Cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể triệt để

Cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể triệt để

Virus HPV thường tự đào thải sau 2 năm. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cho thấy virus HPV vẫn tồn tại gây các bệnh sùi mào gà, u nhú sinh dục, ung thư ở cả nam và nữ. Vậy có cách nào đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể triệt để không?

Bạn đang đọc: Cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể triệt để

Dù các bệnh do virus HPV gây ra có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp nhưng người bệnh vẫn muốn đào thải virus HPV triệt để ra khỏi cơ thể để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và ngăn bệnh không tái phát. Do đó, người bệnh rất quan đến vấn đề virus HPV có chữa được không và cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể như thế nào cho hiệu quả.

Tìm hiểu về virus HPV

Con đường lây truyền của virus HPV là qua đường tình dục hoặc tiếp xúc da kề da hay ít gặp hơn là lây truyền từ mẹ sang con. Hơn 90% trường hợp nhiễm ung thư cổ tử cung ở nữ giới và các bệnh ung thư âm hộ, âm đạo đều do virus HPV gây ra. Ở nam giới, virus HPV có thể gây ung thư dương vật, ung thư hầu họng, ung thư hậu môn và sinh ra các u nhú, sùi mào gà sinh dục.

Phân nhóm virus HPV

Virus HPV được gồm hai phân nhóm: HPV nguy cơ cao và HPV nguy cơ thấp.

  • Các chủng virus HPV nguy cơ thấp chủ yếu gây các bệnh như u nhú sinh dục, sùi mào gà, các tổn thương mô, vẩy thấp gồm: 6, 11, 40, 42, 43, 44, 54, 55, 61, 70, 72, 81, CP6108…
  • Các chủng virus HPV nguy cơ cao gây các bệnh u nhú sinh dục và các loại ung thư nguy hiểm cho cả nam và nữ gồm: 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66 và 68…

Cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể triệt để

Con đường lây truyền của virus HPV là qua đường tình dục hoặc tiếp xúc da kề da

Dấu hiệu khi bị nhiễm HPV

Thông thường, người bệnh nhiễm virus HPV sẽ không xuất hiện triệu chứng ngay. Sau một thời gian, triệu chứng mới xuất hiện khi virus biến đổi các mô, vảy và tế bào trong cơ thể. Các triệu chứng gồm:

  • Mụn cóc sinh dục: Ban đầu, ở bộ phận sinh dục của nam và nữ dần xuất hiện nốt mụn li ti. Các nốt mụn có màu đỏ hay hồng hoặc có màu gần với màu da. Sau một thời gian, mụn diễn tiến thành từng mảng hoặc nằm chồng lên nhau.
  • Sùi mào gà: Các nốt sùi nhỏ nằm gầm nhau nên có hình dạng như bông súp lơ. Nốt sùi có màu nâu hoặc hồng, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Sau khi quan hệ, người bệnh có thể chảy máu. Sùi mào gà có thể lan rộng, gây biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách.
  • Ung thư: Người bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng khi bị nhiễm các chủng virus HPV nguy cơ cao gây ung thư ở giai đoạn sớm. Nữ giới bị ung thư do virus HPV được phát hiện chủ yếu dựa vào khám phụ khoa và tầm soát định kỳ. Hiện vẫn chưa có phương pháp tầm soát đặc hiệu các bệnh ung thư do virus HPV ở nam giới.

Virus HPV gây ra những bệnh gì?

Mỗi chủng virus HPV sẽ gây ra những bệnh lý khác nhau. Ví dụ, khi hai chủng virus nguy cơ thấp gồm 6 và 11 vào cơ thể sẽ tiếp tục sinh trưởng và gây nên các bệnh như mụn cóc sinh dục, sùi mào gà. Bệnh có thể xuất hiện biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Hiện có hơn 140 chủng virus HPV được phân lập. Các bệnh do các chủng virus HPV điển hình gây ra bao gồm:

  • Mụn cóc lòng bàn chân;
  • Mụn cóc thông thường;
  • Mụn cóc phẳng;
  • Các tổn thương da như ung thư biểu mô thanh quản, u nang biểu bì;
  • Hội chứng người cây;
  • U nhú đường hô hấp tái phát;
  • Tăng sản biểu mô khu trú của Heck;
  • U nhú/ung thư biểu mô kết mạc;
  • Condyloma acuminata (mụn cóc sinh dục);
  • Ung thư biểu mô cổ tử cung.

Virus HPV không tự đào thải trong trường hợp nào?

Có đến 80% người nhiễm virus HPV tạm thời và virus có thể tự đào thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, đặc biệt là ở các nhóm đối tượng nguy cơ cao, virus không tự đào thải mà tiến triển thành các bệnh nguy hiểm như ung thư.

Dưới đây là một số trường hợp nguy cơ cao, có thể không tự động đào thải virus HPV bao gồm:

Nhiễm HPV nguy cơ thấp, virus không tự biến mất

Người bị nhiễm virus HPV nguy cơ thấp có thể tiến triển thành bệnh sùi mào gà, mụn cóc sinh dục. Sau khi điều trị triệu chứng ngoài da, trong cơ thể virus HPV vẫn còn tồn tại và biến đổi tế bào.

Cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể triệt để

Người nhiễm virus HPV nguy cơ thấp có thể tiến triển thành mụn cóc sinh dục

Người bị ức chế miễn dịch

Những người có hệ miễn dịch yếu, dễ bị virus tấn công và gây bệnh như người bị HIV/ AIDS, người thường xuyên sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, người cấy ghép tạng. Khi bệnh, cơ thể của đối tượng này khó đào thải virus ra ngoài như những người khỏe mạnh khác.

Nhiễm các loại virus HPV nguy cơ cao

Virus HPV nguy cơ cao khác với các chủng virus HPV nguy cơ thấp ở chỗ thường không tự đào thải ra khỏi cơ thể và có khả năng tiến triển thành ung thư khá cao. Tuy nhiên, không phải ai nhiễm các chủng virus HPV nguy cơ cao đều bị ung thư. Phụ nữ cần thăm khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện sự bất thường của các tế bào cổ tử cung.

Cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể, có hay không?

Hiện tại chưa có thuốc kháng virus HPV, cụ thể hơn là chưa có sự ứng dụng rộng rãi các loại thuốc kháng virus HPV nào trong điều trị bệnh.

Để điều trị bệnh do virus HPV gây ra chủ yếu là loại bỏ triệu chứng của bệnh. Ví dụ, người bị sùi mào gà thì điều trị các nốt sùi trên da. Nếu bệnh nhân bị ung thư thì tiến hành phẫu thuật để tiêu diệt tế bào ung thư. Do phần lớn virus HPV tập trung nhiều ở khu vực có các tế bào ung thư hay ở gốc các mụn sùi nên khi loại bỏ triệu chứng của bệnh cũng có thể xem là một cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Bầu ăn rau tần ô được không? Một số món ngon từ rau tần ô

Cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể triệt để
Người bị sùi mào gà do viru HPV thì điều trị các nốt sùi trên da

Không phải trường hợp nào nhiễm virus HPV cũng bị mắc bệnh. Nhiều người bệnh nhiễm HPV không gặp bất cứ triệu chứng nào. Theo nghiên cứu, hệ miễn dịch sẽ từ từ loại bỏ virus HPV sau khoảng 6 tháng đến 2 năm tùy trường hợp. Thật tế phần lớn người đã nhiễm HPV thì sẽ bị nhiễm suốt đời, nhưng hệ thống miễn dịch sẽ ngăn bệnh tái phát. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan khi bị nhiễm virus kéo dài.

Như vậy, hiện không có cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể chủ động. Người bệnh nên chú ý phòng tránh bệnh hiệu quả bằng cách tăng cường hệ miễn dịch và tiêm vắc xin ngừa HPV. Ở nữ giới, ngoài tiêm vắc xin phòng tránh virus HPV, biện pháp an toàn giúp ngăn ngừa những nguy cơ có thể xảy ra là sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Cách phòng ngừa virus HPV

Khi bị nhiễm virus HPV, nếu không được can thiệp và điều trị sớm, bệnh nhân có gặp nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để chủ động phòng bệnh từ sớm và bảo vệ sức khỏe bản thân, nên tiêm vắc xin phòng virus HPV cho trẻ em từ 9 đến 26 tuổi.

Hiện có hai loại vắc xin được sản xuất tại Mỹ đang lưu hành tại Việt Nam để phòng các bệnh do virus HPV là Gardasil và Gardasil 9.

Vắc xin Gardasil

Vắc xin Gardasil được chỉ định để phòng ung thư cổ tử cung, tổn thương tiền ung thư, mụn cóc sinh dục, âm hộ, âm đạo, các bệnh lý do virus HPV cho trẻ em gái và phụ nữ.

Lịch tiêm Gardasil gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi 1.

Vắc xin Gardasil 9

Vắc xin Gardasil 9 có khả năng bảo vệ cho cả đối tượng nam và nữ khỏi 9 chủng virus HPV: 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 với hiệu quả bảo vệ lên đến 94%.

Ngoài ra, người dân nên quan hệ tình dục an toàn bằng cách luôn sử dụng bao cao su để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm virus HPV. Mặc dù virus vẫn có thể tấn công qua bề mặt da vùng sinh dục không được bao cao su bảo vệ, nhưng đây vẫn là phương pháp tối ưu.

Cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể triệt để

>>>>>Xem thêm: Điểm danh 12 lợi ích của bơi lội đối với trẻ em

Không có cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể chủ động, mà hãy tiêm vắc xin phòng bệnh

Mặt khác, hạn chế nguy cơ lây truyền bằng quan hệ 1 vợ 1 chồng từ 2 phía. Nữ giới ở độ tuổi từ 21 trở lên, để sớm phát hiện những bất thường nên sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ mỗi năm.

Tóm lại, hiện nay không có cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể triệt để. Cách tốt nhất là mọi người nên có biện pháp phòng tránh virus HPV bằng cách tiêm phòng đầy đủ và xây dựng lối sống, sinh hoạt lành mạnh.

Xem thêm: Xét nghiệm HPV là gì? Chi phí bao nhiêu?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *