Hiện nay, phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng phổ biến và được nhiều người cho là cách hiệu quả nhất để sở hữu diện mạo, ngoại hình như mong đợi. Tuy nhiên, cũng có một số đối tượng “chống chỉ định” với phẫu thuật thẩm mỹ. Muốn biết ai không nên phẫu thuật thẩm mỹ, hãy đọc ngay bài viết này bạn nhé!
Bạn đang đọc: Ai không nên phẫu thuật thẩm mỹ? Nguy cơ tiềm ẩn khi phẫu thuật thẩm mỹ
Phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng trở nên phổ biến khi một ngoại hình đẹp có thể giúp chúng ta có nhiều lợi thế và cơ hội trong cuộc sống. Không ai có thể phủ nhận lợi ích của phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để phẫu thuật thẩm mỹ. Bạn đã biết ai không nên phẫu thuật thẩm mỹ chưa?
Ai không nên phẫu thuật thẩm mỹ?
Trên thực tế, có một số trường hợp bác sĩ khuyến cáo không nên làm phẫu thuật thẩm mỹ, ví dụ như có trường hợp không được nâng mũi, không nên hút mỡ, không nên đặt túi ngực,… Cụ thể là:
Bệnh nhân cao huyết áp hoặc mắc bệnh tim mạch
Nhóm đối tượng bị mắc các bệnh tim mạch hoặc cao huyết áp là nhóm đối tượng cần đặc biệt cẩn trọng nếu có ý định phẫu thuật xâm lấn để làm đẹp. Lý do là rủi ro tiềm ẩn trong quá trình phẫu thuật và hậu phẫu có nguy cơ rất cao.
Với nhóm đối tượng này, trước và trong quá trình phẫu thuật họ sẽ có cảm giác hồi hộp, lo lắng nhiều hơn những người khỏe mạnh bình thường. Huyết áp và tim mạch không ổn định trong quá trình phẫu thuật sẽ gây khó khăn cho các bác sĩ phẫu thuật. Nguy cơ đột quỵ, tử vong do huyết áp tăng cao đột ngột cũng cao hơn những người khỏe mạnh. Sau phẫu thuật, họ cũng sẽ phải đối mặt với các cơn đau khủng khiếp hơn, quá trình điều trị phục hồi kéo dài và tốn kém hơn.
Người có gan thận kém
Gan làm nhiệm vụ giúp cơ thể đào thải độc tố. Thận có chức năng lọc máu, chất thải và các chất độc hại trong cơ thể. Trong quá trình thực hiện “dao kéo”, bạn có thể sẽ cần sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau. Khi một trong hai cơ quan này bị suy giảm chức năng, bạn có thể gặp tình trạng dị ứng, viêm nhiễm và nguy cơ sốc phản vệ cũng cao hơn. Nếu vẫn liều lĩnh phẫu thuật thẩm mỹ, bạn có thể bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng sau đó. Trường hợp đang mắc các bệnh làm chức năng gan thận bị suy giảm, bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định phẫu thuật thẩm mỹ.
Bệnh nhân đang mắc bệnh đái tháo đường
Bệnh nhân mắc đái tháo đường có hệ miễn dịch kém, khi thực hiện phẫu thuật xâm lấn vết thương sẽ rất lâu lành. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng máu, hoại tử sẽ cao hơn rất nhiều. Một số trường hợp người bệnh có thể kiểm soát đường huyết tốt vẫn có thể thực hiện các tiểu phẫu tuy nhiên việc này không được khuyến khích.
Thiếu máu, rối loạn đông máu không nên phẫu thuật thẩm mỹ
Với các phẫu thuật có độ xâm lấn cao, người được phẫu thuật sẽ bị mất nhiều máu trong quá trình thực hiện. Điều này cực kỳ nguy hiểm với những người đang bị thiếu máu hoặc mắc bệnh rối loạn đông máu. Mất nhiều máu, máu khó đông khi phẫu thuật có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Ngoài người mắc các bệnh lý kể trên, còn những ai không nên phẫu thuật thẩm mỹ? Đó là các đối tượng như:
- Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
- Người lớn tuổi, người có thể trạng yếu ớt, người suy dinh dưỡng.
- Người hút thuốc lá người đang dùng thuốc steroid sẽ có nguy nhiễm trùng sau phẫu thuật cao hơn.
Khi mắc bất cứ bệnh lý nền nào, người có nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ đều cần thành thật cung cấp thông tin cho bác sĩ để được kiểm tra và hội chẩn kỹ càng.
Tìm hiểu thêm: Viêm đường tiết niệu khám ở khoa nào, bệnh viện nào tốt nhất?
Cảnh báo nguy cơ trong và sau khi phẫu thuật thẩm mỹ
Không cần bàn cãi về tác dụng của phẫu thuật thẩm mỹ với cuộc sống của một ai đó. Thậm chí, thay diện mạo có thể đổi cuộc đời, mang đến nhiều cơ hội tốt đẹp trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngay cả những người khỏe mạnh, không nằm trong các nhóm đối tượng nói trên cũng sẽ phải đối mặt với một số nguy cơ của phẫu thuật thẩm mỹ như: Biến chứng nâng mũi, biến chứng hút mỡ, biến chứng đặt túi ngực,… Ngoài ra, có những nguy cơ tiềm ẩn trong và sau phẫu thuật như:
Giảm sút về sức khỏe sau phẫu thuật
Sức khỏe giảm sút sau phẫu thuật thẩm mỹ là điều khó tránh khỏi. Sau những cuộc đại phẫu, cơ thể bị mất nhiều máu và các bộ phận trên cơ thể bị tổn thương ở mức độ nhất định. Nếu không được chăm sóc, kiêng cữ tốt, sức khỏe của người được phẫu thuật sẽ bị ảnh hưởng lâu dài.
Nhiễm trùng sau phẫu thuật thẩm mỹ
Nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng máu sau phẫu thuật thẩm mỹ không phải biến chứng phổ biến. Tuy nhiên, nếu xảy ra, nhiễm trùng thường rất nghiêm trọng. Cuộc phẫu thuật càng kéo dài và càng mất nhiều máu thì nguy cơ nhiễm trùng càng tăng.
Xuất huyết hoặc tụ máu bất thường
Ai không nên phẫu thuật thẩm mỹ bạn đã biết. Tuy nhiên, ngay cả những người không nằm trong nhóm đối tượng trên cũng có thể bị xuất huyết dữ dội, xuất huyết bất ngờ hoặc tụ máu khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Máu chảy dữ dội gây mất máu nhiều, nếu không kiểm soát được có thể đe dọa tính mạng.
Tình trạng tụ máu nếu nghiêm trọng, khối máu đong sẽ nén các mô xung quanh, làm giảm lưu thông máu và oxy đến khu vực đó. Tình trạng này có thể gây tê liệt, sưng, viêm, nhiễm trùng, hoại tử, tách vết thương,… Khi đó, người bệnh cần được phẫu thuật lấy máu đông và chăm sóc tức thì.
Hoại tử sau phẫu thuật thẩm mỹ
Hoại tử thường xảy ra sau các cuộc phẫu thuật nâng mũi, nâng ngực, nâng mặt, phẫu thuật vùng bụng. Những người hút thuốc có nguy cơ hoại tử cao hơn vì chất độc trong khói thuốc làm co thắt mạch máu, giảm cung cấp máu và oxy đến vị trí vết mổ.
Tổn thương thần kinh hoặc liệt
Một số trường hợp gặp tình trạng tổn thương thần kinh nghiêm trọng với triệu chứng ngứa ran hoặc tê liệt. Sau phẫu thuật thẩm mỹ, một số cơ nhất định bị suy yếu hoặc bị liệt do các dây thần kinh liên quan đến chuyển động bị ảnh hưởng. Các tổn thương thần kinh có thể kéo dài trong khoảng 1 năm và có thể điều trị bằng phẫu thuật tái tạo.
>>>>>Xem thêm: Nhận biết dấu hiệu suy tim từ huyết áp giảm
Ngoài các nguy cơ trên, nếu vết khâu sau phẫu thuật thẩm mỹ bị lỏng có thể gây chảy máu trong hoặc thoát vị. Khi đó, bác sĩ buộc phải thực hiện các phẫu thuật bổ sung. Có những người bị ảnh hưởng nặng bởi các biện pháp gây mê với các tình trạng như: Suy hô hấp, dị ứng thuốc, hôn mê, sốc phản vệ thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Việc tìm hiểu ai không nên phẫu thuật thẩm mỹ thực sự rất quan trọng. Sức khỏe không tốt đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn trong và sau phẫu thuật thẩm mỹ. Ví dụ người thừa cân hoặc mắc bệnh tim sẽ dễ mắc biến chứng từ gây tê, gây mê. Nhịp tim và huyết áp tăng bất thường làm tăng nguy cơ đột quỵ,… Vì vậy, bạn nên tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín, được Bộ y tế cấp phép để được thăm khám và tư vấn đầy đủ nhất nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:điều trị bệnhphẫu thuật