Rối loạn lo âu lan tỏa là tình trạng lo lắng quá mức về các vấn đề, các tình huống hàng ngày, kéo dài hơn 6 tháng. Triệu chứng bệnh khiến bệnh nhân mệt mỏi và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh và chữa bệnh rối loạn lo âu lan tỏa bằng cách nào?
Bạn đang đọc: Chữa bệnh rối loạn lo âu lan tỏa như thế nào?
Nếu bạn luôn lo lắng nhiều về một vấn đề ngay cả khi không có lý do, bạn có thể đã mắc rối loạn lo âu lan tỏa. Rối loạn lo âu lan tỏa có nghĩa là bạn thường xuyên lo lắng và không thể kiểm soát được sự lo lắng đó. Bệnh sẽ được chẩn đoán khi triệu chứng lo lắng của bạn xảy ra hầu hết các ngày và trong ít nhất 6 tháng. Vậy có những biện pháp nào để chữa bệnh rối loạn lo âu lan tỏa?
Biểu hiện của rối loạn lo âu lan tỏa
Rối loạn lo âu lan tỏa thường khởi phát từ từ, thường là ở thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên, nhưng cũng có thể khởi phát ở tuổi trưởng thành và thường phổ biến hơn ở phụ nữ.
Nếu mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa, bạn có thể nhận thấy rằng sự lo lắng của mình dữ dội hơn mức mà tình huống yêu cầu, tuy nhiên bạn vẫn không thể nào ngăn chặn những lo lắng vô căn cứ này. Mặc dù mỗi người có thể gặp các triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như:
- Lo lắng dai dẳng hoặc quá nhiều về một số vấn đề một cách không tương xứng với tác động vấn đề đó lên bản thân.
- Suy nghĩ quá nhiều về các kế hoạch và giải pháp cho mọi kết quả trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
- Nhận thức các tình huống và sự kiện là mối đe dọa, ngay cả khi chúng không hề đe dọa đến bạn.
- Khó xử lý đối với những sự việc không chắc chắn.
- Thiếu quyết đoán và sợ đưa ra quyết định sai lầm.
- Không có khả năng gạt bỏ vấn đề hoặc buông bỏ lo lắng.
- Luôn thấy bồn chồn, không thể thư giãn, căng thẳng và khó chịu.
- Khó tập trung hoặc thường cảm giác đầu óc “trống rỗng”.
Các dấu hiệu và triệu chứng trên cơ thể với người bệnh mắc rối loạn lo âu lan tỏa bao gồm:
- Mệt mỏi;
- Khó ngủ;
- Căng cơ hoặc đau cơ;
- Run rẩy, cảm giác như co giật;
- Căng thẳng hoặc dễ bị giật mình;
- Đổ mồ hôi;
- Buồn nôn, tiêu chảy hoặc có thể mắc hội chứng ruột kích thích;
- Cáu gắt.
Có thể đôi khi những lo lắng không hoàn toàn làm bạn kiệt sức nhưng bạn vẫn cảm thấy lo lắng ngay cả khi không có lý do rõ ràng. Chẳng hạn như bạn có thể cảm thấy lo lắng tột độ về sự an toàn của mình hoặc của người thân, hoặc bạn có thể có linh cảm rằng sắp xảy ra điều gì đó vô cùng tồi tệ. Những triệu chứng này khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và luôn muốn tìm biện pháp chữa bệnh rối loạn lo âu lan tỏa.
Các triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa có thể giống với các tình trạng sức khỏe tâm thần khác. Do đó bạn sẽ cần đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác. Các bác sĩ hay chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ xác định xem các triệu chứng của bạn có liên quan đến một vấn đề bệnh tật khác hay không. Các triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa sẽ xảy ra hầu hết các ngày và kéo dài 6 tháng hoặc lâu hơn.
Biện pháp chữa bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
Nhiều trường hợp cảm giác lo lắng là bình thường, tuy nhiên hãy gặp bác sĩ nếu:
- Bạn cảm thấy mình đang lo lắng quá nhiều và điều đó đang cản trở công việc, các mối quan hệ, các hoạt động hàng ngày của bạn.
- Bạn cảm thấy chán nản, cáu kỉnh hay có các vấn đề sức khỏe tâm thần khác đi kèm với lo lắng.
- Đặc biệt khi bạn có ý nghĩ hoặc hành vi tự tử, hãy tìm cách điều trị khẩn cấp ngay lập tức.
Những lo lắng của bạn khó có thể tự biến mất và trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Hãy cố gắng tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ và các chuyên gia tâm lý trước khi tình trạng lo lắng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Việc tiếp cận điều trị từ sớm có thể dễ dàng hơn, đem lại hiệu quả trị liệu cao hơn.
Tìm hiểu thêm: Trẻ mọc răng sớm tốt hay xấu? Cách nhận biết trẻ có dấu hiệu mọc răng sớm
Bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét sức khỏe tổng thể của bạn và các yếu tố khác khi tư vấn điều trị. Các biện pháp để chữa bệnh rối loạn lo âu lan tỏa bao gồm:
- Thuốc;
- Tư vấn, tâm lý trị liệu;
- Kỹ thuật thư giãn;
- Tiếp cận trị liệu với một nhà tâm lý để tăng cường kỹ năng phản ứng với lo âu;
- Thay đổi lối sống để giảm căng thẳng và tránh các chất kích thích. Ngoài ra, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ để bỏ hút thuốc, bỏ ma túy và rượu.
Trong hầu hết các trường hợp, chứng rối loạn lo âu lan tỏa sẽ được cải thiện bằng liệu pháp tâm lý hay sử dụng thuốc. Thay đổi lối sống, học các kỹ năng đối phó với lo âu và sử dụng các kỹ thuật thư giãn cũng rất hữu ích trong việc điều trị.
Phòng ngừa rối loạn lo âu lan tỏa
Không có cách nào để dự đoán chắc chắn rằng điều gì sẽ khiến một người phát triển chứng rối loạn lo âu lan tỏa, tuy nhiên bạn có thể thực hiện các bước sau để làm giảm tác động của các triệu chứng khi bạn cảm thấy lo lắng:
- Tìm sự hỗ trợ từ sớm: Rối loạn lo âu lan tỏa, giống như nhiều tình trạng sức khỏe tâm thần khác, có thể khó khăn hơn nếu bạn trì hoãn điều trị.
- Ghi chú lại những vấn đề gặp phải: Việc theo dõi cuộc sống cá nhân của bản thân có thể giúp bạn và chuyên gia sức khỏe tâm thần xác định rõ điều gì khiến bạn căng thẳng và điều gì có vẻ giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
- Ưu tiên các vấn đề cá nhân: Việc quản lý cẩn thận thời gian và năng lượng của mình có thể sẽ giúp bạn giảm bớt lo âu.
- Tránh sử dụng chất không lành mạnh: Việc sử dụng rượu, ma túy và thậm chí sử dụng nicotine hoặc caffeine có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng lo âu. Nếu bạn nghiện bất kỳ chất nào trong số này, việc từ bỏ chúng có thể khó khăn. Nếu bạn không thể tự mình bỏ thuốc, hãy đến gặp bác sĩ hoặc tìm một chương trình điều trị hoặc nhóm hỗ trợ để giúp bạn.
>>>>>Xem thêm: Các kiểu răng khôn mọc lệch thường gặp
Như vậy, những biểu hiện của rối loạn lo âu lan tỏa khiến người bệnh cảm giác vô cùng mệt mỏi và ảnh hưởng nhiều đến công việc, cuộc sống hàng ngày và mối quan hệ xã hội. Những lo lắng có thể chuyển từ vấn đề này này sang vấn đề khác và có thể thay đổi theo thời gian và độ tuổi. Nếu bạn có những dấu hiệu nghi ngờ, hãy tìm tới bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chữa bệnh rối loạn lo âu lan tỏa một cách tốt nhất.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm