Bị giật nhói ở đầu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục

Bị giật nhói ở đầu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục

Bị giật nhói ở đầu là một triệu chứng phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Hãy hiểu rõ về tình trạng và tìm hiểu cách điều trị hiệu quả để giảm đau đớn và cải thiện sức khỏe trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Bị giật nhói ở đầu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục

Đau dây thần kinh hay bị giật nhói ở đầu là một triệu chứng thường gặp, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn bị giật nhói ở đầu, bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn, và uống nhiều nước. Nếu cơn đau đầu kéo dài hoặc nghiêm trọng, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Nguyên nhân của bệnh giật nhói ở đầu là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân bị giật nhói ở đầu. Chủ yếu là do các thói quen xấu hằng ngày hoặc có thể là ảnh hưởng của các bệnh cũ về thần kinh mang lại. Cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá các nguyên nhân chủ yếu sau đây.

Căng thẳng và Stress

Căng thẳng thần kinh và stress là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau đầu và giật nhói ở đầu. Khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng các hormone gây co thắt mạch máu, dẫn đến đau đầu và giật nhói.

Căng thẳng và stress xuất hiện đa số ở các bạn trẻ hiện nay. Với sự đổi mới của kỹ thuật số, ảnh hưởng không ít bởi các tác nhân bên trong và bên ngoài khiến cho tâm lý và nhận thức của mỗi bạn thay đổi đáng kể, dẫn đến nhiều tình trạng căng thẳng stress đến cực điểm.

Bị giật nhói ở đầu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục

Căng thẳng và stress là một trong những dấu hiệu chính của bệnh giật nhói ở đầu

Thiếu ngủ

Thiếu ngủ, thức khuya thường xuyên có thể góp phần làm tăng cường rủi ro phát sinh bệnh giật nhói ở đầu.

Thiếu ngủ là một trong những tình trạng đáng báo động ngày nay của các bạn trẻ. Việc ngủ trễ, thức trắng đêm, thiếu giờ giấc sức khỏe khiến cơ thể dần mất năng lượng, mệt mỏi. Đó cũng là nguyên nhân gây ra giật nhói ở đầu.

Hoạt động quá sức

Hoạt động quá sức cũng là nguyên nhân gây ra bệnh nhói giật ở đầu. Việc làm quá sức khả năng của mình như làm những công việc nặng, xuyên suốt khiến cơ thể dần kiệt sức và mệt mỏi.

Bị giật nhói ở đầu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục

Hoạt động quá sức gây giật nhói ở đầu

Tiền sử mắc bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau nhói, giật ở đầu. Áp lực máu tăng có thể gây ra đau và căng thẳng trong mạch máu và dẫn đến triệu chứng này. Cơn đau, giật nhói sẽ tập trung ở đỉnh đầu.

Thiếu máu lên não

Thiếu máu lên não là tình trạng não không nhận đủ máu để cung cấp khí oxi và chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể. Chính vì vậy mà thiếu máu lên não cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau đầu, đau nửa đầu, giật nhói ở đầu. Nguy hiểm hơn nữa là có thể gây ra đột quỵ.

Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra triệu chứng bị giật nhói ở đầu, chẳng hạn như:

  • U não: U não có thể gây ra đau đầu, giật nhói ở đầu, kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, chóng mặt,…
  • Viêm màng não: Viêm màng não là tình trạng viêm màng bao bọc não và tủy sống, có thể gây ra đau đầu, giật nhói ở đầu, kèm theo các triệu chứng khác như sốt, cứng gáy,…
  • Nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng tai,… cũng có thể gây ra đau đầu và giật nhói ở đầu.

Tìm hiểu thêm: Sáng ngủ dậy uống nước gì tốt nhất, bạn có biết?

Bị giật nhói ở đầu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục
Nếu bạn có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp thì nó cũng góp phần gây ra bệnh nhói giật ở đầu

Một số triệu chứng phổ biến của bệnh giật nhói ở đầu

Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh giật nhói ở đầu. Nếu bắt gặp những dấu hiệu sau đây hãy cảnh giác ngay.

Đau đầu

Đau đầu là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh giật nhói ở đầu. Cơn đau đầu có thể là đơn lẻ hoặc tái phát nhiều lần, có thể kéo dài vài giây hoặc vài phút. Cơn đau đầu thường tập trung ở một vùng nhất định trên đầu, chẳng hạn như đỉnh đầu, thái dương, trán,…

Giật nhói

Cơn giật nhói thường xảy ra đột ngột, có thể kèm theo cảm giác nóng rát hoặc tê bì. Cơn giật nhói có thể chỉ kéo dài vài giây hoặc vài phút.

Các triệu chứng khác

Ngoài đau đầu và giật nhói, người bị giật nhói ở đầu có thể gặp phải các triệu chứng khác, chẳng hạn như

  • Buồn nôn, nôn.
  • Chóng mặt.
  • Mệt mỏi.
  • Khó tập trung.
  • Mất ngủ.
  • Thay đổi thị lực.
  • Thay đổi tính cách.

Cách khắc phục và điều trị tình trạng bị giật nhói ở đầu

Để ngăn chặn tình trạng bị giật nhói ở đầu, hãy luôn theo dõi và thực hiện các hành động sau để khắc phục.

Quản lý stress và căng thẳng

Hãy giữ cho mình một tâm lý tích cực, vui vẻ. Xóa bỏ những muộn phiền, stress, căng thẳng là cách tốt nhất để dần khắc phục căn bệnh này.

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc, đúng giờ, khoa học giúp cơ thể dần hồi phục năng lượng và tinh thần. Ngoài ra, ngủ đủ giấc còn giúp cơ thể phục hồi và tái tạo các tế bào, bao gồm cả các tế bào thần kinh. Khi các tế bào thần kinh được nghỉ ngơi đầy đủ, chúng sẽ hoạt động tốt hơn và ít bị kích thích hơn, từ đó giúp giảm đau nhói đầu.

Ăn uống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể hồi phục năng lượng nhanh chóng. Từ đó khiến cho tinh thần lẫn sức khỏe sẽ dần cải thiện hơn và tốt hơn.

Tập thể dục thường xuyên

Hãy thường xuyên dành cho mình 5 đến 10 phút để tập thể dục, chạy bộ,… Những hoạt động này giúp giảm căng thẳng, làm giãn cơ, tăng lưu lượng máu, cung cấp thêm nhiều năng lượng cho cơ thể.

Bị giật nhói ở đầu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục

>>>>>Xem thêm: Vi rút Nipah và những thông tin ai cũng cần biết

Hãy thường xuyên tập thể dục để cải thiện sức khỏe

Tránh uống nhiều bia rượu, thuốc lá

Bia rượu, thuốc lá là những chất kích thích gây hại cho cơ thể từ gan cho đến phổi. Hạn chế sử dụng các chất này sẽ góp phần nào cho các căn bệnh đau đầu, giật nhói ở đầu.

Đến các trung tâm bệnh viện để thăm khám

Nếu tình trạng bị giật nhói ở đầu xuất hiện liên tục, chuyển biến nặng thì hãy ghé các trung tâm bệnh viện, gặp các bác sĩ, chuyên gia để khám, theo dõi tình trạng sức khỏe một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.

Trên đây là những thông tin quan trọng về tình trạng bị giật nhói ở đầu. Nếu bản thân hoặc người nhà mắc phải tình trạng trên, hãy thường xuyên thăm khám định kỳ để theo dõi sự phát sức khỏe. Điều trị sớm luôn là tiêu chí hàng đầu để bảo vệ sức khỏe. Tham khảo thêm các bài viết mới nhất của nhà thuốc Long Châu để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Xem thêm:

  • Đau dây thần kinh trụ nguyên nhân và cách phòng ngừa
  • Đau dây thần kinh ngoại biên: Nguyên nhân và cách điều trị

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *