Các bệnh về lưỡi ở trẻ em thường mắc phải, mẹ đã biết?

Các bệnh về lưỡi ở trẻ em thường mắc phải, mẹ đã biết?

Trẻ em là độ tuổi dễ mắc bệnh về lưỡi. Vậy đâu là các bệnh về lưỡi ở trẻ em thường gặp? Các mẹ nên đọc bài viết này để hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục nhé.

Bạn đang đọc: Các bệnh về lưỡi ở trẻ em thường mắc phải, mẹ đã biết?

Trẻ nhỏ là giai đoạn dễ mắc các loại bệnh vì sức đề kháng yếu, dễ bị vi khuẩn, virus tấn công. Đặc biệt ở giai đoạn trẻ sơ sinh dễ gặp phải các bệnh về lưỡi. Mẹ đã biết các bệnh về lưỡi ở trẻ em thường mắc phải chưa? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Một trong các bệnh về lưỡi ở trẻ em hay mắc phải nhất: Viêm lưỡi bản đồ

Viêm lưỡi bản đồ là bệnh có thể xảy bất kỳ đối tượng, ở mọi độ tuổi. Theo thống kê có khoảng 2% dân số mắc phải bệnh này. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh khi nhỏ mắc bệnh này thì lớn lên sẽ có nguy cơ mắc lại.

Dấu hiệu nhận biết

Viêm lưỡi bản đồ là một rối loạn lành tính, ảnh hưởng đến bề mặt lưỡi. Bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và không liên quan đến các vấn đề về nhiễm trùng hay ung thư. Bệnh này thường có thể tái lại nhiều lần. Các dấu hiệu nhận biết viêm lưỡi bản đồ bao gồm:

  • Các mảng nhẵn, màu đỏ, hình dạng không đều ở đầu hoặc bên lưỡi.
  • Các mảng này thường xuyên thay đổi về vị trí, kích thước và hình dạng.
  • Trong một số trường hợp nặng có thể gây khó chịu, đau hoặc cảm giác nóng rát.

Nguyên nhân

Viêm lưỡi bệnh lý ở trẻ là một trong các bệnh về lưỡi thường có nguyên nhân từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn, nấm, virus hoặc ký sinh trùng.
  • Thiếu vitamin nhóm B, vitamin PP, acid folic và chất sắt.
  • Thiếu máu ác tính hoặc thiếu sắt.
  • Phản ứng dị ứng với thuốc, thức ăn hoặc các chất kích ứng khác.

Phương pháp xử trí

Viêm lưỡi bản đồ là một trong các bệnh về lưỡi ở trẻ em không có phương pháp xử trí đặc hiệu. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh chỉ cần lưu ý thói quen ăn uống và việc vệ sinh răng miệng thì bệnh tình sẽ nhanh khỏi.

  • Vệ sinh miệng cho bé bằng nước muối sinh lý, nước muối pha loãng để hạn chế vi khuẩn và vi nấm phát triển. Lưu ý: Việc súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng không thay thế cho việc đánh răng.
  • Thường xuyên rơ lưỡi và răng để hạn chế mảng bám.
  • Bổ sung các vitamin B1, B2, B6 và vitamin C từ rau củ quả.
  • Tránh thức ăn quá cứng, chua, cay hoặc nhiều gia vị và chứa nhiều axit.
  • Tránh tiếp xúc với nước có cồn.
  • Dùng thuốc giảm đau nếu trẻ có dấu hiệu bị đau hoặc viêm loét.

Các bệnh về lưỡi ở trẻ em thường mắc phải, mẹ đã biết?

Cho bé súc miệng 2 lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng

Viêm lưỡi di trú

Viêm lưỡi di trú là một trong các bệnh về lưỡi ở trẻ em không có triệu chứng cụ thể. Tuy bệnh này không gây nguy hiểm và có thể tự hết sau một thời gian, nhưng vẫn sẽ gây khó chịu cho trẻ.

Dấu hiệu nhận biết

Dù bệnh này không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng, nhưng thường lưỡi trẻ sẽ bị bong tróc ở bề mặt da hoặc xuất hiện dấu hiệu lưỡi hơi đỏ. Xung quanh chúng có viền màu vàng nhẹ.

Các bệnh về lưỡi ở trẻ em thường mắc phải, mẹ đã biết?

Viêm lưỡi di trú thường sẽ bị bong tróc ở bề mặt lưỡi

Nguyên nhân

Thông thường nếu người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh viêm lưỡi di trú, khả năng cao trẻ mắc bệnh do yếu tố di truyền. Nếu không, trẻ có thể mắc bệnh do một trong các nguyên nhân dưới đây:

  • Lưỡi bị nứt: Lưỡi của bé xuất hiện các vết nứt, rãnh sâu.
  • Bệnh vẩy nến: Viêm lưỡi di trú có thể do bệnh vảy nến di chứng sang.
  • Thiếu hụt vitamin: Nếu cơ thể trẻ không được bổ sung đủ các chất kẽm, sắt, axit folic và vitamin B6, B12, sẽ dễ bị viêm lưỡi di trú.
  • Dị ứng: Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu của bệnh chàm, sốt, nổi mẩn đỏ hoặc các dấu hiệu của dị ứng thì phải điều trị ngay. Vì có thể sẽ gây di chứng sang bệnh viêm lưỡi di trú.

Phương pháp xử trí

Viêm lưỡi di trú là bệnh nhẹ, bạn chỉ cần cho bé súc miệng 2 lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng và đánh răng thường xuyên. Bệnh sẽ thuyên giảm và tự khỏi sau 7 ngày. Nếu sau 7 – 10 ngày bệnh không thuyên giảm hoặc ngày càng nặng, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra.

Loét lưỡi apthae

Loét lưỡi apthae là những tổn thương nhỏ trên bề mặt lưỡi, trong má hoặc nướu. Bệnh không lây lan nhưng khiến trẻ bị đau, khó khăn khi nói chuyện và ảnh hưởng trong quá trình ăn uống.

Dấu hiệu nhận biết

Loét lưỡi apthae ở trẻ nhỏ là một tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc miệng, gây ra các vết loét nhỏ, tròn, màu trắng hoặc vàng, có viền đỏ xung quanh. Tùy vào mức độ loét sẽ có mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Thường bệnh chia thành 3 loại:

  • Loét apthae nhỏ: Vết loét có số lượng một hoặc ít. Kích thước vết loét dưới 5mm và bệnh kéo dài từ 7 đến 10 ngày.
  • Loét apthae lớn: Vết loét có kích thước từ 1 đến 3cm, bệnh kéo dài 6 tuần mới khỏi.
  • Loét dạng herpes: Vết loét có số lượng lớn, từ 10 đến 100 vết. Kích thước từ 1 đến 3mm. Thông thường vết loét nông và bệnh kéo dài không quá 7 ngày.

Tìm hiểu thêm: Mẹo dân gian: Trị giời leo bằng đậu xanh cực nhanh khỏi, bạn biết chưa?

Các bệnh về lưỡi ở trẻ em thường mắc phải, mẹ đã biết?
Loét lưỡi apthae thường có 3 loại, dựa vào kích thước và số lượng vết loét để xác định

Nguyên nhân

Loét lưỡi apthae thường gây đau rát, khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống và nói chuyện của trẻ. Nguyên nhân gây ra loét lưỡi apthae ở trẻ nhỏ có thể do nhiều yếu tố như: stress, miễn dịch kém, thiếu vitamin, dị ứng, nhiễm trùng, chấn thương hoặc di truyền.

Phương pháp xử trí

Tương tự với các bệnh về lưỡi ở trẻ em khác, bệnh loét lưỡi apthae có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn mà không cần can thiệp phẫu thuật. Dưới đây là một vài phương pháp xử trí khi loét lưỡi apthae ở trẻ nhỏ bạn có thể thực hiện tại nhà:

  • Vệ sinh miệng: Đảm bảo miệng sạch sẽ bằng cách cho trẻ súc miệng có chứa steroid hoặc chứa lidocain, để giảm đau và kháng viêm.
  • Bôi thuốc: Sử dụng các loại thuốc chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm lên vết loét theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bổ sung vitamin: Bổ sung vitamin C, B, acid folic và sắt cho trẻ.
  • Hạn chế ăn thực phẩm cay, nhiều gia vị: Không cho trẻ ăn thức ăn cay, chua, mặn, cứng, nóng, có chứa axit hoặc gia vị đậm.
  • Uống đủ nước và ăn nhiều rau củ quả: Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả, cháo, súp, sữa chua.

Các bệnh về lưỡi ở trẻ em thường mắc phải, mẹ đã biết?

>>>>>Xem thêm: Review thải độc CO2 giúp làn da luôn tươi trẻ

Cho trẻ ăn nhiều rau củ và trái cây để lưỡi nhanh chóng phục hồi

Trên đây là toàn bộ thông tin về các bệnh về lưỡi ở trẻ em thường gặp. Hy vọng nội dung hữu ích và giúp các mẹ hiểu hơn về tình trạng bệnh mà trẻ đang gặp phải. Nếu vẫn chưa xác định rõ về bệnh con đang mắc, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra để nhận được kết quả và phương pháp xử trí chính xác nhất.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *