Bệnh vảy nến ngón tay thường gây ra những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng cả về mặt thể chất, cảm xúc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy vảy nến ngón tay có trị được không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở bài bên dưới nhé!
Bạn đang đọc: Bệnh vảy nến ngón tay có nguy hiểm không?
Vảy nến là hiện tượng tăng sinh tế bào mới nhanh bất thường khiến các tế bào cũ và mới chồng chất lên nhau tạo thành các mảng da, các vảy. Đây là một bệnh da liễu mãn tính khá phổ biến. Vảy nến có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên cơ thể người, trong đó có
vảy nến ngón tay. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng vảy nến gây ra những triệu chứng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây vảy nến ngón tay
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, đến nay vẫn chưa có những bằng chứng khoa học nào nhận định được nguyên nhân chính gây ra vảy nến ngón tay là gì, nhưng vảy nến ở ngón tay bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:
- Di truyền: Chiếm tỉ lệ cao, có đến 60% bệnh nhân bị vảy nến do di truyền từ bố mẹ;
- Hệ miễn dịch yếu, rối loạn chuyển hóa dưới da;
- Stress;
- Tiếp xúc hóa chất, tiếp xúc cơ học đè, nén làm móng bị tổn thương,…
- Lạm dụng thuốc corticosteroids.
- Hút thuốc.
Triệu chứng vảy nến ngón tay
Vảy nến ở ngón tay thường xuất hiện các triệu chứng như: Móng tay có vết lõm hoặc xuất hiện các kẻ dọc trên móng, màu sắc móng tay thay đổi, có thể đục dần, vàng, nâu hoặc xanh, móng giòn, yếu dễ gãy, xung quanh viền móng xuất hiện lớp dày sừng…
Khi chuyển biến nặng móng tay có thể bung ra gây chảy máu, đau cho người bị vảy nến.
Những thay đổi khác của móng tay và ngon tay:
- Nếu móng bị bong ra khỏi nền móng, vi khuẩn sẽ phát triển trong khoảng trống này dẫn đến xuất hiện mảng màu vàng trên đầu móng.
- Tình trạng ăng sừng dưới da là tình trạng nhiều lớp sừng tại biểu bì tăng sinh dưới móng. Các tế bào khi bị tăng sinh sẽ đẩy móng lên, gây khó chịu hoặc đau đớn khi người bệnh tác động lực lên chúng.
Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?
Dù chỉ tác động đến vùng da bên ngoài không nguy hiểm nhưng vảy nên ngón tay gây ra nhiều phiền phức như:
- Về mặc thẩm mỹ: Gây dị dạng móng, màu móng tay thay đổi, bong tróc, dày sừng rất mất thẩm mỹ gây tự ti, mặc cảm với người đối diện khi giao tiếp. Dễ gây hiểu lầm là bệnh truyền nhiễm vì vùng bị tổn thương có thể rất nặng
- Về mặc bệnh lý: Vảy nến móng tay gây đau nhức, ngứa, khó chịu, gây các nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, mất móng. Nặng hơn gây ra những biến chứng liên quan tới khớp.
Tìm hiểu thêm: Vị trí huyệt Cao Hoang nằm ở đâu? Bài tập thể dục cho huyệt Cao Hoang
Cách điều trị vảy nến ngón tay
Sau khi thăm khám, thực hiện các phương pháp chẩn đoán và được bác sĩ chuyên khoa da liễu xác định là vảy nến ngón tay, người bệnh sẽ được bac sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị gồm:
Điều trị bằng thuốc
Một số thuốc dùng bôi tại chỗ:
- Corticosteroid: Giúp kháng viêm, ngăn ngừa tổn thương lan rộng; giảm nhanh các tình trạng ngứa trên da hiệu quả nhưng cần lưu ý về liều lượng và thời gian sử dụng, cần có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
- Dẫn xuất vitamin D: Giảm tình trạng sản xuất da dư thừa, ức chế quá trình tăng sinh tế bào, hạn chế tình tràng dày sừng móng.
- Kem dưỡng ẩm: Cùng với việc sử dụng thuốc, người bệnh nên phối hợp kem dưỡng ẩm hằng ngày để tránh tình trạng da khô nứt nẻ dẫn đến bệnh nặng hơn.
Thuốc dùng đường uống hoặc tiêm:
- Sử dụng các thuốc trong quá trình điều trị (viên nén hoặc thuốc tiêm) như: Cyclosporine, Methotrexate, Apremilast (Otezla) và Retinoids (dẫn xuất tổng hợp từ vitamin A),…
- Sử dụng các thuốc trị nấm khi tình trạng vảy nến nặng bị nấm xâm nhập: Terbinafine, Itraconazole,…
Liệu pháp ánh sáng
Liệu pháp dùng tia UV để ngăn chặn tốc độ tăng sừng và viêm trong vảy nến. Dùng tia laser giúp thuyên giảm triệu chứng do vảy nến gây ra, loại bỏ lớp sừng do vảy nến gây ra từ đó ngăn bệnh tiến triển.
>>>>>Xem thêm: Tầm quan trọng của việc bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ?
Những lưu ý khi điều trị vảy nến ngón tay tại nhà
Vảy nến ở ngón tay thường tự xuất hiện theo chu kỳ nhưng bạn có thể giảm tối đa nguy cơ xuất hiện của chúng bằng các biện pháp sau:
- Cần có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo hệ miễn dịch luôn trong trạng thái tốt nhất. Bổ sung các thực phẩm giàu nhóm chất oxy hóa, kẽm, betacaroten nhằm để tế bào sản sinh tế bào mới khỏe mạnh.
- Cần cắt tỉa móng tay gọn gàng, giữ móng tay luôn sạch sẽ.
- Thường xuyên rửa móng tay, ngón tay bằng nước muối sinh lý nhằm tránh nhiễm khuẩn.
- Bảo vệ ngón tay bằng cách đeo bao tay khi tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa,…
- Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để tránh khỏi tình trạng da khô, nứt nẻ, móng giòn dễ gãy.
- Kiêng những thực phẩm như thịt đỏ, chế phẩm từ thịt như xúc xích, thịt hun khói,…
- Kiêng gia vị cay nóng như ớt, tiêu,… vì những thực phẩm này làm kích thích, khởi phát chu kỳ mới.
- Hạn chế hút thuốc, sử dụng rượu bia, chất kích thích.
Lưu ý, người bệnh cần phải nghiêm túc tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Không được tự ý thay đổi thuốc hay ngưng thuốc. Nếu muốn sử dụng các bài thuốc dân gian hay bất kì loại thuốc nào khác cũng đều phải tham khảo ý kiến bác sĩ.
Quá trình điều trị bệnh vảy nến móng tay cần một thời gian dài để cải thiện, có khi lên đến một năm sau khi cơn bùng phát bệnh xảy ra. Đặc biệt, căn bệnh này rất dễ tái phát nếu người bệnh không biết chăm sóc móng đúng cách.
Vảy nến ngón tay hay móng tay không nguy hiểm nhưng căn bệnh lại mang đến những phiền phức khó chịu về thẩm mỹ cũng như chất lượng đời sống cho người mắc phải. Mong bài biết này sẽ đem lại cho bạn những kiến thức hữu ích về vảy nến ngón tay. Nếu gặp một trong những triệu chứng nghi ngờ vảy nến hãy liên hệ bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Vảy nếnBệnh da liễu