Quy trình nhổ răng khôn được tiến hành như thế nào? Cần lưu ý điều gì?

Quy trình nhổ răng khôn được tiến hành như thế nào? Cần lưu ý điều gì?

Nếu cảm thấy đau nhức khi răng khôn mọc, bạn cần tìm hiểu quy trình nhổ răng khôn càng sớm càng tốt để tránh mắc các bệnh về răng miệng.

Bạn đang đọc: Quy trình nhổ răng khôn được tiến hành như thế nào? Cần lưu ý điều gì?

Theo tính toán, có khoảng 53% dân số sở hữu răng khôn. Đây là chiếc răng thừa, nằm ở cuối hàm răng và mọc sau cùng. Tuy nhiên, răng khôn thường có xu hướng mọc lệch, đâm vào thân và chân răng bên cạnh, gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Nếu có ý định loại bỏ chiếc răng này, bạn hãy đọc ngay bài viết sau để hiểu thêm về quy trình nhổ răng khôn nhé!

Nhổ răng khôn là gì?

Răng khôn hay còn được biết đến là răng hàm thứ 3, thường bắt đầu mọc trong giai đoạn 17 – 25 tuổi. Thông thường, mỗi người đều có ít nhất 1 chiếc răng khôn, nhiều nhất là 4 chiếc.

Trong thời tiền sử, răng khôn được dùng để nghiền nát thịt sống, quả hạch và rễ cây cứng. Tuy nhiên, khi xã hội phát triển hiện đại, con người biết nấu chín thực phẩm và sử dụng dao, nĩa, răng khôn không còn cần thiết nữa. Lúc này, hàm răng của con người có xu hướng thu hẹp lại, khiến cho những chiếc răng số 8 bị thiếu chỗ để phát triển, dẫn đến mọc xiên, mọc lệch.

Nhổ răng khôn là một tiểu phẫu, được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực nha khoa. Biện pháp này có tác dụng loại bỏ một hoặc nhiều răng khôn (răng số 8) mọc sai lệch trong hàm răng. Hơn nữa, nó cũng giúp bạn bảo toàn tình trạng sức khoẻ của những chiếc răng, lợi và mô xung quanh.

Quy trình nhổ răng khôn được tiến hành như thế nào? Cần lưu ý điều gì?

Mọc răng khôn có thể gây đau nhức, sốt cao ở người bệnh

Có nên nhổ răng khôn không?

Răng khôn nếu mọc đúng vị trí thì sẽ không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào. Tuy nhiên, khi răng khôn mọc lệch, ngay cả khi chưa xuất hiện hoàn toàn lên trên bề mặt nướu, nó vẫn có thể làm tăng các nguy cơ về răng miệng. Đó là:

  • Vi khuẩn, thức ăn và mảng bám tích tụ xung quanh bề mặt răng, gây ố vàng, sâu răng.
  • Các bệnh về nướu: Viêm nướu, viêm nha chu,…
  • Rối loạn nha khoa, dẫn đến nhiễm trùng mô mềm xung quanh chân răng.
  • Viêm mô tế bào do nhiễm trùng cấp tính vùng má, lưỡi và cổ họng.
  • Áp xe răng khôn, là biến chứng của việc viêm nhiễm, tụ mủ ở răng khôn và mô mềm.
  • Xuất hiện u nang và khối u lành tính.
  • Đau, nhức, khiến người bệnh cảm thấy khó ăn uống, giao tiếp hàng ngày.

Trong trường hợp cơn đau không xuất hiện nhiều, tình trạng mọc lệch còn nhẹ, người bệnh có thể làm giảm triệu chứng này bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh hoặc nước súc miệng. Nếu bệnh tiến triển nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được chỉ định tiến hành quy trình nhổ răng khôn.

Quy trình nhổ răng khôn được tiến hành như thế nào? Cần lưu ý điều gì?

Bạn chỉ nên nhổ răng khôn khi răng khôn bị mọc lệch

Khi nào nên nhổ răng khôn?

Trước khi nhổ răng khôn, bệnh nhân sẽ được thăm khám kỹ lưỡng về tình trạng của răng. Răng số 8 được coi là đủ điều kiện để nhổ khi:

  • Vẫn nằm ẩn hoàn toàn trong nướu nhưng khi chụp X-quang thấy phương hướng mọc ngược. Nó có nguy cơ tạo thành u nang, gây tổn thương chân răng, cũng như cấu trúc nâng đỡ của răng bên cạnh.
  • Nhú 1 phần ra khỏi nướu, đi kèm với việc vệ sinh răng khó, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh nướu răng và nhiễm trùng răng miệng.
  • Răng khôn mọc chen chúc, làm hỏng các răng lân cận, khiến cho các răng khác lung lay, tiêu xương, thậm chí là mất chân răng.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thời điểm thích hợp nhất để nhổ răng khôn là khi chúng chưa mọc hoàn toàn, các răng xung quanh chưa bị hư hỏng. Lúc này, chân và xương răng cũng chưa hoàn thiện, thời gian nhổ răng cũng trở nên nhanh chóng hơn.

Tìm hiểu thêm: Chích insulin và uống thuốc cái nào tốt hơn?

Quy trình nhổ răng khôn được tiến hành như thế nào? Cần lưu ý điều gì?
Bạn nên chụp X-quang để kiểm tra tình trạng của răng khôn

Quy trình nhổ răng khôn được tiến hành như thế nào?

Quy trình nhổ răng khôn hoàn chỉnh sẽ bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Thăm khám và chụp X-quang răng để kiểm tra vị trí, kích thước và hướng mọc của răng. Bệnh nhân cũng cần khai báo rõ tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh lý cho các bác sĩ trước khi tiến hành.
  • Bước 2: Vệ sinh và sát khuẩn răng miệng sạch sẽ.
  • Bước 3: Gây tê tại chỗ để làm giảm đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân.
  • Bước 4: Rạch nướu để bộc lộ chân răng.
  • Bước 5: Các trường hợp răng có kích thước lớn, mọc ngầm trong xương thì cần phải cắt xương để tạo lối cho răng. Đồng thời, chia nhỏ thân và chân răng để dễ dàng đưa ra khỏi mô nướu.
  • Bước 6: Khâu lại miệng vết thương, vệ sinh khoang miệng và cầm máu cho bệnh nhân.
  • Bước 7: Kê đơn thuốc giảm đau và hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc, vệ sinh vết thương tại nhà.
Quy trình nhổ răng khôn được tiến hành như thế nào? Cần lưu ý điều gì?

Quy trình nhổ răng khôn bao gồm nhiều bước

Cần lưu ý gì sau khi nhổ răng khôn?

Để vết thương được hồi phục hoàn toàn, tránh được tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ, bạn nên áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách sau:

  • Chườm lạnh trong 24 giờ đầu để cầm máu một cách tối đa và hạn chế thâm nướu.
  • Chườm ấm từ ngày thứ 2 để giảm sưng đau.
  • Luyện cơ hàm nhẹ nhàng bằng cách mở và khép miệng từ từ.
  • Chỉ nên ăn các loại thức ăn mềm như: Mì, cơm nhão, cháo, súp,…
  • Không ăn đồ ăn quá cứng, giòn, dính vì có thể làm trầy xước, chảy máu vết thương.
  • Uống nhiều nước.
  • Chỉ đánh răng bắt đầu từ ngày thứ 2 sau khi nhổ, nhưng tuyệt đối không chạm vào vết thương.
  • Nên súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý.
  • Tránh xa thuốc lá, đồ uống có cồn như rượu bia và các chất kích thích khác. Đặc biệt, nicotin có trong thuốc lá có thể gây co mạch, làm giảm lưu thông máu, khiến cho vết thương khó lành hơn.
  • Uống thuốc giảm đau theo như chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Nếu xuất hiện tình trạng sốt hoặc sưng tấy không thuyên giảm, đây rất có thể là dấu hiệu cho thấy vết thương đã bị nhiễm trùng. Lúc này, bạn nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Quy trình nhổ răng khôn được tiến hành như thế nào? Cần lưu ý điều gì?

>>>>>Xem thêm: Tuổi nào nên cho bé uống nước ép trái cây thì phù hợp?

Bạn có thể chườm lạnh để giảm đau hiệu quả

Các phương pháp nhổ răng khôn

Hiện nay, có 2 phương pháp nhổ răng khôn phổ biến nhất là: Nhổ răng khôn theo phương pháp truyền thống và nhổ răng khôn bằng công nghệ sóng siêu âm Piezotome. Tùy vào tình trạng của mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành một trong 2 kỹ thuật này. Cụ thể:

Nhổ răng khôn bằng phương pháp truyền thống

Phương pháp này đòi hỏi các bác sĩ thực hiện tiểu phẫu hoàn toàn bằng tay và các dụng cụ chuyên dụng. Ưu điểm lớn nhất là chi phí thực hiện thấp, nhưng nó chỉ phù hợp với trường hợp răng khôn mọc lệch không quá nhiều và không nghiêm trọng. Hơn nữa, thời gian thực hiện cũng khá lâu, kéo dài từ 20 – 30 phút và có thể kéo theo rủi ro chảy máu. Do đó, bạn cần lựa chọn thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có tay nghề cao.

Nhổ răng khôn bằng công nghệ sóng siêu âm Piezotome

Đây là công nghệ hiện đại mới bắt đầu được sử dụng phổ biến tại các bệnh viện lớn. Trong phương pháp này, với tác động của sóng siêu âm, mũi khoan siêu mỏng có thể xâm nhập và mổ xẻ phần nướu xung quanh răng một cách dễ dàng. Từ đó, loại bỏ răng khôn mà không làm ảnh hưởng đến mô nướu cũng như các răng xung quanh. Với phương pháp này, thời gian mổ chỉ khoảng 10 – 15 phút, vết thương cũng ít chảy máu và nhanh hồi phục hơn.

Quy trình nhổ răng khôn cần được tiến hành theo đúng kỹ thuật để vết thương lành lại nhanh chóng và tránh được những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh. Nếu cảm thấy đau nhức và nghi ngờ mọc răng khôn, bạn hãy đến thăm khám ngay tại các cơ sở y khoa uy tín nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *