Các nguyên nhân phổ biến gây viêm môi cơ địa và cách phòng tránh

Các nguyên nhân phổ biến gây viêm môi cơ địa và cách phòng tránh

Viêm môi cơ địa tuy rằng không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy lý do dẫn đến tình trạng này là gì?

Bạn đang đọc: Các nguyên nhân phổ biến gây viêm môi cơ địa và cách phòng tránh

Viêm môi là tình trạng viêm nhiễm của môi, thường gây sưng, đỏ, nứt kèm theo các triệu chứng như đau, ngứa, đóng vảy. Bệnh có thể là do tình trạng cơ địa hoặc xuất phát sau các bệnh lý toàn thân như Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh Crohn, Sarcoidosis, bệnh bọng nước tự miễn hoặc suy dinh dưỡng. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về các nguyên nhân phổ biến gây viêm môi cơ địa.

Viêm môi cơ địa là gì?

Viêm môi cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm môi. Đây là tình trạng môi bị viêm hoặc kích ứng, dẫn đến hiện tượng da môi khô, bong vảy, nứt nẻ, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Viêm môi cơ địa thường nghiêm trọng hơn nhiều so với tình trạng môi khô nứt nẻ, đôi khi liên quan đến viêm môi dị ứng. Tình trạng môi khô, nứt nẻ thường chỉ xảy ra tạm thời nhưng chàm môi lại là bệnh mạn tính.

Viêm môi cơ địa cũng có thể là phản ứng của cơ thể với chất gây kích ứng, ví dụ như son dưỡng môi hoặc kem đánh răng. Bệnh còn do viêm da cơ địa từ những vùng khác trên cơ thể lan đến môi.

Nguyên nhân gây viêm môi cơ địa

Viêm môi cơ địa do chàm

Chàm môi là hiện tượng viêm da xảy ra ở miệng, thường đi kèm với các triệu chứng như đỏ, mụn nước, đóng vảy và khô môi. Bệnh này còn gây ngứa, đau rát và bong vảy. Nguyên nhân chàm môi có thể chia thành hai nhóm:

  • Nguyên nhân nội sinh: Viêm da cơ địa, bệnh chàm hoặc hen suyễn.
  • Nguyên nhân ngoại sinh: Tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như hóa chất, mỹ phẩm (kem đánh răng, son môi, kem dưỡng da), thay đổi thời tiết, dị ứng thực phẩm, rối loạn hormone, thiếu hụt các chất dinh dưỡng (kẽm, sắt, vitamin nhóm B) và căng thẳng tâm lý.

Trong một vài trường hợp, chàm môi có thể xuất phát từ cả nguyên nhân nội sinh và ngoại sinh, khi nhiều yếu tố góp phần vào tình trạng viêm da trên môi.

Tổng hợp các nguyên nhân phổ biến gây viêm môi cơ địa 1

Chàm có thể là nguyên nhân gây viêm môi cơ địa

Viêm môi tiếp xúc

Viêm môi tiếp xúc là tình trạng da môi bị dị ứng khi tiếp xúc trực tiếp với các chất kích thích hoặc gây dị ứng. Khi bị viêm môi tiếp xúc, người bệnh có thể trải qua các triệu chứng như ngứa ngáy và khó chịu ở vùng môi.

Các tác nhân gây viêm môi tiếp xúc ở trẻ em:

  • Nickel (chiếm 42%): Chất này thường xuất hiện trong các vật liệu như nút quần áo, đồ trang sức hoặc khóa áo;
  • Balsam of Peru;
  • Cocamidopropyl betaine;
  • Neomycin;
  • Formaldehyde;
  • Các chất tạo mùi tổng hợp;
  • Cobalt dichloride;
  • Propylene glycol;
  • Methylchloroisothiazolinone;
  • Bacitracin;
  • Bronopol;
  • Wool alcohols.

Nguyên nhân gây viêm môi tiếp xúc ở người lớn:

  • Sử dụng son môi, son dưỡng hoặc sản phẩm chống nắng chứa benzophenone. Sơn móng tay, tiếp xúc với nhựa latex.
  • Tiếp xúc với kim loại chỉnh hình nha khoa hoặc dụng cụ âm nhạc như sáo, kèn,…
  • Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng, tăm, hoặc chỉ nha khoa,…
  • Thực phẩm như xoài, quế và một số loại trái cây có mùi mạnh.

Nhận biết và tránh tiếp xúc với những chất gây dị ứng này có thể giúp ngăn ngừa việc phát triển viêm môi tiếp xúc và giảm triệu chứng khó chịu.

Viêm môi ở khu vực vùng mép

Viêm môi vùng mép là một loại viêm môi cơ địa, đây là tình trạng viêm môi có thể diễn biến cấp tính hoặc mãn tính, thường xuất hiện tại hai bên mép miệng. Biểu hiện của viêm môi vùng mép bao gồm viêm đỏ, nứt nẻ và có thể có dịch chảy, gây ra đau đớn và khó chịu. Tuy viêm môi vùng mép không lan rộng, nhưng khi không được điều trị kịp thời, nó có thể gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Tìm hiểu thêm: Bảng màu răng sứ nên chọn màu nào đẹp?

Tổng hợp các nguyên nhân phổ biến gây viêm môi cơ địa 2
Nguyên nhân chính gây viêm môi vùng mép là do các tác nhân như nấm Candida

Nguyên nhân chính gây viêm môi vùng mép là do các tác nhân như nấm Candida, nấm men, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn hoặc Herpes Simplex Virus (HSV). Bên cạnh đó, các yếu tố sau cũng góp phần làm tăng tỷ lệ dẫn đến tình trạng này:

  • Người mắc bệnh tiểu đường.
  • Suy giảm hệ miễn dịch, ví dụ như người nhiễm HIV/AIDS hoặc đang điều trị hóa trị.
  • Bệnh nhân mắc bệnh Down.
  • Thiếu máu hoặc chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất.
  • Góc môi xệ xuống, gây chảy nước miếng mạn tính.
  • Sử dụng răng giả không đúng cách, gây nhiễm trùng hoặc lệch góc môi.
  • Bệnh viêm nướu răng.
  • Môi khô nứt nẻ.

Cách phòng tránh bị viêm môi

Có một số biện pháp phòng ngừa viêm môi mà bạn có thể áp dụng:

  • Uống nhiều nước và bổ sung chất xơ: Uống nhiều nước sẽ giúp duy trì độ ẩm cho cơ thể và da môi, đồng thời bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống cũng có thể cải thiện sức kháng của da môi.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc son dưỡng: Thoa kem dưỡng ẩm hoặc son dưỡng có công dụng ngăn da môi nứt nẻ và bảo vệ làn môi tránh khỏi tác động của tia cực tím. Bạn nên thoa son dưỡng chống nắng, đội nón rộng vành và đeo khẩu trang để bảo vệ môi khi ra ngoài khi trời nắng.
  • Hạn chế sử dụng nước súc miệng có hoạt chất sát khuẩn mạnh: Nước súc miệng có thể gây khô môi và tác động xấu lên da môi. Bởi vậy, bạn cần hạn chế sử dụng loại nước súc miệng có chứa hoạt chất sát khuẩn mạnh. Đồng thời, bạn cũng nên xem xét việc sử dụng kem đánh răng không chứa flour.
  • Tránh liếm môi: Liếm môi sẽ làm môi khô hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển. Vì thế, bạn nên hạn chế thói quen liếm môi để duy trì độ ẩm và sức kháng cho da môi.

Tổng hợp các nguyên nhân phổ biến gây viêm môi cơ địa 3

>>>>>Xem thêm: Vì sao cần nâng xoang kín trong cấy ghép implant?

Thoa kem dưỡng ẩm hoặc son dưỡng có công dụng ngăn da môi nứt nẻ

Viêm môi cơ địa xuất phát từ nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mà còn có thể làm cho người bệnh bị tự ti trong giao tiếp. Ngoài ra, nếu không chăm sóc da môi đúng cách thì bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra bội nhiễm hoặc tiến triển thành các biến chứng khó lường.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Viêm da cơ địaviêm da

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *