Các thông tin cần biết về phương pháp can thiệp nội mạch

Các thông tin cần biết về phương pháp can thiệp nội mạch

Sự phát triển nhanh chóng của các phương pháp can thiệp nội mạch đã mang lại một cuộc cách mạng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về can thiệp nội mạch.

Bạn đang đọc: Các thông tin cần biết về phương pháp can thiệp nội mạch

Can thiệp nội mạch được áp dụng trong nhiều lĩnh vực y tế, từ tim mạch, mạch máu đến ung thư và xử lý các bệnh lý nội tiết. Thông qua quá trình này, các chuyên gia y tế sẽ tiếp cận và điều trị các vấn đề sức khỏe một cách hiệu quả hơn, ít gây ra tổn thương cho cơ thể và thời gian phục hồi nhanh hơn so với các phương pháp truyền thống.

Khái niệm về can thiệp nội mạch

Can thiệp nội mạch là một phương pháp phẫu thuật đặc biệt, sử dụng dụng cụ có kích thước nhỏ để thực hiện việc điều trị và can thiệp trực tiếp vào các mạch máu của cơ thể. Trong quá trình phẫu thuật này, một bác sĩ chuyên khoa can thiệp nội mạch sẽ sử dụng các công cụ thường gọi là “catheter” có thiết kế đặc biệt xâm nhập vào các mạch máu lớn.

Thông thường, các mạch máu được chọn để tiến hành can thiệp sẽ nằm ở cánh tay hoặc chân của bệnh nhân. Sau đó, catheter sẽ đi theo đường của mạch máu, đến vị trí cụ thể trong cơ thể cần can thiệp.

Tổng quát các thông tin cần biết về can thiệp nội mạch 1

Can thiệp nội mạch là một phương pháp phẫu thuật đặc biệt

Tiếp theo, các dụng cụ hoặc thiết bị đặc biệt sẽ được đưa đi qua catheter để thực hiện can thiệp. Chúng có thể được sử dụng để mở rộng tắc nghẽn mạch máu, điều chỉnh dòng máu hoặc thậm chí tạo tắc nghẽn ở các mạch máu khi cần.

Trong nhiều trường hợp khó nhân viên phẫu thuật sẽ sử dụng hình ảnh chụp X-quang hoặc siêu âm để hướng dẫn quá trình can thiệp đồng thời đảm bảo catheter và các thiết bị được định vị đúng vị trí trong cơ thể của bệnh nhân suốt thời gian can thiệp.

Các trường hợp can thiệp mạch máu não

Can thiệp mạch máu não thường được ưu tiên áp dụng để điều trị các trường hợp: Phình động mạch máu não, đột quỵ nhồi máu não cấp,… cụ thể như sau:

Can thiệp nội mạch lấy huyết khối trong đột quỵ nhồi máu não cấp

Đột quỵ nhồi máu não là tình trạng khẩn cấp xảy ra do tắc động mạch não cấp máu. Can thiệp mạch máu não lấy huyết khối trong đột quỵ nhồi máu não cấp cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Thời gian được bác sĩ khuyến cáo là trong 4 – 6 giờ đầu tiên sau khi bệnh khởi phát, có thể mở rộng lên đến 24 giờ đầu.

Trường hợp đột quỵ do cục máu đông làm tắc mạch máu não lớn, người bệnh sẽ được can thiệp mạch máu não để lấy huyết khối. Những trường hợp phát hiện đột quỵ nhồi máu não muộn, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện các chẩn đoán hình ảnh như chụp MRI tưới máu não (tiêm thuốc cản từ), chụp CT Scanner (tiêm thuốc cản quang) để xác định vùng não bị hoại tử. Từ đó, bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc thực hiện can thiệp nội mạch lấy huyết khối mặc dù đã qua thời gian vàng cấp cứu đột quỵ não.

Can thiệp nội mạch não điều trị phình, vỡ phình động mạch máu não

Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh phình động mạch máu não hiệu quả là can thiệp mạch máu não. Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu giúp làm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng. Với những trường hợp túi phình động mạch não nằm ở vị trí nông hoặc đã vỡ gây tụ máu ở não nhiều thì cần phẫu thuật mở sọ để lấy máu tụ, kẹp hoặc bít tắc mạch máu đang vỡ, bảo vệ các tế bào não cho người bệnh.

Tìm hiểu thêm: 4 cách đơn giản giúp bạn phân biệt Bioderma thật giả

Tổng quát các thông tin cần biết về can thiệp nội mạch 2
Can thiệp nội mạch có nhiều ưu điểm hơn so với phẫu thuật truyền thống

Ưu điểm của can thiệp nội mạch so với phẫu thuật thông thường

So với phẫu thuật thông thường, can thiệp nội mạch sẽ giúp bệnh nhân phục hồi sau phẫu thuật nhanh chóng hơn. Một số ưu điểm của can thiệp nội mạch:

  • Dùng thiết bị kích thước nhỏ: Khi thực hiện can thiệp nội mạch, các bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị có kích thước nhỏ gọi là catheter. Điều này cho phép bác sĩ tiến hành can thiệp thông qua mạch máu, thay vì thực hiện một phẫu thuật mổ đường lớn như trong phẫu thuật truyền thống. Từ đó giảm tổn thương và thời gian phục hồi sau mổ.
  • Bảo vệ các bộ phận quan trọng: Can thiệp nội mạch không đòi hỏi phải bộc lộ rõ các cơ quan nội tạng của cơ thể. Nhờ đó giúp bảo vệ cơ quan nội tạng khỏi tổn thương và mất máu, giảm nguy cơ biến chứng.
  • Ít xung đột với cơ quan khác: So với phẫu thuật thông thường, can thiệp nội mạch ít gây ra xung đột và va chạm với các cơ quan khác trong cơ thể. Điều này giúp giảm nguy cơ tác động tiêu cực đối với các cơ quan và mô xung quanh.

Thời điểm phù hợp để can thiệp nội mạch

Việc quyết định liệu có thực hiện can thiệp nội mạch hay phẫu thuật truyền thống sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng. Thường thì cả hai phương pháp đều có thể được áp dụng cho một bệnh lý cụ thể và quyết định cuối cùng sẽ dựa trên sự lựa chọn của bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải lúc nào bệnh nhân cũng có khả năng lựa chọn loại phẫu thuật phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Việc can thiệp nội mạch có thể thực hiện được hay không phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng sau:

  • Hiệu quả: Cần có sự bảo đảm rằng can thiệp nội mạch sẽ đem lại hiệu quả trong việc điều trị bệnh. Điều này phụ thuộc rất lớn vào trình độ và kinh nghiệm của bác sĩ chỉ định.
  • Chỉ định hợp lý: Can thiệp nội mạch cần phải được chỉ định đúng cho từng bệnh lý, nghĩa là nó phải phù hợp và có ích đối với người bệnh.
  • Tình trạng sức khỏe khác: Xem xét các vấn đề sức khỏe khác mà bệnh nhân có thể đang mắc phải, đồng thời cân nhắc liệu chúng ảnh hưởng đến khả năng thực hiện can thiệp nội mạch hay không.

Tổng quát các thông tin cần biết về can thiệp nội mạch 3

>>>>>Xem thêm: Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18 khoa học hiệu quả

Việc có thực hiện can thiệp nội mạch hay phẫu thuật truyền thống sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Ngoài ra, can thiệp nội mạch còn phụ thuộc vào đánh giá và tay nghề của bác sĩ chuyên khoa thực hiện. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ can thiệp nội mạch sang phẫu thuật truyền thống là một quyết định khẩn cấp khi người bệnh gặp các điều kiện bất lợi như phát hiện tổn thương mới hoặc gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu can thiệp nội mạch.

Vì nhiều yếu tố tác động nên bệnh nhân cần sẵn sàng cho các tình huống không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình can thiệp nội mạch. Đây là điều đặc biệt quan trọng đối với trường hợp phát hiện bất thường hoặc tổn thương mới trong quá trình can thiệp. Lúc bấy giờ, việc quyết định chuyển sang phẫu thuật truyền thống sẽ được đề xuất với mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe và an toàn của bệnh nhân.

Xem thêm:

  • Bệnh tim mạch là gì? Nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị
  • Cần lưu ý gì khi dùng thuốc làm tan mảng xơ vữa động mạch?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Xơ vữa động mạchSức khỏe tim mạchBệnh tim mạch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *