan trọng là hãy thử nhiều phương pháp khác nhau để tìm ra phương pháp phù hợp với hoàn cảnh. Khi đó, bạn bạn sẽ cảm thấy bớt choáng ngợp hơn khi phải đối diện với những cảm xúc tiêu cực.

Cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực chính xác 1

>>>>>Xem thêm: Rối loạn chuyển hóa carbohydrate là gì? Các loại rối loạn chuyển hóa carbohydrate thường gặp

Tập thể dục thường xuyên giúp cảm xúc thăng hoa và tìm ra lối thoát cho chính mình

Nhìn chung, cảm xúc tiêu cực có thể là những phản ứng ngắn hạn trước những sự kiện xảy ra trong cuộc sống hoặc xuất phát từ những vấn đề tiềm ẩn khác. Ngay cả khi bạn có xu hướng có cái nhìn tích cực thì những cảm xúc tiêu cực vẫn sẽ xảy ra. Biết cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn trong hiện tại và tương lai.

Chủ đề:Chăm sóc sức khỏeSức khỏe tinh thầnThông tin sức khỏe

Các bài viết liên quan

  1. Existential crisis là gì? Làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?

  2. Cách tự chăm sóc bản thân giúp bạn hạnh phúc hơn, sống khoẻ hơn

  3. Vùng an toàn là gì? 5 cách giúp bạn bước ra vùng an toàn của mình

  4. Growth spurt là gì? Những biểu hiện nhận biết trẻ đang trong thời kỳ Growth spurt

  5. Bệnh Megacolon là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị

  6. Self awareness là gì? Tại sao self awareness lại quan trọng?

  7. Những cạm bẫy tâm lý mà con người dễ vấp phải

  8. Quấy rối là gì? Phải làm gì khi gặp trường hợp này?

  9. Tâm lý lứa tuổi thiếu niên – Độ tuổi mà cha mẹ cần lưu tâm đến

  10. Cách tự chăm sóc giữ gìn sức khỏe mỗi ngày

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *