Tại sao bạn thường tỉnh như sáo trước khi chìm vào giấc ngủ? Nguyên nhân của hiện tượng này đã khiến nhiều người tò mò và đặt ra hàng loạt câu hỏi về tâm trạng và sinh học của con người.
Bạn đang đọc: Tại sao bạn thường tỉnh như sáo trước khi chìm vào giấc ngủ?
Khi chìm vào giấc ngủ, đôi lúc bạn sẽ bắt đầu trải qua một hiện tượng kỳ lạ: tỉnh như sáo trước khi ngủ. Đây là một trạng thái lạ lẫm khiến nhiều người không khỏi tò mò. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân tại sao chúng ta lại trải qua hiện tượng này và những phương pháp để chúng ta có một giấc ngủ sâu hơn.
Nguyên nhân của hiện tượng tỉnh như sáo trước khi đi ngủ?
Các chuyên gia y tế mô tả hiện tượng “tỉnh như sáo” trước khi đi ngủ này như là một “cơn giật hypnic” một phần của trạng thái thôi miên – giai đoạn chuyển tiếp giữa thức và ngủ. Trong giai đoạn này, cơ bắp trên cơ thể bắt đầu thư giãn, và bộ não diễn giải trạng thái này như một cảm giác “rơi xuống”, “lơ lửng”, kèm theo kích thích của sự co cơ.
Một số người trải qua cơn giật hypnic đồng thời với ảo giác, giấc mơ, cảm giác như rơi xuống, ánh sáng rực rỡ hoặc tiếng động lớn từ bên trong đầu. Trong khi đó, một số người khác tỉnh giấc một cách đột ngột mặc dù trước đó họ đang rất buồn ngủ.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ vì sao giật hypnic lại xảy ra, nhưng các nguyên nhân như căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, tiêu thụ nhiều caffein, thiếu ngủ hay thậm chí là tập thể dục cường độ cao vào buổi tối được xem là những yếu tố có thể làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của hiện tượng này.
Đây được coi là một hiện tượng hoàn toàn bình thường, không đáng lo lắng và rất phổ biến vì xuất hiện ở khoảng 70% số người tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống. Ngoài ra, nó không chỉ xảy ra với con người mà còn xuất hiện ở động vật như mèo và chó.
Tuy nhiên, nếu tình trạng giật hypnic gây ra sự mất ngủ và lo lắng thường xuyên, bạn cần tìm ngay đến các chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị. Trong một số trường hợp đặc biệt, hiện tượng tỉnh như sáo trước khi đi ngủ có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như rối loạn ngưng thở khi ngủ.
Mặc dù không có cách ngăn chặn triệt để hiện tượng này, chúng ta có thể giảm bớt tần suất xuất hiện của nó bằng một vài thói quen tốt như cải thiện tâm trạng căng thẳng, giảm tiêu thụ caffeine, ngủ trong môi trường yên bình và thoải mái, cũng như duy trì thói quen ngủ đầy đủ và đúng giờ.
Tác hại của việc ngủ không đủ giấc hay mất ngủ đối với sức khỏe
Trầm cảm và lo âu
Theo các chuyên gia, người bị mất ngủ có tỷ lệ trầm cảm và lo lắng cao hơn bình thường. Chứng mất ngủ được coi là một trong những yếu tố dẫn đến trầm cảm ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, việc điều trị chứng mất ngủ hay ngủ không đủ giấc có tác động tích cực đến tâm trạng, hỗ trợ tốt cho những người bị trầm cảm.
Bệnh tiểu đường type 2
Ngủ không đủ giấc, khó ngủ hay giấc ngủ kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu ở người mắc và không mắc tiểu đường. Do đó, nó sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường ở mọi lứa tuổi. Theo một nghiên cứu, chứng mất ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2 lên đến tỉ lệ 17%.
Tăng cân và béo phì
Hiện tượng tỉnh như sáo trước khi ngủ khiến nhiều người khó ngủ và dẫn đến ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến các thay đổi về trao đổi chất liên quan đến bệnh béo phì. Theo đó, nếu cơ thể không được nghỉ ngơi đúng cách, việc thiếu ngủ có khả năng gây ra chứng rối loạn chuyển hóa mạn tính, đây là nguyên nhân khiến cơ thể tăng cân và mắc bệnh béo phì.
Tăng huyết áp, bệnh tim và đột quỵ
Giấc ngủ kém chất lượng có thể gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. Cụ thể hơn, giấc ngủ chập chờn hay khó ngủ có thể gây hại cho tim, làm tích tụ viêm trong động mạch, dẫn đến xơ vữa động mạch. Từ xơ vữa động mạch có thể gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến hiện tượng đột quỵ.
Tìm hiểu thêm: Mắt 3/10 là cận bao nhiêu độ và cách cải thiện thị lực hiệu quả
Suy giảm chức năng miễn dịch
Hiện tượng tỉnh như sáo trước khi ngủ có thể gây mất ngủ mãn tính, khiến cơ thể ngủ không đủ giấc hoặc không đủ chất lượng có thể làm giảm hệ thống miễn dịch của con người. Ngoài ra, các chức năng quan trọng của hệ thống miễn dịch chỉ xảy ra trong khi ngủ. Vì vậy, việc đảm bảo ngủ đủ giấc là chìa khóa giúp cơ thể phòng ngừa được nhiều bệnh tật nguy hiểm.
Đường ruột kém khỏe mạnh
Như đã biết, hệ vi sinh vật trong ruột càng đa dạng thì sẽ càng tốt cho sức khỏe tổng thể của con người và việc thức khuya hay thiếu ngủ có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột, gây suy yếu hệ vi sinh vật đường ruột. Vì vậy, việc ngủ đủ giấc sẽ đem lại hiệu quả cho hoạt động của hệ vi sinh vật đường ruột.
Làm sao để có một giấc ngủ nhanh và ngon hơn?
Dưới đây là một số gợi ý để có một giấc ngủ nhanh và ngon hơn:
- Đi ngủ ngay khi bắt đầu thấy mệt mỏi.
- Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào giờ cố định.
- Không nên ăn no trước khi ngủ.
- Nếu không thể chợp mắt trong 20 phút đầu, hãy thử đọc sách cho đến khi thấy buồn ngủ rồi quay trở lại giường.
- Thực hiện tập thể dục thường xuyên mỗi ngày.
- Tắt tất cả các thiết bị điện tử khi đi ngủ.
>>>>>Xem thêm: Củ sả: Dược liệu dễ tìm và đa công dụng
Nếu tình trạng tỉnh như sáo trước khi chìm vào giấc ngủ kéo dài và gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của bạn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm