Mẹ bầu thường hay gặp tình trạng nghén. Đây vừa là hiện tượng bình thường nhưng lại là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ khi mang thai. Tình trạng nghén sẽ xảy ra nhiều hơn khi mẹ bầu ở tuần thứ 8 của thai kỳ. Do đó, mẹ bầu rất quan tâm đến cách giảm nghén ở tuần thứ 8 hiệu quả.
Bạn đang đọc: Cách giảm nghén ở tuần thứ 8 và những điều bà bầu cần biết
Những vấn đề mà các mẹ bầu thường đặc biệt quan tâm là khi mang thai bao lâu thì bị ốm nghén, tình trạng nghén kéo dài đến khi nào thì hết, nhất là làm thế nào để giảm nghén ở tuần thứ 8 trở đi… để mẹ có sự chuẩn bị tốt, giúp vượt qua giai đoạn này một cách tốt nhất.
Ốm nghén khi mang thai là gì?
Có khoảng 90% mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong giai đoạn này, họ sẽ thường cảm thấy buồn nôn hoặc nôn, tình trạng này xuất hiện vào buổi sáng hoặc khi ngửi thấy mùi thức ăn.
Có nhiều trường hợp mẹ bầu thấy buồn nôn và không muốn ăn gì dù là những món ăn mà trước đó họ rất thích. Tình trạng chán ăn khiến cơ thể thai phụ luôn mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Từ tuần thứ 12 của thai kỳ, cảm giác nghén sẽ thuyên giảm và mất hẳn. Mẹ bầu có thể ăn uống thoải mái trong lúc này để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Thời gian và mức độ nghén tùy thuộc vào thể trạng của mỗi bà bầu. Nhưng thông thường vào khoảng tuần thứ 9 đến tuần thứ 10 của thai kỳ, tần suất và mức độ nghén của các mẹ bầu sẽ nặng nhất. Sau khi trải qua giai đoạn này thì các triệu chứng của ốm nghén sẽ giảm dần. Đến tuần thứ 14 của thai kỳ, tình trạng nghén sẽ hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên, cũng có ít trường hợp bà bầu sau tuần thứ 9 vẫn gặp tình trạng ốm nghén, thậm chí càng ngày càng nặng.
Các triệu chứng khi ốm nghén
Các triệu chứng ốm nghén có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, khi có sự kích thích về mùi, vị của thức ăn thì tình trạng ốm nghén khi mang thai xảy ra nhiều, rõ rệt hơn. Mẹ bầu sẽ có triệu chứng buồn nôn và nôn, trở nên nhạy cảm hơn với mùi vị thức ăn, dẫn đến mẹ cảm thấy không muốn ăn, ăn không ngon, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.
Ngoài ra, khi cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng, mẹ bầu còn gặp phải tình trạng chóng mặt, hoa mắt và nặng hơn là tụt huyết áp. Nếu bị nôn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng mẹ bị mất nước rất nguy hiểm.
Vào thời điểm sau khi thụ thai hai tuần, tình trạng nghén khi mang thai thường bắt đầu xuất hiện, biểu hiện thường xuyên ở khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ và diễn ra liên tục trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Mẹ sẽ thấy mệt mỏi vì cảm giác buồn nôn có thể xuất hiện cả ngày và đêm.
Đối tượng dễ bị ốm nghén
Tuy hầu hết mẹ bầu đều gặp tình trạng nghén khi mang thai nhưng tính chất cơn nghén sẽ khác nhau ở từng người. Những bà bầu thuộc nhóm đối tượng dưới đây có nguy cơ bị nghén cao hơn:
- Bà bầu mang thai lần đầu;
- Bà bầu béo phì, thừa cân;
- Ở những lần mang thai trước đã từng bị nghén nặng;
- Bà bầu mang song thai hoặc đa thai;
- Bà bầu mắc bệnh nguyên bào nuôi.
Triệu chứng ốm nghén là do nguyên nhân nào?
Tình trạng buồn nôn và nôn ở bà bầu là do sự thay đổi nội tiết tố, cụ thể là sự gia tăng hormone chorionic gonadotropin (hCG) và estrogen. Ngoài ra, một nguyên nhân dẫn đến tình trạng ốm nghén khác là hormone tuyến giáp thyroxine.
Cơ thể mẹ bầu trong quá trình mang thai sẽ sản xuất lượng lớn hormone progesterone, làm giãn các cơ trong hệ tiêu hóa, thức ăn trong dạ dày dâng lên thực quản và gây cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, mẹ bầu gặp chứng khó tiêu, táo bón cũng là do hormone này làm chậm quá trình tiêu hóa.
Ngoài ra, ốm nghén khi mang thai còn do một vài nguyên nhân sau:
- Do mẹ có thói quen ăn uống không điều độ, đầy đủ;
- Một số thực phẩm có mùi vị khiến hệ thần kinh của bà bầu trở nên nhạy cảm hơn;
- Do di truyền. Thông thường mẹ bị nghén khi mang thai thì con gái sau này cũng sẽ gặp tình trạng tương tự.
Tìm hiểu thêm: Nút mạch gan: Kỹ thuật điều trị ung thư gan hiệu quả
Bà bầu tuần thứ 8 có những thay đổi thế nào?
Vào tuần thứ 8 của thai kỳ, thai nhi đang phát triển rất nhanh chóng. Đây là thời điểm chính thức chuyển từ phôi thai sang thai nhi, lúc này, mẹ có thể cảm nhận một số thay đổi trong cơ thể như sau:
- Hiện tượng thai nghén vẫn tăng lên trong giai đoạn này với các triệu chứng phổ biến là buồn nôn, nôn, nhạy cảm với một số mùi nhất định;
- Thai phụ có thể cảm thấy lo lắng, mệt mỏi.
- Chảy máu âm đạo có thể xuất hiện. Đây có thể là biểu hiện có thại, nhưng cũng có thể là dấu hiệu sảy thai hay thai ngoài tử cung. Vì vậy sản phụ cần gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo;
- Tăng lượng máu của cơ thể, tim của thai phụ đang bơm thêm 50% lượng máu mỗi phút cho thai nhi;
- Khi thai nhi phát triển trong tuần thứ 8 của thai kỳ, tử cung bên trong khung chậu dần to ra.
Các cách giảm nghén ở tuần thứ 8
Ốm nghén là hiện tượng tự nhiên mà hấu hết mẹ bầu đều gặp phải và không có cách nào để ngừa tình trạng này. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể giảm nghén ở tuần thứ 8 bằng các cách sau:
- Uống đủ nước là cách giảm nghén hiệu quả, nhưng ngay cả khi không bị ốm nghén mẹ cũng nên uống đủ nước vì rất cần thiết đối với phụ nữ mang thai.
- Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn từ 3 bữa thành 5 – 6 bữa mỗi ngày, giúp mẹ vẫn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhưng không bị chán ăn.
- Nghỉ ngơi hợp lý là cần thiết như ngủ đúng giờ, đủ giấc, hạn chế làm công việc nặng quá sức, lao lực để hạn chế căng thẳng và mệt mỏi.
- Uống trà gừng có thể giúp bạn thư giãn và xoa dịu các cơn buồn nôn nên mẹ hãy uống trà gừng thường xuyên để cải thiện tình trạng ốm nghén.
- Ăn uống khoa học, cụ thể hạn chế các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn có vị cay, hăng vì những thực phẩm này gây kích thích các cơn buồn nôn.
- Cần chăm sóc răng miệng do khi bị ốm nghén gây nôn thường xuyên khiến miệng không sạch, ảnh hưởng đến răng miệng, do đó cần chú ý đến việc chăm sóc và vệ sinh nhiều hơn.
- Hạn chế nằm ngay sau khi ăn.
- Trong khi ăn, hạn chế uống nhiều nước.
>>>>>Xem thêm: Người bị bướu cổ ăn thịt bò được không? Thực phẩm nào tốt cho người bị bướu cổ?
Bà bầu cần làm gì vào tuần thứ 8 của thai kỳ?
Các mẹ bầu cần lưu ý những điều sau để hỗ trợ giảm nghén ở tuần thứ 8 của thai kỳ:
- Mặc áo ngực hỗ trợ, giúp bảo vệ vú tốt hơn khi mang thai. Điều này sẽ giúp thai phụ cảm thấy thoải mái hơn và ngăn ngừa tình trạng chảy xệ vú sau này. Mẹ có thể thực hiện các bài tập để giữ cho cơ ngực săn chắc.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh như sau: Nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa, bổ sung đầy đủ chất xơ và uống khoảng 2 – 3 lít nước mỗi ngày.
- Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu theo chỉ định của bác sĩ.
- Mẹ bầu chỉ cần thêm khoảng 300 calo mỗi ngày do đó không nên ăn quá nhiều.
Tình trạng ốm nghén có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống của mẹ bầu, do đó, mẹ bầu có thể áp dụng các cách giảm nghén để cải thiện sức khỏe, nhất là giảm nghén ở tuần thứ 8 của thai kỳ như bài viết đã hướng dẫn.
Xem thêm:
- Nghén về chiều là hiện tượng gì? Làm cách nào để khắc phục?
- Có hay không hội chứng chồng nghén thay vợ?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm