Ăn cải cúc chữa đau đầu có hiệu quả tốt không? Những tác dụng của cải cúc

Ăn cải cúc chữa đau đầu có hiệu quả tốt không? Những tác dụng của cải cúc

Tình trạng đau đầu gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Ngoài việc sử dụng thuốc đông y hoặc tây y, nhiều người đã tìm hiểu về các loại rau có tác dụng giảm đau đầu. Vậy ăn cải cúc chữa đau đầu có tốt không?

Bạn đang đọc: Ăn cải cúc chữa đau đầu có hiệu quả tốt không? Những tác dụng của cải cúc

Sử dụng thuốc tây y có tác dụng làm giảm cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên dùng trong thời gian dài sẽ gây ra tác dụng không mong muốn. Do vậy nhiều người bệnh mong muốn tìm kiếm các loại rau quả có công dụng trị đau đầu thay thế cho thuốc. Để có thêm những kiến thức về vấn đề này, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu về chủ đề “Ăn cải cúc chữa đau đầu”.

Đặc điểm hình thái của cây cải cúc

Cải cúc có nhiều tên gọi khác như cúc tần ô, đồng hao, rau cúc… Tên khoa học của cải cúc là Chrysanthemum coronarium, họ Cúc – Asteraceae. Cây cúc tần ô là cây thân thảo, thân cúc mọc thẳng, cao, bề mặt nhẵn, thân mang nhiều cành lá. Các lá mọc ôm vào thân, dạng hình phiến xẻ lông chim, thùy lá hình mác nhưng ở phần đầu thường mở rộng, mép lá hình răng cưa. Hoa mọc thành từng cụm trên đầu cành, có màu vàng, thường có lá bắc khô xác ở đầu.

Rau cải cúc được trồng ở nhiều nơi, là một loại rau ăn phổ biến vào mùa đông. Một số ít được khai thác trong việc sử dụng làm thuốc trị bệnh. Khi dùng cây cải cúc làm thuốc, người ta có thể dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng dâm.

Cây cải cúc mọc hoang và được trồng nhiều ở các nước vùng Châu Á. Cải cúc chứa tinh dầu thơm, mùi đặc biệt, dễ nhận biết. Thành phần dinh dưỡng bao gồm:

  • Carbohydrate: 5,57%;
  • Protein: 1,85%;
  • Chất béo: 0,43%;
  • Vitamin A;
  • Vitamin C;
  • Vitamin B: Chiếm tỷ lệ lớn nhất.

Ăn cải cúc chữa đau đầu có hiệu quả tốt không? Những tác dụng của cải cúc

Cải cúc là cây thân thảo, chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng

Tác dụng của rau cải cúc

Bộ phận dùng của rau cải cúc là phần trên mặt đất, tức là bao gồm thân non và lá. Rau cải cúc có vị hơi đắng, hương thơm đặc trưng của tinh dầu trong rau cải cúc. Rau cải cúc tươi thường được dùng để kẹp bánh mì, salad hoặc sandwich, nấu thành canh hay nhúng lẩu. Trong nấu ăn, rau cải cúc có thể dễ dàng chế biến và có nhiều công dụng, do đó loại rau này rất phổ biến với người Châu Á. Ngoài ra, có thể ngâm rồi chiên cải cúc trong bột tempura, hấp, xào hoặc nấu súp, đôi khi có thể thêm vào trong các món hầm.

Rau cải cúc có tác dụng gì? Trong Đông y, rau cải cúc có tính bình, vị cay, ngọt. Cây chứa nhiều chất xơ kết hợp với tinh dầu có tác dụng hỗ trợ quá trình đào thải các chất, khí dư thừa trong dạ dày ra ngoài thông qua đường tiêu hóa. Cải cúc lành tính, mát, vị thanh ngọt có công dụng tốt đối với trí não, hệ thần kinh, phù hợp với người mắc các bệnh như cao huyết áp, bệnh mạch vành, bổ sung dinh dưỡng và chất xơ cho phụ nữ sau sinh… Ngoài ra, những người đang gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, lạnh bụng thì không nên sử dụng, vì rau cải cúc có thể làm cho bệnh nặng hơn.

Bên cạnh cành non và lá thì hoa của rau cải cúc cũng rất giàu vitamin và khoáng chất như kali, vitamin B, sắt, vitamin C và chất chống oxy hóa… giúp làm giảm huyết áp, phòng tránh ung thư phổi. Ăn rau cải cúc chữa đau đầu, cảm lạnh, nhiễm trùng, giảm đau, khô mắt, xơ vữa động mạch, đột quỵ, tránh táo bón…

Tuy nhiên, không nên tiêu thụ quá nhiều vì rau cải chứa thành phần pyrethrin có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể nếu tiêu thụ một lượng lớn trong thời gian ngắn. Những ai không nên ăn rau cải cúc? Cây rau cải cúc cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng đối với người có tiền sử dị ứng với bồ công anh, hoa cúc, cây vàng, cỏ phấn hương hoặc hoa hướng dương. Không nên dùng cho người đang dùng các thuốc điều trị bệnh gout, HIV, máu cao, insulin, mụn rộp hoặc thuốc ức chế miễn dịch.

Ăn cải cúc chữa đau đầu có hiệu quả không?

Ăn cải cúc chữa đau đầu có hiệu quả rất tốt, đồng thời cũng có những lợi ích khác như:

  • Lợi tiểu, tiêu sưng: Rau cải cúc chứa nhiều chất béo, axit amin, natri, kali, protein và các khoáng chất dồi dào, giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra nhanh hơn, lợi tiểu, giảm phù nề.
  • An thần, gây ngủ: Axit amin và vitamin trong rau cải cúc có công dụng tốt đối với người hay stress, lo âu. Bổ sung rau cải cúc hàng ngày sẽ giúp cảm xúc ổn định tốt, tăng cường sức khỏe não bộ và phòng ngừa bệnh đãng trí.
  • Tăng cường hệ tiêu hóa: Thành phần của rau cải cúc có chứa các chất dễ bay hơi và có khả năng tạo ra hương vị riêng biệt giúp kích thích tăng cường sự bài tiết nước bọt của cơ thể, cải thiện chứng thèm ăn. Lượng lớn chất xơ trong rau cải cúc cũng góp phần thúc đẩy nhu động ruột hoạt động, đào thải các chất bẩn và độc tố trong đường ruột, phòng ngừa bệnh táo bón.
  • Hỗ trợ sự hoạt động của tim mạch: Thành phần dược liệu trong cải cúc rất có ích đối với người mắc các bệnh về tim mạch, tăng cường sự hoạt động của tim, giúp cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời mùi hương dễ chịu, có tính đặc trưng giúp cơ thể thư giãn.
  • Làm đẹp da: Rau cải cúc chứa các thành phần hỗ trợ phục hồi tế bào da, tăng cường sự đàn hồi làm cho da sáng bóng, tươi trẻ, hồng hào.
  • Chữa ho, giải cảm cho người bị cảm lạnh, cảm cúm: Lượng vitamin A dồi dào trong cải cúc có tăng cường chức năng hoạt động của phổi, đồng thời chống nhiễm trùng đường hô hấp, giảm ho, tiêu đờm, giảm cảm cúm, hỗ trợ điều trị triệu chứng của bệnh hen suyễn.
  • Giảm cân cho người bị béo phì: Hoa cải cúc chứa nhiều sắc tố màu xanh lá cây đậm và tươi, có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm các cholesterol xấu của cơ thể, thích hợp với những người phải thực hiện chế độ ăn kiêng.
  • Kích thích sản xuất sữa ở phụ nữ sau sinh: Mẹ bầu sau khi sinh cần thúc đẩy tuyến sữa hoạt động để cho con bú, lúc này sản phụ có thể ăn thịt nạc kết hợp với rau cải cúc để kích thích tuyến sữa. Cách chế biến đơn giản và giữ được nhiều chất dinh dưỡng là hấp cách thủy.

Tìm hiểu thêm: Các kỹ thuật lọc máu trong hồi sức phổ biến

Ăn cải cúc chữa đau đầu có hiệu quả tốt không? Những tác dụng của cải cúc
Ăn cải cúc chữa đau đầu, giảm ho, giải cảm

Một vài món ăn chế biến từ rau cải cúc có công dụng đặc biệt

Bạn có thể tham khảo một số phương pháp chế biến món ăn bổ dưỡng từ rau cải cúc dưới đây:

  • Chữa ho cho trẻ: Dùng 6g lá cải cúc tươi, thái thật nhỏ, hấp cách thủy cùng với mật ong đến khi ra nước. Cho bé sử dụng hàng ngày sẽ làm giảm cơn ho của bé. Cách này vừa an toàn, hiệu quả lại lành tính.
  • Trị ho dai dẳng ở người lớn: Rửa sạch 100 – 150g cải cúc, phổi lợn 200g, thái miếng vừa đủ, kết hợp nấu canh để ăn trong bữa ăn hàng ngày, duy trì sử dụng 3 đến 4 ngày.
  • Dùng cho người mới bị ốm, khó tiêu: Nấu canh rau cải cúc cùng với thịt lợn nạc, thêm vài miếng gừng tươi thái lát, đun đến khi chín thì ăn. Nên ăn khi còn nóng để đảm bảo hiệu quả tốt.
  • Ăn cải cúc chữa đau đầu, hoa mắt: Dùng 0,5kg cá diếc, làm sạch và rán vàng. Thêm nước, gừng rồi nấu lửa nhỏ cho đến khi chín, thêm 200g rau cải cúc tươi đã rửa sạch, tiếp tục nấu đến khi sôi, thêm gia vị cho vừa miệng. Thực hiện liên tiếp trong 10 ngày, các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu sẽ giảm.

Ăn cải cúc chữa đau đầu có hiệu quả tốt không? Những tác dụng của cải cúc

>>>>>Xem thêm: Trẻ bị bại não sống được bao lâu? Yếu tố ảnh hưởng tới tiên lượng của bệnh nhân

Hấp cách thủy cải cúc cùng với mật ong trị ho cho bé

Rau cải cúc không phải là loại rau xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên ít người biết hết công dụng tuyệt vời của nó. Bài viết “Ăn cải cúc chữa đau đầu có hiệu quả tốt không? Những tác dụng của cải cúc” trên đây của Nhà thuốc Long Châu đã bổ sung thêm những kiến thức về công dụng và các cách chế biến rau cải cúc. Hy vọng những thông tin này có ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, bạn đọc có thể liên hệ thông qua trong web của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Xem thêm:

  • Cách thực hiện diện chẩn chữa đau đầu hiệu quả
  • Chữa đau đầu bằng thuốc nam: Phương pháp tự nhiên và hiệu quả

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *