Bị đau bụng trên rốn sau khi ăn có thể là bệnh lý tiêu hóa thông thường không lo ngại. Tuy nhiên, nó cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm tại cơ quan xung quanh. Vậy, nguyên nhân gây đau bụng trên rốn sau khi ăn là gì?
Bạn đang đọc: Bị đau bụng trên rốn sau khi ăn: Nguyên nhân và giải pháp
Bị đau bụng trên rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến có thể gây nên từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, người bệnh cần đi khám bác sĩ để xác định được nguyên nhân gây nên tình trạng trên để có phương pháp điều trị phù hợp.
Bị đau bụng trên rốn sau khi ăn là gì?
Đau bụng trên rốn là hiện tượng xuất hiện các cơn đau xảy ra ở vùng nằm giữa xương sườn và rốn. Các cơn đau bụng trên rốn có thể gặp từ mức độ nhẹ, trung bình đến dữ dội, đau âm ỉ, tăng dần hoặc từng đợt và xảy ra ở một vị trí nhất định hoặc lan rộng.
Hiện tượng trên thường liên quan đến các tổn thương ở dạ dày, gan, lách, tụy, túi mật, ống dẫn mật,… hoặc các bộ phận khác như: Cơ bụng, phúc mạc, thận, niệu quản,… Các vị trí đau bụng trên cần chú ý bao gồm:
- Góc phía trên bên trái: Góc phần tư bên trái được phân định với góc bên phải bởi xương ức có dạ dày ở bên trong, tuyến tụy nằm ở phía sau dạ dày và lá lách nằm chếch lên bên trái.
- Góc phía trên bên phải: Góc phần tư phía trên bên phải chứa hầu hết hệ thống mật, bao gồm túi mật ở phía bên phải, một nửa tuyến tụy, gan và ống mật.
- Vị trí ở giữa bụng trên rốn: Cơn đau tại vị trí ở giữa bụng trên rốn còn được gọi là đau vùng thượng vị, có thể liên quan đến các vấn đề tại hệ thống mật hoặc hệ tiêu hóa.
Đau bụng trên rốn sau khi ăn là tình trạng đau bụng trên rốn thường xuất hiện sau khi ăn. Thông thường sau khi ăn một bữa quá no có thể gây nên cảm giác đau bụng, chướng bụng khó tiêu. Tình trạng này được cho không có gì đáng lo ngại và sẽ tự hết sau một thời gian.
Tuy nhiên, nếu xuất hiện tình trạng bị đau bụng trên rốn sau khi ăn một lượng thức ăn bình thường thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe cần được thăm khám và điều trị.
Bị đau bụng trên rốn sau khi ăn là do nguyên nhân nào?
Đau bụng trên rốn sau khi ăn có thể là một triệu chứng phổ biến của một số bệnh tại dạ dày như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày. Ngoài ra, bụng trên rốn sau khi ăn cũng có thể liên quan đến các cơ quan khác như tụy, mật hoặc các bệnh lý cơ quan khác ngoài hệ tiêu hóa. Những nguyên nhân có thể gặp như:
Viêm loét dạ dày
Bị đau bụng trên rốn sau khi ăn là một trong những triệu chứng điển hình và phổ biến nhất hiện nay của bệnh viêm loét dạ dày. Viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn dẫn đến lớp mô bên dưới bị lộ ra gây nên viêm và loét trên niêm mạc dạ dày.
Viêm loét dạ dày có thể gây đau ở những vị trí khác nhau trong ổ bụng nhưng phổ biến nhất là đau vùng thượng vị, trên rốn. Đau bụng trên rốn từng cơn xuất hiện theo chu kỳ, đau âm ỉ rồi đến dữ dội. Đau bụng có thể kèm theo triệu chứng khác như nóng rát, cồn cào, ợ chua, buồn nôn, tức bụng, dạ dày cồn cào và khó chịu.
Chướng bụng đầy hơi
Bị đau bụng trên rốn sau khi ăn có thể là do bụng chướng hơi – hiện tượng đường ruột tích tụ nhiều khí khi khí không thể thoát ra ngoài bằng cách ợ hơi hoặc đường hậu môn. Chướng hơi khiến bụng trên rốn căng tức, có thể phình to hơn bình thường, người bệnh cảm thấy khó chịu, đau từng cơn, đi kèm với triệu chứng như khó tiêu, chán ăn. Trường hợp nặng hơn, có thể gây ra đau toàn vùng bụng, đau thắt ngực sau khi ăn.
Đầy hơi, chướng bụng thường bắt nguồn từ những thói quen ăn uống chưa khoa học như: Thường xuyên ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm tươi sống, thực phẩm chứa dầu mỡ, uống nhiều nước ngọt có ga,…
Bị đau bụng trên rốn sau khi ăn do chướng hơi thường không quá nghiêm trọng nếu không kèm theo các triệu chứng như: Sốt, nôn mửa hoặc đau dữ dội. Tình trạng trên có thể tự khỏi hoặc có thể điều trị bằng các thuốc không kê toa.
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là bệnh lý thường gặp và là một trong trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân bị đau bụng trên rốn sau khi ăn. Biểu hiện ở giai đoạn đầu của viêm ruột thừa là đau âm ỉ ở trên rốn sau đó lan dần xuống bụng dưới.
Tìm hiểu thêm: Gợi ý một số bài tập cho mông chảy xệ
Tình trạng viêm nhiễm ruột thừa diễn biến rất nhanh, đặc biệt đối với viêm ruột thừa cấp. Bệnh có thể diễn tiến nặng hơn sang viêm phúc mạc và đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không điều trị kịp thời. Cách điều trị chủ yếu trong hầu hết các trường hợp viêm ruột thừa là phẫu thuật cắt bỏ.
Sỏi mật
Sỏi mật là hiện tượng những viên sỏi có bản chất là những hạt cứng như đá hay nhầy như bùn, được hình thành trong ống mật hoặc túi mật do sự mất cân bằng giữa các thành phần của dịch mật. Ban đầu, sỏi có kích thước nhỏ như hạt cát sau đó lớn dần thành các viên sỏi to bằng quả bóng bàn.
Sỏi mật có thể làm tắc nghẽn túi mật khiến cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng đau bụng trên rốn (vùng hạ sườn phải) dữ dội kèm buồn nôn, nôn, sốt cao, đổ nhiều mồ hôi.
Trường hợp không được điều trị, sỏi mật có thể tiến triển gây ảnh hưởng đến hoạt động của gan hay tuyến tụy làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Hầu hết các trường hợp bị sỏi mật sẽ được điều trị bằng cách cắt bỏ túi mật. Người bệnh được khuyến cáo xây dựng một lối sống khoa học, chế độ ăn hạn chế chất béo và luyện tập thể dục thường xuyên.
Biện pháp cải thiện tình trạng bị đau bụng trên rốn sau khi ăn
Nếu tình trạng bị đau bụng trên rốn sau khi ăn chỉ mới xuất hiện hoặc ở mức độ nhẹ thì người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp nhằm cải thiện tình trạng trên như:
>>>>>Xem thêm: Ung thư thường xảy ra ở lứa tuổi nào?
- Chườm nóng: Chườm nóng bằng cách dùng chai thủy tinh đựng nước ấm lăn quanh vùng bị đau hoặc sử dụng khăn ấm đặt lên vùng trên rốn đau sau ăn. Nhiệt độ sẽ giúp làm giãn mao mạch giúp làm giảm đau bụng trên rốn hiệu quả.
- Massage bụng nhẹ nhàng: Xoa bụng nhẹ nhàng cùng dầu gió theo chiều kim đồng hồ giúp thư giãn và làm giảm cơn đau bụng.
- Dùng nước ấm: Hạn chế sử dụng nước lạnh, thay vào đó nên uống nước ấm, có thể ngâm thêm vài lát gừng mỏng trong nước ấm và mật ong để hỗ trợ giảm đau hiệu quả hơn. Nhờ đặc tính kháng viêm, gừng có thể làm giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, giúp làm ấm bụng và xoa dịu cơn đau.
- Đau bụng trên rốn sau ăn nếu do nguyên nhân từ dạ dày thì nên thay đổi thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt, hạn chế thực phẩm hay đồ uống không lành mạnh. Đồng thời, bạn nên tăng cường bổ sung rau, củ, quả giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Bị đau bụng trên rốn sau khi ăn có thể tự khỏi tuy nhiên nó cũng thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Trong trường hợp đau bụng dữ dội, kéo dài và không đáp ứng với các biện pháp giảm đau thông thường thì người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán để có biện pháp can thiệp phù hợp.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Đau bụng trên rốnĐau bụngViêm dạ dàyBệnh dạ dày