Bị dị ứng có nên tắm không, trường hợp nào không nên tắm?

Bị dị ứng có nên tắm không, trường hợp nào không nên tắm?

Khi bị dị ứng, nhiều người vẫn nghĩ rằng phải kiêng nước, kiêng tắm gội để không làm các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này có đúng không? Bài viết sau đây chúng ta cùng tìm hiểu bị dị ứng có nên tắm không nhé.

Bạn đang đọc: Bị dị ứng có nên tắm không, trường hợp nào không nên tắm?

Dị ứng có nhiều dạng khác nhau, điển hình như dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, dị ứng rượu bia, đến dị ứng côn trùng cắn, dị ứng thuốc,… Mỗi dạng dị ứng sẽ có những yếu tố dị nguyên, triệu chứng cùng cách điều trị khác nhau. Nhưng nhìn chung, bên cạnh việc bệnh nhân bị dị ứng phải tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ thì còn cần phải chú ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày để thúc đẩy quá trình hồi phục, trong đó bao gồm việc nhiều người quan tâm đó là bị dị ứng có nên tắm không.

Các loại dị ứng trên da thường hay gặp phải

Như đã đề cập bên trên, da bị dị ứng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là các dị nguyên hoặc do bị kích ứng từ thực phẩm bẩn, từ môi trường ô nhiễm… Khi da bị viêm nhiễm, tổn thương sẽ dẫn đến xuất hiện các triệu chứng điển hình như nổi mẩn đỏ, bong tróc, gây ngứa ngáy khó chịu,… Mức độ dị ứng nặng nhẹ khác nhau tùy loại dị ứng, tùy cơ địa mỗi người, tuy nhiên thông thường dị ứng cấp tính có thể biến mất sau vài giờ/vài ngày trong khi bệnh mãn tính có thể kéo dài trên 6 tuần.

Bị dị ứng có nên tắm không, trường hợp nào không nên tắm? 5

Bị dị ứng có nên tắm không là thắc mắc của nhiều người

Một số loại dị ứng da thường gặp bạn có thể tham khảo:

Viêm da cơ địa

Loại viêm da này phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với các triệu chứng đỏ, khô da và ngứa. Viêm da cơ địa dễ tái phát định kỳ, thậm chí đợt bệnh có thể kéo dài hàng tháng.

Bị dị ứng có nên tắm không, trường hợp nào không nên tắm? 1

Da bị viêm nhiễm gây ra nhiều tình trạng khó chịu có thể gây nguy hiểm cho cơ thể

Viêm da tiếp xúc

Đây là một trong số các bệnh dị ứng da thường gặp với đặc trưng là tình trạng phát ban khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng khiến da bị đỏ ngứa.

Viêm da tiếp xúc bao gồm hai dạng chính, đó là viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng. Hóa chất, dung môi, rượu bia, yếu tố dị nguyên, thuốc tẩy,… là những tác nhân gây ra viêm da tiếp xúc kích ứng, trong khi đó viêm da tiếp xúc dạng dị ứng thì tác nhân thường do thuốc điều trị, mỹ phẩm, niken, formaldehyde,… gây ra.

Khi bị viêm da tiếp xúc, bệnh nhân sẽ có biểu hiện phát ban gây đỏ, ngứa, da khô, bong vảy, nứt nẻ, nổi mụn nước, sưng nóng hay đau ngay tại vị trí tiếp xúc.

Bị dị ứng có nên tắm không, trường hợp nào không nên tắm? 2

Phát ban gây đỏ, ngứa là dấu hiệu của viêm da tiếp xúc

Bệnh chàm

Bệnh chàm (hay còn gọi eczema) là dạng viêm da với những biểu hiện mụn nước đi kèm tình trạng ngứa đỏ, khó chịu.

Bệnh này cần được can thiệp kịp thời và đúng cách để tránh cho người bệnh gặp phải các biến chứng, điển hình như nhiễm trùng da.

Mề đay mẩn ngứa

Mề đay cũng là dạng dị ứng da thường gặp với sự xuất hiện của các nốt mẩn gây ngứa ngáy, khó chịu. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng này, bao gồm yếu tố cơ địa, sức đề kháng, yếu tố di truyền, tác nhân môi trường, thực phẩm,…

Khi bị nổi mề đay bạn cần sớm điều trị vì nếu không rất dễ gặp phải biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da khiến da bị bội nhiễm tổn thương và sốc phản vệ.

Tìm hiểu thêm: Rò luân nhĩ bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị

Bị dị ứng có nên tắm không, trường hợp nào không nên tắm? 3
Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp cũng gây kích ứng da

Bị dị ứng có nên tắm không?

Sau khi đã nắm được các dạng dị ứng da thường gặp, hẳn nhiều người sẽ có chung một số thắc mắc đó là bị dị ứng có tắm được không hay bị dị ứng thời tiết có nên tắm không,…

Lâu nay, theo quan niệm dân gian vẫn cho rằng khi bị dị ứng là không được tắm gội, nếu không sẽ khiến các triệu chứng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, quan niệm kiêng tắm gội khi bị dị ứng là hoàn toàn sai lầm và phản khoa học. Bị dị ứng nên tắm vì việc tắm gội, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ có thể mang lại nhiều lợi ích, cụ thể như:

  • Có thể rửa trôi những dị nguyên tiềm ẩn đang bám trên da và tóc mà chúng ta không biết.
  • Giúp làm giảm sự lây lan các tác nhân gây dị ứng trong nhà.
  • Có thể ngăn chặn những loại vi khuẩn, virus,… bám trên da, cũng như giúp hạn chế nhiễm trùng vùng bị tổn thương.
  • Giúp làm da dịu và mềm hơn, từ đó sẽ làm giảm kích ứng da.
  • Có thể giúp bệnh nhân rửa sạch mồ hôi trên da, mang lại hiệu quả làm hạn chế những triệu chứng ngứa ngáy khó chịu khi bị dị ứng.
  • Khi bị dị ứng, bệnh nhân tắm và hít thở hơi nước ấm sẽ có tác dụng cải thiện tình trạng nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng.

Bị dị ứng có nên tắm không, trường hợp nào không nên tắm? 4

Làm sạch bụi bẩn trên da để tránh virus xâm hại làm da thêm nhiễm trùng

Bị dị ứng không cần phải kiêng tắm gội, ngược lại giữ vệ sinh thân thể càng giúp ích cho việc cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả, hạn chế vi khuẩn khu trú trên da, từ đó cũng giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và tổn thương da.

Bên cạnh đó, nếu bạn chưa biết bị dị ứng nên tắm nước nóng hay lạnh thì theo bác sĩ chuyên khoa nên tắm bằng nước ấm (không để nước quá nóng hoặc quá lạnh), cũng như nên tắm ở nơi kín gió. Ngoài ra, bệnh nhân bị dị ứng cần chú ý hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh, chủ động bảo vệ, giữ ấm cho cơ thể khi thay đổi thời tiết. Nhớ lau khô người bằng khăn bông mềm và sạch ngay khi tắm xong, nhanh chóng mặc quần áo để giữ cho cơ thể không bị nhiễm lạnh vì tiếp xúc với không khí.

Trường hợp nào bị dị ứng không nên tắm?

Theo bác sĩ chuyên khoa da liễu, những trường hợp bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng gọi là sốc phản vệ là không nên tắm gội. Nguyên nhân tránh tắm gội khi bị sốc phản vệ là để tránh xảy ra tình trạng bệnh nhân bị giảm huyết áp, càng khiến tình trạng sốc phản vệ trở nên trầm trọng hơn.

Bệnh nhân tắm nước ấm trong trường hợp bị sốc phản vệ sẽ làm tĩnh mạch và động mạch có khả năng giãn ra đồng thời rò rỉ chất lỏng vào các mô xung quanh, càng gây thêm tình trạng sưng tấy và làm giảm huyết áp. Chưa kể, tắm gội trong tư thế đứng còn góp phần gây ra hiện tượng hạ huyết áp, dễ dẫn đến té ngã trong quá trình tắm gội gây thương tích do va đập với sàn hoặc vật cứng trong phòng tắm.

Do đó, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo những ai bị dị ứng tiến triển thành sốc phản vệ nên tránh tắm gội trong mọi trường hợp, ngay cả khi có cảm giác nóng rít da khó chịu. Thay vào đó, tuân thủ các bước sơ cứu khi bị sốc phản vệ mới là việc cần ưu tiên hàng đầu. Trong trường hợp bạn cảm thấy ngứa và rát da, nên sử dụng một chiếc khăn ẩm mát để giúp làm dịu da.

Bị dị ứng có nên tắm không, trường hợp nào không nên tắm? 6

>>>>>Xem thêm: Các bệnh về môi: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Lưu ý với những trường hợp viêm da sốc phản vệ không nên tắm gội, tránh gây nguy hiểm

Hy vọng những thông tin từ bài viết này đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi bị dị ứng có nên tắm không, hay bị dị ứng có được tắm không. Khi bị dị ứng, việc giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ bằng cách tắm gội với nước ấm sẽ giúp khắc phục triệu chứng hiệu quả, nhanh lành bệnh. Tuy nhiên, lưu ý bạn trong trường hợp bị dị ứng sốc phản vệ thì tuyệt đối không tắm để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:dị ứngchữa dị ứngThông tin sức khỏe

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *