Bị bệnh vảy nến ở mí mắt phải làm thế nào?

Bị bệnh vảy nến ở mí mắt phải làm thế nào?

Vùng da trên mặt, đặc biệt là mí mắt, da mỏng hơn và nhạy cảm hơn so với các vùng da khác nên cần phương pháp điều trị nhẹ nhàng. Để giải đáp những băn khoăn, lo lắng về tình trạng bệnh vảy nến ở mí mắt. Hãy tìm hiểu những thông tin được các chuyên gia sức khoẻ bên dưới nhé!

Bạn đang đọc: Bị bệnh vảy nến ở mí mắt phải làm thế nào?

Bệnh vảy nến là một bệnh lý về da mãn tính, biểu hiện qua các nốt sần và mảng đỏ, có vảy trắng bạc tạo ranh giới với các vùng da xung quanh. Các mảng vảy nến gây khó chịu, đau hoặc ngứa. Vảy nến trên mặt thường xuất hiện ở lông mày, mí mắt, mũi, vùng da giữa mũi và môi trên, trán và đường chân tóc. Mắt là một bộ phận quan trọng và nhạy cảm, vậy vảy nến ở mí mắt có sao không? Có thể trị dứt điểm được không?

Vảy nến ở mí mắt là gì?

Vảy nến ở mí mắt là tình trạng vùng mí mắt xuất hiện các mảng da bong tróc tạo thành vảy, có màu hồng hay đỏ, có vảy trắng bạc. Vảy nến ở trên mặt như mí mắt, mũi, lông mày là kết quả của việc không điều trị kịp thời và đúng cách.

Triệu chứng bệnh của vảy nến ở mí mắt khác với những vị trí khác như mũi, lông mày, miệng,… Vảy nến ở vùng mắt sẽ có biểu hiện khô, viêm, mắt bị kích thích và khó quan sát. Còn ở vùng mí mắt, các lớp vảy sẽ che phủ hàng mi, vành mi mắt có màu đỏ và cứng hơn bình thường. Khi mắt hướng lên hoặc cụp xuống có cảm giác căng mí mắt. Nếu tình trạng kéo dài có thể gây viêm mí mắt.

Bị bệnh vảy nến ở mí mắt phải làm thế nào?

Vảy nến ở mặt khiến người bệnh bị tự ti, mặc cảm

Nguyên nhân gây vảy nến ở mắt cũng chưa được xác định như vảy nến ở những vùng khác trên cơ thể. Các nhà khoa học chỉ xác định các yếu tố nguy cơ có liên quan đến sự hình thành và khởi phát chu kỳ bệnh vảy nến. Các yếu tố bao gồm:

  • Sử dụng nhiều chất kích thích như bia rượu, thuốc lá;
  • Lạm dụng corticosteroid;
  • Thiếu vitamin D;
  • Tâm trạng lo âu, căng thẳng kéo dài.

Vảy nến ở mí mắt có lây không? Câu trả lời là không vì bệnh vảy nến xuất hiện do sự rối loạn trong hệ miễn dịch, hoàn toàn không do lây nhiễm từ người sang người.

Phương pháp điều trị vảy nến ở mí mắt

Thông thường, bệnh vảy nến sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau nhằm làm giảm triệu chứng bệnh, bao gồm: Thuốc bôi tại chỗ, thuốc uống, điều trị bằng ánh sáng, biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, da ở vùng mí mắt rất mỏng manh và dễ bị tổn thương nên sẽ có phương pháp điều trị riêng so với vùng da khác.

Để điều trị vảy nến ở mí mắt, bác sĩ có thể đề nghị các thuốc như:

  • Thuốc bôi chứa corticosteroid đặc biệt để điều trị co giãn. Lưu ý: Không quá lạm dụng, bôi một lượng vừa đủ vì nếu bôi quá nhiều có thể sẽ dính vào mắt, có thể dẫn đến tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể.
  • Thuốc mỡ chứa crisaborole (Eucrisa), pimecrolimus (Elidel), hoặc tacrolimus (Protopic). Ưu điểm là không gây ra tác dụng phụ của steroid.

Khi điều trị bệnh vẩy nến quanh mắt bạn hãy cẩn thận vì da trên mí mắt rất mỏng manh và dễ bị tổn thương. Bệnh vảy nến ở mắt là rất hiếm. Nhưng nếu bạn bị vẩy nến ở mắt, bạn có thể cần thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng mắt nếu bạn bị nhiễm trùng.

Tìm hiểu thêm: Thuốc Corticoid dạng hít là gì? Công dụng và lưu ý thận trọng khi sử dụng

Bị bệnh vảy nến ở mí mắt phải làm thế nào?
Lạm dụng corticoid là một trong những yếu tố gây khởi phát vảy nến

Dưới đây là một vài mẹo cơ bản để bôi thuốc ở mí mắt:

  • Dùng tăm bông lấy một lượng nhỏ. Thoa cẩn thận kem hay thuốc mỡ lên quanh mắt với một lớp mỏng
  • Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc để có thể ngăn ngừa tác dụng phụ, đặc biệt là thuốc có chứa steroid.
  • Nếu muốn trang điểm hay dùng bất kỳ loại mỹ phẩm nào hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Bệnh vảy nến ở mí mắt là bệnh mãn tính, nên không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn, chỉ có thể điều trị làm giảm triệu chứng, kiểm soát tốt tình trạng, kéo dài thời gian khởi phát chu kỳ mới.

Để đạt hiệu quả điều trị, người bệnh cần lưu ý: Tái khám đúng hẹn, tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngừng hoặc thay thế thuốc khác, không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là corticosteroid. Vảy nến ở mí mắt có thể sẽ khiến người bệnh tự ti, mặc cảm nhưng không được vì thế mà cố gắng che đậy bằng các mỹ phẩm vì có thể sẽ làm xấu hơn tình trạng bệnh.

Những lưu ý khi chăm sóc vùng da bị vảy nến tại nhà

Bên cạnh việc nghiêm túc tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, người bệnh cần chăm sóc các mảng đỏ do vảy nến tại nhà cẩn thận, phối hợp chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để kiểm soát tốt tình trạng vảy nến của bản thân, gồm:

  • Kiểm soát cảm xúc bằng cách thực hiện các hoạt động giúp thư giản mà bản thân thích, tập thể dục, thiền, yoga,…
  • Vệ sinh da sạch sẽ, cẩn thận bằng nước muối sinh lý, hạn chế việc sử dụng những sản phẩm gây kích ứng.
  • Không động tay, tác động, gãi ngứa lên vùng vảy nến để tránh việc làm tổn thương, đau hay chảy máu.
  • Uống đủ nước và sử dụng kem dưỡng ẩm.
  • Theo dõi chế độ ăn uống để xác định yếu tố làm khởi phát chu kỳ bệnh nhằm hạn chế kích thích, khởi phát bệnh.

Bị bệnh vảy nến ở mí mắt phải làm thế nào?

>>>>>Xem thêm: Cách giảm đau đầu khi sốt xuất huyết

Kiêng những loại thức ăn từ thịt đỏ hay chế phẩm từ thịt để hạn chế khởi phát bệnh

Với những thông tin chia sẻ ở trên, mong rằng bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích về bệnh vảy nến ở mí mắt, phương pháp điều trị cũng như cách chăm sóc vùng da mí mắt tại nhà. Vì là vùng da nhạy cảm, hãy đến gặp ngay bác sĩ khi xuất hiện triệu chứng để điều trị kịp thời, tránh làm tình trạng nặng hơn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *