Block nhánh phải: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

Block nhánh phải: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

Block nhánh phải ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy block nhánh phải là gì? Block nhánh phải xuất phát từ nguyên nhân nào? Dấu hiệu nhận biết ra sao và phương pháp điều trị thế nào? Cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi bài viết sức khỏe hôm nay để hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé.

Bạn đang đọc: Block nhánh phải: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

Block nhánh phải là tình trạng rối loạn dẫn truyền xung điện trong tim, gây ra các cơn đau tức ngực, khó thở, đánh trống ngực và hồi hộp. So với hiện tượng block nhánh trái thì hiện tượng này lành tính hơn. Tuy vậy, người bệnh vẫn cần được điều trị để cải thiện tình trạng bệnh lý.

Tổng quan về tình trạng block nhánh phải

Block nhánh phải được định nghĩa là hiện tượng rối loạn dẫn truyền trong thất, cụ thể là xung điện truyền qua buồng tim bên phải so với buồng tim bên trái chậm hơn và hệ quả là hai bên tim không cùng chung nhịp co bóp.

Block nhánh phải có hai loại đó là block nhánh phải hoàn toàn và block nhánh phải không hoàn toàn, trong đó block nhánh phải không hoàn toàn là thể nhẹ hơn.

Như các bạn đã biết, tim gồm 4 ngăn trong đó 2 ngăn trên là tâm nhĩ và 2 ngăn dưới là tâm thất. Ở một người trưởng thành khỏe mạnh, tín hiệu điện sẽ bắt đầu truyền từ nút xoang tâm nhĩ phải và đi tới nút nhĩ thất sau đó thông qua các bó His lan đều xuống 2 tâm thất ở hai cả hai bên trái và phải.

Tuy nhiên, ở người mắc block nhánh phải, tâm thất phải sẽ có nhịp co bóp chậm hơn bình thường nguyên nhân xuất phát từ sự gián đoạn trong quy trình truyền tín hiệu điện nêu trên dẫn đến.

Block nhánh phải: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị 1

Block nhánh phải là một dạng rối loạn dẫn truyền trong thất

Nguyên nhân gây block nhánh phải

Block nhánh phải có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là hệ quả của một bệnh lý nào đó liên quan đến tim mạch, bệnh phổi hay biến chứng sau khi người bệnh đã trải qua một thủ thuật hay phẫu thuật trên tim. Cụ thể:

  • Các bệnh lý liên quan đến tim mạch chẳng hạn như viêm cơ tim, thông liên thất, thông liên nhĩ, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh hay suy tim phải… Khi mắc một trong số các bệnh lý này đều có thể trực tiếp làm tổn thương hoặc kéo giãn bó nhánh phải gây ra hiện tượng block nhánh phải.
  • Các bệnh lý về phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), thuyên tắc phổi hay tăng áp động mạch phổi… cũng có thể là nguyên nhân gây block nhánh phải.
  • Một số thủ thuật hoặc phẫu thuật can thiệp ở tim gây block nhánh phải có thể kể đến như đặt ống thông tim phải, đốt ethanol để điều trị bệnh cơ tim phì đại…
  • Hiện tượng tăng kali máu cũng được chứng minh là có thể dẫn đến block nhánh phải bởi tình trạng này khiến cho quá trình dẫn truyền xung điện qua tim bị chậm hoặc gây gián đoạn.
  • Ngoài ra, thoái hóa cũng là một trong những nguyên nhân gây block nhánh phải có thể kể đến. Ở những người mắc bệnh Lenegre, khi về già sẽ gây ra hiện tượng xơ hoá, vôi hoá hệ thống dẫn truyền xung điện hay suy nút xoang từ đó gây block nhánh phải.

Triệu chứng của block nhánh phải

Trên thực tế, hiện tượng block nhánh phải thường sẽ xảy ra ở người bệnh mắc block nhánh phải đi kèm với một số bệnh lý về tim mạch và hô hấp. Một số triệu chứng điển hình của block nhánh phải có thể kể đến như:

  • Chóng mặt;
  • Khó thở và dễ mệt khi vận động hoặc khi tập thể dục;
  • Đau tức ngực;
  • Hồi hộp đánh trống ngực.

Trong trường hợp người bệnh bị block hoàn toàn nhánh phải, đôi khi nhịp tim sẽ đập chậm lại và giảm xuống mức 40 nhịp/phút. Điều này khiến chức năng bơm máu của tim bị suy giảm từ đó dẫn đến thiếu máu, thiếu oxy. Khi thiếu hụt oxy để bơm lên não, người bệnh thường có một số biểu hiện như mệt mỏi, choáng váng, ngất, thậm chí là bị ngưng tim tạm thời.

Trên lâm sàng, block nhánh phải không hoàn toàn thường ít bộc lộ rõ ràng các triệu chứng hơn so với block nhánh phải hoàn toàn.

Nhìn chung, để phát hiện sớm, phát hiện nguyên nhân và chẩn đoán chính xác tình trạng block nhánh phải, bên cạnh việc thăm khám và khai thác triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ sẽ kết hợp với đánh giá triệu chứng cận lâm sàng thông qua kết quả cho ra từ các thăm dò cận lâm sàng như đo điện tâm đồ, chụp X quang phổi, siêu âm tim…

Block nhánh phải: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị 2

Đau tức ngực có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng block nhánh phải

Điều trị block nhánh phải

Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng, triệu chứng cận lâm sàng cùng tiền sử bệnh lý đi kèm, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất với từng trường hợp bệnh. Cụ thể:

  • Trường hợp bệnh nhân còn trẻ, sức khỏe tốt và không kèm theo bệnh lý nền thì block nhánh phải chưa hẳn là một dạng bệnh lý bởi sự tác động của nó đến chức năng bơm máu của tim ít. Chính vì thế, trong trường hợp này chưa cần thiết phải điều trị ngay. Tuy nhiên, bệnh nhân cần đi tái khám định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để theo dõi và đánh giá tiến triển của tình trạng block nhánh phải.
  • Trường hợp bệnh nhân bị block nhánh phải không hoàn toàn kèm theo bệnh về tim và phổi thì nguy cơ rất cao bệnh sẽ tiến triển thành block nhánh phải hoàn toàn. Lúc này, để có thể khắc phục tình trạng block nhánh phải, bệnh nhân cần tập trung điều trị nguyên nhân gây bệnh.
  • Đối với những trường hợp bị block nhánh phải nặng chẳng hạn như hội chứng nút xoang hay vừa trải qua cơn nhồi máu cơ tim khiến nhịp tim đập chậm với rủi ro tử vong cao thì cần được đặt .

Tìm hiểu thêm: U trực tràng và những điều bạn cần biết

Block nhánh phải: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị 3
Bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng tình trạng bệnh cụ thể

Biện pháp cải thiện block nhánh phải

Khi được chẩn đoán là block nhánh phải, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây để cải thiện tình trạng bệnh:

  • Đến gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch để tiến hành siêu âm tim để đánh giá bạn có đang mắc bệnh về cấu trúc tim hay không.
  • Nói không với các chất kích thích như rượu bia, trà, cà phê, thuốc lá… bởi các chất kích này sẽ khiến tình trạng rối loạn nhịp tim trở nên trầm trọng hơn.
  • Thay đổi và duy trì lối sống lành mạnh: Kiểm soát cân nặng hợp lý, chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao với một số bộ môn như đi bộ, chạy bộ, tập yoga, đạp xe hoặc bơi lội…
  • Hạn chế căng thẳng lo âu, ngủ đủ giấc, không thức khuya và quan trọng là bạn cần giữ một thái độ tích cực, vui vẻ và thoải mái.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe tim mạch như rau xanh (đặc biệt là các loại rau có lá màu đậm), trái cây tươi… Các loại thực phẩm này đã được chứng minh là có khả năng kiểm soát lượng cholesterol trong máu từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch.
  • Thường xuyên theo dõi các triệu chứng ở tim. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường cần liên hệ với bác sĩ để được thăm khám.

Block nhánh phải: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị 4

>>>>>Xem thêm: Trường hợp nào cần dùng thiết bị tái đồng bộ tim và máy khử rung tim?

Duy trì lối sống lành mạnh rất có lợi cho sức khỏe tim mạch

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về tình trạng block nhánh phải. Có thể thấy rằng, block nhánh phải không phải là bệnh lý quá nguy hiểm song nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu bạn không kiểm soát tốt các bệnh lý nền. Chính vì thế, hãy chủ động theo dõi sức khỏe bạn nhé.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Bệnh tim mạchSức khỏe tim mạch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *