Bạn đang đọc: Bệnh tự kỷ có chữa được không và cách điều trị thế nào?
Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển ở trẻ em. Trẻ tự kỷ sẽ gặp khó khăn trong tương tác và giao tiếp xã hội nên bị hạn chế phát triển về nhiều mặt. Vậy bệnh tự kỷ có chữa được không và cách điều trị thế nào?
Con số thống kê năm 2019 của Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết, có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên và trong số đó có khoảng 1 triệu người tự kỷ. Số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ chiếm khoảng 1% số lượng trẻ được sinh ra. Điều mà bất cứ bậc cha mẹ nào có con mắc chứng tự kỷ đều quan tâm là bệnh tự kỷ có chữa được không?
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ là tập hợp các rối loạn phát triển lan tỏa ở các mức độ từ nhẹ đến nặng khác nhau. Các rối loạn này thường khởi phát trước 3 tuổi và diễn biến kéo dài trong nhiều năm sau đó và có thể là đi cùng trẻ suốt cuộc đời. Thế giới quan của một trẻ tự kỷ trở nên rất khác biệt so với những trẻ bình thường.
Người mắc chứng tự kỷ hầu hết đều có các dấu hiệu chung là khiếm khuyết một trong 3 lĩnh vực: Giao tiếp với mọi người xung quanh, tương tác xã hội và có các hành vi bất thường. Những hạn chế này dẫn đến sự hạn chế trong phát triển tâm lý, xã hội của người tự kỷ. Các nguyên nhân dẫn đến tự kỷ hiện nay vẫn chưa được khẳng định chắc chắn.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, chứng tự kỷ có thể liên quan đến các yếu tố như:
- Yếu tố di truyền: Một số gen làm tổn thương não dẫn đến sự phát triển mất cân đối của não. Và một đứa trẻ có thể thừa hưởng các gen này từ bố hoặc mẹ. Trong gia đình có bố mẹ, anh chị em mắc chứng tự kỷ thì nguy cơ trẻ mắc tự kỷ cũng cao hơn các trẻ khác.
- Yếu tố môi trường: Nếu trong thai kỳ, mẹ tiếp xúc nhiều với các chất độc hại cũng làm tăng nguy cơ trẻ mắc tự kỷ. Tình trạng sức khỏe của mẹ khi mang bầu, trẻ sơ sinh thiếu tháng, trẻ bị ngạt khi sinh, trẻ mắc bệnh khi còn là bào thai,… cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng tự kỷ. Tự kỷ cũng liên quan đến các bệnh khác như loạn dưỡng cơ, bại não hay hội chứng Down.
Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc chứng tự kỷ
Trước khi giải đáp thắc mắc bệnh tự kỷ có chữa được không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những dầu hiệu nhận biết trẻ mắc chứng tự kỷ. Dấu hiệu trẻ tự kỷ nhẹ đến nặng điển hình nhất như:
- Trẻ 1 tuổi không biết nói tiếng gió, 14 tháng không nói được từ đơn và 2 tuổi nhưng chưa nói được từ đôi. Trẻ khó khăn để nói, không thích nói hoặc dù nói được cũng có thể bị mất ngôn ngữ bất cứ lúc nào. Ở những trẻ có thể nói suôn sẻ thì lại thường độc thoại, nói những nội dung không liên quan đến hoàn cảnh và môi trường giao tiếp hiện tại.
- Trẻ khó có khả năng tập trung lâu vào một việc.
- Trẻ không có sự hồi đáp khi được gọi tên.
- Trẻ tự kỷ không có nhu cầu kết bạn hay giao tiếp, tương tác với người khác. Trẻ cũng không hoặc ít có sự giao lưu bằng mắt. Trẻ sợ đến chỗ lạ và gặp người lạ.
- Trẻ có thể có những hành vi kỳ quái như nói nhảm, cào cấu, đánh người khác, tự đập đầu, tự kỷ hay la hét,…
- Một số cử chỉ hoặc hành động có thể được trẻ lặp lại thường xuyên.
- Trẻ bị thu hút và dính chặt lấy một số thứ quen thuộc. Luôn từ chối một cách quyết liệt bất thường khi phải thay đổi những điều quen thuộc hàng ngày.
- Trẻ nhạy cảm với một số mùi, âm thanh nào đó.
Bệnh tự kỷ có chữa được không?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tự kỷ có chữa được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Mức độ nặng nhẹ của các rối loạn, thời điểm phát hiện và áp dụng các biện pháp can thiệp, sự hợp tác của gia đình trong quá trình can thiệp,…
Mục tiêu trong điều trị chứng tự kỷ là giảm các triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ để tối đa hóa khả năng hoạt động của trẻ, hỗ trợ quá trình phát triển về mọi mặt của trẻ. Theo các chuyên gia, nếu can thiệp sớm trước 2 tuổi, trẻ tự kỷ có thể học các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội và các hành vi quan trọng.
Tùy mức độ nghiêm trọng của rối loạn và biện pháp điều trị can thiệp, kết quả thu được sẽ khác nhau ở từng bé. Khó có thể trả lời chính xác bệnh tự kỷ có chữa được không. Với trẻ mắc chứng tự kỷ, đòi hỏi cần có một quá trình can thiệp và điều trị lâu dài.
Rối loạn phát triển phổ tự kỷ chữa thế nào?
Như đã nói ở trên, các phương pháp điều trị và can thiệp quyết định lớn đến kết quả điều trị. Một số phương pháp được áp dụng trong can thiệp, điều trị cho trẻ tự kỷ như:
Điều trị bằng thuốc
Hiện nay không có bất kỳ loại thuốc nào có thể điều trị được chứng tự kỷ nhưng bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kiểm soát triệu chứng nếu cần thiết. Một số loại thuốc sẽ được kê như thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm,…
Tìm hiểu thêm: Răng sứ HT Smile là gì? Có tốt không? Ưu điểm của răng sứ HT Smile
Vật lý trị liệu
Với trẻ tự kỷ, các cơ quan vận động của trẻ vẫn hoạt động bình thường nhưng trẻ không muốn vận động các cơ quan đó. Vì vậy, trẻ tự kỷ thường hạn chế trong các vận động chéo của chân, tay, vận động tinh của bàn tay, vận động của cơ quan phát âm, vận động thị giác,
Vật lý trị liệu sẽ giúp trẻ hoạt hóa một số cơ quan ít hoạt động hoặc ít hoạt động. Việc này giúp tăng cường các hành vi tích cực, giúp trẻ thích nghi với nhiều hoàn cảnh và các hoạt động xã hội.
Hoạt động trị liệu
Hoạt động trị liệu nhằm cải thiện khả năng vận động thô, tăng cường khả năng hoạt hóa các hành vi tích cực, giảm hành vi tiêu cực, giúp trẻ tăng sự tập trung. Hoạt động thể dục nhằm giúp trẻ tự kỷ tăng cường hoạt động và tăng tương tác với bạn bè. Khi đó, trẻ sẽ có cơ hội bắt chước, hình thành nhận thức xã hội, rèn thể lực, hỗ trợ cho các phương pháp giáo dục đặc biệt.
Trị liệu phân tâm
Bệnh tự kỷ có chữa được không đòi hỏi sự phối kết hợp giữa gia đình và trung tâm. Trị liệu phân tâm chủ yếu thông qua hai hoạt động vui chơi và nói chuyện, giúp trẻ giải tỏa những căng thẳng bị dồn nén, góp phần hệ thống lại cấu trúc nhân cách của trẻ. Đây cũng là hoạt động giúp cải thiện không khí gia đình, giúp mọi người chấp nhận thực tại, thấu hiểu, gần gũi và vui vẻ khi chăm sóc trẻ tự kỷ.
>>>>>Xem thêm: Natri Caseinate là gì và tại sao nó được sử dụng trong thực phẩm?
Chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ
Chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ giúp cải thiện khả năng phát âm, dạy trẻ tự kỷ tập nói và kỹ năng giao tiếp. Thời gian áp dụng phương pháp này có thể kéo dài trong nhiều năm, tùy từng trẻ.
Phương pháp luyện tập tại nhà
Gia đình, người thân của trẻ tự kỷ không nên làm cho trẻ cảm thấy mình đang khác biệt, tạo điều kiện để trẻ tăng tương tác xã hội và hòa nhập với môi trường xung quanh. Cha mẹ có thể quan tâm đến sở thích của trẻ để tìm cách khuyến khích trẻ tương tác, giao tiếp, vận động một cách phù hợp.
Trong quá trình giao tiếp với trẻ, hãy cố gắng dùng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu để trẻ dễ nắm bắt và vận dụng. Hãy tin tưởng trẻ và cho trẻ có không gian riêng. Ngoài ra, người thân cũng có thể áp dụng các công nghệ trực quan để trẻ thấy hấp dẫn hơn, nhất là khi chỉnh âm và luyện ngôn ngữ.
Bệnh tự kỷ có chữa được không là một câu hỏi không dễ để trả lời. Hiệu quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào việc trẻ được can thiệp sớm hay muộn, giải pháp dạy trẻ tự kỷ được sử dụng phù hợp hay không,… Thay vì tự điều trị cho trẻ tại nhà, các gia đình có con tự kỷ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Xem thêm:
- Các dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 6 tháng cha mẹ nên nhận biết sớm
- Nhận biết dấu hiệu trẻ tự kỷ theo từng độ tuổi
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:tự kỷSức khỏe tinh thần