Bướu cổ là tình trạng phát triển quá mức của tuyến giáp. Nguyên nhân chính thường do việc tiêu thụ quá nhiều hoặc quá ít muối iot trong khẩu phần ăn hàng ngày. Quản lý dinh dưỡng cho những người mắc bệnh bướu cổ có thể cải thiện sức khỏe và giảm triệu chứng của bệnh. Vậy người bị bướu cổ uống cần tây được không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu đi tìm câu trả lời nhé!
Bạn đang đọc: Bướu cổ uống cần tây được không? Công dụng của nước ép cần tây với sức khỏe
Chuyên gia y tế luôn khuyến nghị đối với những người mắc bệnh bướu cổ, đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhằm ngăn ngừa và kiểm soát sự phát triển của bướu.
Nguyên lý dinh dưỡng cho người bị bướu cổ
Bướu cổ xảy ra khi tuyến giáp phát triển to hơn bình thường, và không nhất thiết phải liên quan đến sự giảm hoạt động của tuyến giáp. Trong nhiều trường hợp, tuyến giáp vẫn hoạt động bình thường và sản xuất đủ lượng hormone cần thiết.
Nguyên nhân chính gây bướu cổ thường xuất phát từ thiếu iot. Nếu cơ thể thiếu iot trong khẩu phần ăn, tuyến giáp sẽ phải làm việc hết sức để sản xuất đủ hormone, dẫn đến sự phình to của tuyến giáp. Do đó, nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị bướu cổ là tăng cường cung cấp iot và hạn chế tiêu thụ thực phẩm có thể cản trở quá trình hấp thụ iot trong cơ thể. Do đó mà bướu cổ ăn kiêng gì? Bướu cổ uống cần tây được không? Là những vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm.
Công dụng nổi bật của nước ép cần tây
Trước khi tìm hiểu bướu cổ uống cần tây được không? Hãy điểm qua những công dụng nổi bật của loại nước ép này đối với sức khỏe:
- Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cần tây có khả năng tăng cường tuần hoàn máu đến não và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Hơn nữa, cần tây chứa hoạt chất apigenin giúp giãn mạch và giảm áp lực máu, đồng thời hỗ trợ kiểm soát huyết áp.
- Giảm cholesterol máu: Nước ép cần tây giúp làm giảm mức cholesterol xấu trong máu và ngăn ngừa tình trạng mỡ máu. Ngoài ra, thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa.
- Hỗ trợ chức năng tiểu tiện: Nước ép cần tây chứa hai khoáng chất quan trọng là natri và kali, có tác dụng lợi tiểu và cân bằng điện giải. Hơn nữa, loại nước ép này còn có khả năng chống viêm, hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh viêm đường tiết niệu và rối loạn bàng quang.
Bướu cổ uống cần tây được không?
Thường được sử dụng phổ biến trong nấu ăn và làm đẹp, cần tây chứa nhiều dưỡng chất và vitamin có lợi cho cơ thể, như: Vitamin B, C, K, canxi, kali, và nhiều dưỡng chất khác. Do đó, rau cần tây đã trở thành lựa chọn ưa thích của nhiều phụ nữ, được sử dụng để chế biến nước ép cần tây, không chỉ để giúp giảm cân mà còn để kiểm soát mức mỡ trong máu, và ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe răng miệng.
Tuy nhiên, với vấn đề “bướu cổ uống cần tây được không?”, các chuyên gia cho biết, sử dụng nhiều cần tây chưa nấu chín có thể gây ra bệnh bướu cổ, bởi vì trong cần tây chứa chất goitrogen, tác động đến hoạt động của iot trong tuyến giáp, dẫn đến tăng nguy cơ thiếu iot và gây bướu cổ. Hơn nữa, sự mất cân bằng iot cũng có thể gây ra nhiều vấn đề liên quan đến hệ thống nội tiết khác. Do đó, nếu bị bướu cổ cần tránh uống cần tây để đảm bảo sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Mách bạn cách chọn size bao cao su Durex phù hợp cho “cậu nhỏ”
Những đối tượng nào không nên uống nước ép cần tây?
- Phụ nữ mang thai: Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc có dấu hiệu sảy thai, nên tránh xa cần tây khỏi chế độ ăn uống. Loại thực phẩm này có khả năng kích thích tử cung co lại, gây ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và thai nhi. Nếu sử dụng cần tây với liều lượng lớn hơn 500g có thể gây co thắt mạnh tử cung và tạo ra nguy cơ sảy thai, đe dọa đến cả mẹ và thai nhi.
- Bệnh ngoài da: Cần tây chứa axit béo Arachidonic, một chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy. Do đó, cần tây không phải là loại rau thích hợp cho những người đang gặp vấn đề về ngoài da như: Ngứa, lở loét hoặc bệnh vẩy nến.
- Huyết áp thấp: Nếu bạn có huyết áp thấp, uống nước ép cần tây có thể dẫn đến giảm áp đột ngột, không thể duy trì trạng thái ổn định. Do đó, người bị huyết áp thấp nên tránh uống nước ép cần tây để tránh nguy cơ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
- Người có tình trạng sức khỏe yếu: Một số dấu hiệu thường gặp ở những người đang có sức khỏe yếu bao gồm mặt vàng, cảm thấy uể oải, ăn uống kém, đau bên trên bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, lưỡi mờ mịt… Trong khi đó, cần tây có tính mát, có thể gây tổn thương và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.
>>>>>Xem thêm: Hội chứng Yuan-Harel-Lupski là gì? Những điều cần biết
Phòng ngừa bệnh bướu cổ
Ngoài quan tâm đến “bướu cổ uống cần tây được không?”, bạn cũng cần chú ý đến các cách phòng ngừa căn bệnh này:
- Đảm bảo cung cấp đủ iot cho cơ thể: Bổ sung iot vào chế độ ăn uống là cách quan trọng để ngăn ngừa bướu cổ. Hãy ăn thực phẩm giàu iot như: Cá biển và sử dụng muối được bổ sung iot để đảm bảo cơ thể luôn có lượng iot cần thiết.
- Theo dõi sức khỏe định kỳ: Đối với những người có tiền sử bệnh lý tuyến giáp hoặc các vấn đề sức khỏe khác như: Bệnh tim, tâm thần, tiêu hóa và thận mạn tính, quá trình khám sức khỏe định kỳ rất quan trọng để phát hiện bất kỳ triệu chứng bướu cổ hoặc vấn đề tuyến giáp và nhanh chóng điều trị kịp thời.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia: Khi có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu nghi ngờ về bướu cổ, cần nhanh chóng thăm khám và tìm kiếm sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị.
Trên đây là thông tin giúp bạn giải đáp vấn đề “Người bị bướu cổ uống cần tây được không?”, để cải thiện bệnh hiệu quả, người bệnh ngoài tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ, thì chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày là rất quan trọng. Đặc biệt là việc bổ sung lượng iot cần thiết cho cơ thể để phòng chống căn bệnh này.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm