Bị Covid có ăn dưa hấu được không và các lợi ích sức khỏe của dưa hấu

Bị Covid có ăn dưa hấu được không và các lợi ích sức khỏe của dưa hấu

Bệnh nhân sau thời gian dài điều trị Covid-19 có thể bị suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau. Việc thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu làm cơ thể dễ bị suy kiệt, giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh liên quan đến nhiễm trùng. Dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh Covid-19. Bài viết giải đáp thắc mắc bị Covid có ăn dưa hấu được không.

Bạn đang đọc: Bị Covid có ăn dưa hấu được không và các lợi ích sức khỏe của dưa hấu

Các phương pháp điều trị và chế độ ăn uống cho người mắc Covid-19 được quan tâm đặc biệt trên các diễn đàn, trang báo thông tin về sức khỏe. Nhiều bạn đặt câu hỏi lên các diễn đàn và cho đội ngũ nhân viên y tế là không biết liệu “bị Covid có ăn dưa hấu được không?”.

Giá trị dinh dưỡng của dưa hấu

Trước khi trả lời cho câu hỏi “bị Covid có ăn dưa hấu được không?”, cùng tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng mà quả dưa hấu cung cấp và những lợi ích sức khỏe mang lại.

Dưa hấu là trái cây có vị ngọt, thanh mát, đem đến cảm giác giải nhiệt rất hấp dẫn. Một cốc nước ép dưa hấu cung cấp khoảng 46,5 calo. Về thành phần dinh dưỡng, dưa hấu chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất thiết yếu và các chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe như:

  • Vitamin A, Vitamin C và nhóm Vitamin B (B1, B5 và B6,…).
  • Nguyên tố vi lượng như kali, magie,…
  • Lycopene, beta-caroten cùng các chất chống oxy hóa khác.

Lycopene – chất tạo ra màu đỏ cho quả dưa hấu, là một trong những chất chống oxy hóa rất tốt, bên cạnh vitamin A và C. Lycopene còn có thể được tìm thấy nhiều trong các loại rau củ khác như cà rốt, gấc, cà chua,…

Dưa hấu cũng là nguồn cung cấp Glutathione – chất chống oxy hóa siêu mạnh. Glutathione tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể, đặc biệt chất này giúp làm trắng da và chống lão hóa da. Chính những thành phần chống oxy hóa này giúp dưa hấu trở nên độc đáo và là trái cây tốt cho sức khỏe.

Bị covid có ăn dưa hấu được không 01

Giải đáp thắc mắc bị covid có ăn dưa hấu được không

Dưa hấu và những lợi ích cho sức khỏe

Vì là loại trái cây dồi dào vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể, nên dưa hấu được xem là thực phẩm rất tuyệt vời để thanh nhiệt, giải độc, cung cấp vitamin, khoáng chất, bù nước và bổ sung dinh dưỡng, nhất là trong những ngày nắng gay gắt. Dưa hấu tương đối mọng nước và có chứa lượng lớn chất xơ, chính vì thế ăn dưa hấu giúp bạn ngăn ngừa được táo bón và hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Lycopene là chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa gốc tự do tấn công các tế bào của cơ thể, từ đó hỗ trợ hoạt động hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, Lycopene còn hoạt động như một chất chống viêm tự nhiên hiệu quả. Chế độ ăn giàu các thực phẩm chứa lycopene giúp hỗ trợ phòng bệnh tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư và làm chậm quá trình lão hóa.

Chất hóa học Choline là thành phần dinh dưỡng quan trọng, cũng được tìm thấy trong quả dưa hấu. Choline tham gia vào quá trình bảo vệ, duy trì cấu trúc màng tế bào, giảm lượng mỡ hấp thu, kháng viêm và cải thiện sự linh hoạt của cơ thể.

Dưa hấu cũng được khoa học chứng minh giúp giảm đau cơ và rút ngắn thời gian phục hồi sau chấn thương ở vận động viên thể thao. Do thành phần chất L-Citrulline có trong dưa hấu.

Ăn nhiều dưa hấu bạn sẽ có được làn da trắng hồng và tốt cho mái tóc, do thành phần vitamin A có trong dưa hấu. Thêm nữa, dưa hấu còn là nguồn bổ sung vitamin C, yếu tố cần thiết để tổng hợp collagen, giúp duy trì làn da căng mịn.

Theo quan điểm của Y học cổ truyền, dưa hấu là một vị thuốc độc đáo. Dưa hấu có vị ngọt, tính hàn, cho tác dụng thanh nhiệt, trừ phiền, giải nóng chỉ khát, lợi tiểu,… Thường được dùng trong các bài thuốc chữa cảm nóng, mệt mỏi, chán ăn, giải độc rượu, trị viêm phế quản mãn tính,… Vậy bị Covid có ăn dưa hấu được không?

Tìm hiểu thêm: Cách khử mùi hôi chân hiệu quả với Etiaxil Deodorant Anti-Transpirant Protection

Bị covid có ăn dưa hấu được không 02
Dưa hấu là nguồn cung cấp vitamin khoáng chất dồi dào cho cơ thể

Bị Covid có ăn dưa hấu được không?

Theo thông tin từ tài liệu Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà do Bộ Y tế biên soạn, người bệnh Covid-19 cần:

  • Ăn uống đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm (nếu được) để duy trì thể trạng bình thường.
  • Bổ sung thêm 1 đến 2 bữa phụ như sữa hoặc các chế phẩm từ sữa, đặc biệt khi lượng thức ăn giảm sút do sốt, ho, cảm thấy mệt mỏi…
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu protein (thịt, cá, đậu, hạt các loại) để ngăn ngừa teo cơ và tăng cường sức đề kháng.
  • Uống đủ nước (trung bình 2,5 lít mỗi ngày) hoặc nhiều hơn khi có sốt cao, tiêu chảy.
  • Người bệnh nên tăng cường ăn trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, rau xanh, các gia vị như tỏi, gừng,… để tăng cường sức đề kháng.

Đối với câu trả lời cho câu hỏi “bị Covid có ăn dưa hấu được không?” thì theo hướng dẫn của Bộ Y Tế, người mắc Covid -19 có thể ăn nhiều loại trái cây tươi. Dưa hấu là loại trái cây giàu vitamin, khoáng chất, nước và chất xơ tốt cho hoạt động hệ tiêu hóa. Đặc biệt hơn nữa, thành phần vitamin C, A, lycopene… trong dưa hấu giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Chính vì thế, người bệnh Covid-19 hoàn toàn có thể thêm dưa hấu vào thực đơn của mình.

Bị covid có ăn dưa hấu được không 03

>>>>>Xem thêm: Mỡ nách bẩm sinh có giảm được không?

Người bệnh covid nên ăn đa dạng các loại trái cây tươi

Ai không nên ăn dưa hấu?

Vậy là bạn đã biết được “bị Covid có ăn dưa hấu được không”. Hoàn toàn được. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều dưa hấu.

  • Do dưa hấu có tính hàn nên người có bệnh lý rối loạn dạ dày, cảm lạnh không nên ăn.
  • Người có chức năng tiêu hóa kém, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,… không nên ăn.
  • Đối với người mắc bệnh đái tháo đường có thể ăn dưa hấu, nhưng chỉ nên ăn ít để tránh tăng đường huyết.

Vậy là bài viết đã giải đáp thắc mắc “bị Covid có ăn dưa hấu được không”. Việc bổ sung dưa hấu nói riêng và hoa quả tốt cho sức khỏe nói chung, giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau khi bị bệnh Covid. Ngoài ra, các vitamin, chất chống oxy hóa và nguyên tố như sắt, kẽm,… trong dưa hấu còn giúp cơ thể kháng viêm và phòng chống nhiễm trùng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Covid-19bệnh truyền nhiễmbệnh hô hấp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *