Thuốc Corticoid dạng hít là gì? Công dụng và lưu ý thận trọng khi sử dụng

Thuốc Corticoid dạng hít là gì? Công dụng và lưu ý thận trọng khi sử dụng

Thuốc Corticoid dạng hít là gì đang là vấn đề quan tâm của nhiều người bệnh, đây là loại thuốc được lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị và kiểm soát hen phế quản. Thuốc này có tác dụng tại chỗ mạnh mẽ, giúp giảm kích thích ở mũi, phế quản và tiểu phế quản từ đó giảm co thắt, giảm tiết dịch, giảm viêm và mở thông đường hô hấp. Mặc dù corticoid dạng hít không gây ra tác động độc hại cho toàn bộ cơ thể, nhưng vẫn cần phải cẩn trọng với các tác dụng phụ không mong muốn khác. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Thuốc Corticoid dạng hít là gì? Công dụng và lưu ý thận trọng khi sử dụng

Hen phế quản (hen suyễn) là một bệnh mạn tính gây viêm đường hô hấp thường gặp ở mọi độ tuổi, ảnh hưởng đến khoảng 3,9% dân số Việt Nam tương đương với khoảng 4 triệu người mắc phải. Triệu chứng của hen phế quản thường bao gồm khó thở, thở khò khè và đau ngực. Thuốc corticoid dạng hít thường được sử dụng phổ biến là phương pháp điều trị hiệu quả được kê đơn cho người bệnh hen phế quản. Để hiểu rõ hơn về thuốc corticoid dạng hít là gì, công dụng như thế nào hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Thuốc Corticoid dạng hít là gì?

Thuốc Corticoid dạng hít là gì, đây là một loại thuốc được sử dụng để giảm phản ứng viêm và co thắt trong đường hô hấp, được áp dụng trong điều trị các bệnh như hen suyễn và các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Thuốc Corticoid dạng hít là gì? Công dụng và lưu ý thận trọng khi sử dụng

Thuốc Corticoid dạng hít là gì?

Cách sử dụng của corticoid dạng hít là đặt ống hít vào miệng, hít thuốc vào từ từ trong khi bấm vào hộp đựng thuốc gắn với ống hít, từ đó thuốc sẽ được đưa trực tiếp vào phổi của người bệnh.

Thuốc corticoid dạng hít thường được dùng trong điều trị dài hạn cho các người bệnh mắc hen suyễn, sử dụng hàng ngày nhằm ngăn chặn các cơn hen suyễn và duy trì sức khỏe của phổi. Thỉnh thoảng, corticoid dạng hít cũng được kết hợp với corticoid dạng uống. Corticoid dạng hít có chứa hoạt chất glucocorticoid mạnh, hoạt động trực tiếp tại cấp độ tế bào, làm đảo ngược tính thấm ở mao mạch và ổn định lysosomal để giảm viêm. Hiệu quả của corticoid thường xuất hiện từ vài ngày đến vài tuần sau khi sử dụng, với thời gian chuyển hóa qua gan lên đến 24 giờ.

Công dụng corticoid dạng hít điều trị hen

Thuốc Corticoid dạng hít là gì và công dụng như thế nào trong điều trị hen phế quản. Corticosteroid dạng hít là một phương pháp điều trị hiệu quả và kiểm soát lâu dài hen phế quản, giúp giảm sưng và co thắt đường hô hấp. Các loại corticosteroid dạng hít phổ biến bao gồm Fluticasone, Budesonide, Mometasone, Beclomethasone, Ciclesonide.

Thuốc Corticoid dạng hít là gì? Công dụng và lưu ý thận trọng khi sử dụng

Corticosteroid dạng hít kiểm soát và điều trị hen hiệu quả

Corticosteroid dạng hít thông qua miệng hoặc dạng khí dung qua mũi thường là lựa chọn phổ biến trong điều trị hen phế quản. Phần lớn người bệnh thường bắt đầu sử dụng corticoid dạng hít khi bệnh nhẹ hoặc đã sử dụng các loại thuốc giãn phế quản hít như salbutamol và terbutaline mà không đạt hiệu quả hoặc khi tình trạng bệnh đã trở nặng, phụ thuộc vào corticoid uống. Trong khi corticosteroid toàn thân hấp thụ vào máu và tác động đến toàn bộ cơ thể, corticosteroid dạng hít tác động trực tiếp lên phổi khoảng 10 – 50%, phần còn lại khoảng 80 – 85% được nuốt vào dạ dày và bất hoạt ở gan, làm giảm tác động không mong muốn.

Việc sử dụng corticosteroid dạng hít trong thời gian dài trong điều trị hen phế quản, đặc biệt là ở liều thấp, thường là an toàn. Khi sử dụng thuốc corticoid ở liều thấp và vừa, chúng có thể ảnh hưởng nhẹ đến sự tăng trưởng, gây giảm chiều cao khoảng 1 cm ở trẻ trong năm đầu điều trị. Tuy nhiên, sau đó không gây ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Trẻ nhỏ được điều trị hen phế quản bằng corticoid dạng hít cần được theo dõi chiều cao đều đặn.

Phản ứng không mong muốn của corticoid dạng hít

Sau khi sử dụng corticoid dạng hít kéo dài, khi ngừng dùng thuốc có thể xảy ra tình trạng tái phát kích thích phế quản, gây co thắt phế quản và làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Do đó, việc sử dụng corticoid cần được thận trọng và không nên ngừng thuốc đột ngột. Các tác dụng không mong muốn thường gặp khi sử dụng corticosteroid dạng hít bao gồm:

  • Nấm miệng, viêm niêm mạc miệng: Để giảm thiểu tình trạng này, nên cho trẻ sử dụng thuốc qua buồng đệm và súc miệng ngay sau khi hít thuốc sau đó nhổ ra ngoài.
  • Khàn tiếng: Sử dụng thuốc qua buồng đệm giúp giảm tác dụng không mong muốn này. Nếu trẻ bị khàn tiếng, nên tạm thời giảm liều lượng thuốc.
  • Khò khè sau khi hít thuốc corticoid do phản ứng của phế quản: Có thể được phòng ngừa bằng cách sử dụng thuốc chậm qua buồng đệm.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về bệnh maggot và cách phòng tránh nên biết

Thuốc Corticoid dạng hít là gì? Công dụng và lưu ý thận trọng khi sử dụng
Nấm miệng xảy ra khi sử dụng corticoid dạng hít

Ngoài ra, nếu tình trạng khò khè không cải thiện hoặc trở nặng hơn, cần ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức và thông báo cho bác sĩ để xem xét và điều chỉnh phương pháp điều trị.

Lưu ý thận trọng khi sử dụng

Ngoài tìm hiểu thuốc Corticoid dạng hít là gì, người bệnh nên thận trọng khi sử dụng thuốc bởi chúng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ. Trong việc điều trị hen mạn tính, bệnh được phân loại thành 5 bậc và tùy thuộc vào từng bậc, bác sĩ sẽ điều chỉnh phối hợp và liều dùng như sau:

  • Bậc 1: Dùng chủ vận beta – 2 ngắn hít.
  • Bậc 2: Sử dụng corticoid hít liều trung bình thường xuyên kết hợp với chủ vận beta – 2 ngắn hít khi cần.
  • Bậc 3 và 4: Sử dụng corticoid hít liều cao thường xuyên kết hợp với chủ vận beta – 2 dài hít.
  • Bậc 5: Sử dụng corticoid hít liều cao thường xuyên kết hợp với thuốc chủ vận beta – 2 dài hít và corticoid uống.

Không nên sử dụng corticosteroid dạng hít để điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ dưới 12 tuổi, đặc biệt với beclomethasone không nên sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi và cần thận trọng với bệnh lao tiềm ẩn. Corticoid dạng hít cũng ức chế lành vết thương, chỉ nên sử dụng khi tổn thương đường hô hấp như rách, trầy xước hoặc sau phẫu thuật đã hồi phục.

Thuốc Corticoid dạng hít là gì? Công dụng và lưu ý thận trọng khi sử dụng

>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm mũi không dị ứng là gì? Có triệu chứng nào?

Không dùng corticosteroid hít trong trị viêm mũi dị ứng ở trẻ

Lưu ý thuốc cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng mạnh và độ ẩm cao và cần được giữ xa tầm tay của trẻ em. Không được bảo quản thuốc ở trong phòng tắm hay ngăn đá của tủ lạnh. Trước khi sử dụng hoặc bảo quản, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn hoặc tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Corticoid dạng hít có thể chứa thành phần dễ gây dị ứng với các loại thuốc khác, do đó, việc sử dụng cần phải cẩn thận. Để đạt được hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh bằng corticoid, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh bao gồm cả dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc loại thuốc khác đang sử dụng, nhằm tránh tương tác thuốc. Corticoid có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các loại thuốc khác mà người bệnh đang sử dụng hoặc tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ. Đặc biệt, đối với người đang mang thai hoặc cho con bú, nên thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng corticoid để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi hoặc trẻ nhỏ.

Qua bài viết trên bạn đọc đã nắm được chi tiết về thuốc Corticoid dạng hít là gì, đây là loại thuốc lựa chọn hàng đầu trong điều trị và kiểm soát hen suyễn. Thuốc có tác dụng tại chỗ mạnh mẽ, giảm kích thích ở mũi, phế quản và tiểu phế quản, giảm co thắt, giảm tiết dịch, giảm viêm và làm thông đường hô hấp. Tuy corticoid dạng hít không gây độc toàn thân, nhưng vẫn cần thận trọng với các tác dụng phụ khác. Do đó, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không ngừng thuốc đột ngột và khi có dấu hiệu cơn hen phế quản nặng cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *